Việt Nam luôn là đối tác quan trọng của Romania
Việt Nam là một đối tác quan trọng và truyền thống của Romania ở Đông Nam Á. Hai nước đang có nhiều dự án hợp tác triển vọng trong hiện tại và tương lai.
Ông Emil Ghitulescu, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Romania tại Việt Nam. (Nguồn: ĐSQ)
Ông Emil Ghitulescu, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Romania tại Việt Nam đã chia sẻ như vậy với TG&VN trước thềm chuyến thăm Romania từ ngày 14-16/4 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Xin ông chia sẻ những ưu tiên chính trong quan hệ Romania – Việt Nam?
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Romania lần này là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Romania kể từ sau Cách mạng Romania vào tháng 12/1989.
Việt Nam là đối tác quan trọng và truyền thống của Romania tại khu vực Đông Nam Á. Quan hệ Việt Nam – Romania đang hướng tới những mục tiêu chính: Thứ nhất, gia tăng hợp tác thương mại song phương. Thứ hai, thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), góp phần tăng cường hợp tác giữa hai nước. Thứ ba, đẩy mạnh các thủ tục chứng nhận xuất khẩu các hàng hóa có nguồn gốc từ động vật của Romania như thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, mật ong… vào thị trường Việt Nam. Cuối cùng, phát triển mối quan hệ giữa các thành phố và địa phương hai nước.
Video đang HOT
Đâu là những dự án hợp tác nổi bật giữa hai nước, thưa ông?
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Romania đạt trên 200 triệu USD/năm, riêng năm 2016 đạt hơn 300 triệu USD. Xuất khẩu Romania sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc thực vật – ngũ cốc, phân bón và dược phẩm, dệt may, máy móc, thiết bị và thiết bị điện, thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc động vật. Nhập khẩu của Romania từ Việt Nam bao gồm máy móc, thiết bị và thiết bị điện, dệt may kim loại, giày dép, cà phê, trà và gia vị.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu trong chuyến thăm chính thức Romania, tháng 7/2018. (ảnh TTXVN)
Chúng tôi mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án cụ thể thuộc lĩnh vực năng lượng, dựa trên Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa SNTGN Transgaz và Petrovietnam, được ký vào năm 2016, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Romania Dacian Ciolos tới Hà Nội.
Chính quyền địa phương của Hạt Tulcea (Romania) và tỉnh Bến Tre đang phát triển các sáng kiến cụ thể theo Hợp tác Danube-Mekong, cụ thể là dự án nhằm tạo ra một khu bảo tồn đa dạng sinh học thí điểm cho du lịch sinh thái bền vững. Hai bên cũng đang thiết lập một trung tâm thông tin phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn nhiều dự án giữa Romania và Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Romania và Việt Nam đang ứng cử vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, hai nước cũng thường xuyên ủng hộ lẫn nhau.
Được biết, ông vừa mới tới Việt Nam công tác, ông cảm nhận như thế nào về Việt Nam?
Tuyệt vời! Tôi cảm thấy ở Việt Nam như ở nhà. Romania đã đào tạo cho Việt Nam gần 4.000 chuyên gia ở trình độ đại học và sau đại học. Hiện tại, họ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Việt Nam và là cầu nối giữa Việt Nam và Romania.
Về cá nhân mình, tôi rất yêu thích hai thành phố Hà Nội và Hạ Long. Tôi mới tới Việt Nam cùng với vợ được một vài tuần sau nhiều nhiệm kỳ công tác ở Pakistan, Afghanistan, Philippines, Sudan và Venezuela. Chúng tôi đã bắt đầu học tiếng Việt bởi chúng tôi yêu thích Việt Nam, những con người rất hào phóng và thân thiện.
Xin chân thành cảm ơn và xin chúc Ngài Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc một chuyến thăm chính thức Romania thành công, tốt đẹp.
Theo Thegioi&VietNam
Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao Việt Nam cung cấp địa điểm thượng đỉnh
Ngày 26.2, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo nhân chuyến thăm tới Việt Nam dự Cuộc gặp Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai từ ngày 27 - 28/2/2019.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đanh gia cao việc Mỹ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam là địa điểm cho Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ hai; bày tỏ cuộc gặp sẽ diễn ra thành công, góp phần thúc đẩy giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Michael Pompeo cảm ơn và đánh giá cao Việt Nam cung cấp địa điểm cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai, bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Về quan hệ song phương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh như kinh tế - thương mại, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là việc bước đầu triển khai Dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa, đồng thời cho rằng hai nước cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam...
Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương phát triển thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới; mong muốn một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hai bên nhất trí ưu tiên thúc đẩy trao đổi đoàn, đặc biệt là trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao trong năm 2019, hướng tới kỷ niệm 25 thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020; tiếp tục coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực cho quan hệ Việt Nam-Mỹ; tăng cường quan hệ giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân.
Về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò của Mỹ trong hợp tác Sáng kiến LMI; đề nghị Mỹ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Theo Danviet
Hỏa hoạn nghiêm trọng, hơn 80 người tử vong Được tin vụ cháy lớn ở thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 20/2 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn đến ông A.K. Abdul Momen, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Bangladesh. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ...