Việt Nam lên tiếng việc Mỹ gỡ mác thao túng tiền tệ
Bộ Ngoại giao hoan nghênh đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tỷ giá theo Đạo luật 1988.
“Chúng tôi hoan nghênh sự điều chỉnh tích cực về nội dung liên quan đến Việt Nam trong báo cáo trên”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam với báo cáo ngày 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó cho biết chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tiền tệ.
“Các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã trao đổi thông tin và tham vấn với phía Mỹ để làm rõ chính sách tỷ giá của Việt Nam, được các cơ quan quản lý điều hành đồng bộ, linh hoạt phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế”, bà Hằng nói thêm.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam sẽ duy trì đối thoại và tham vấn xây dựng với Mỹ trên tinh thần coi trọng quan hệ kinh tế – thương mại, một trụ cột của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Báo Chính phủ .
Trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” hồi tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Việt Nam và Thụy Sĩ đáp ứng ba tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015 và bị gắn nhãn “thao túng tiền tệ”.
Các tiêu chí này gồm thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tuy nhiên, trong báo cáo trình lên quốc hội hôm 16/4, Bộ Tài chính Mỹ kết luận chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan thao túng tỷ giá vì 2 mục đích được đề cập trong Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988
Báo cáo cho biết Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp nâng cao với Việt Nam và Thụy Sĩ, đồng thời bắt đầu phối hợp nâng cao với đảo Đài Loan, trong đó gồm thúc giục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết nguyên nhân khiến tiền tệ giảm giá và mất cân bằng đối ngoại, đồng thời đánh giá toàn diện hơn về diễn biến kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có thêm đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thỏa mãn các tiêu chí của hai đạo luật năm 1988 và 2015 về thao túng tiền tệ hoặc cần phân tích nâng cao trong kỳ đánh giá.
Mỹ đang theo dõi hoạt động tiền tệ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Mexico. Trong đó, Ireland và Mexico là hai nền kinh tế được bổ sung vào danh sách được công bố hôm 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ.
Xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen (Đức)
Ngày 31-3, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức "Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen - Trung tâm logistics cung ứng hàng hóa ở châu Âu".
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quan trọng hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, đạt trên 10 tỷ USD. Riêng với TP Hồ Chí Minh, Đức hiện là bạn hàng lớn, đồng thời cũng là quốc gia có nhiều dự án đầu tư trọng điểm tại thành phố như Tuyến tàu điện ngầm (Metro) số 2, Trường Đại học Việt - Đức, Trường Quốc tế Đức...
Các đại biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Bremen có rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, học tập, nghiên cứu. Kết nối thương mại và đầu tư vào Bremen là cửa ngõ quan trọng giúp doanh nghiệp tiến sâu vào thị trường nước Đức nói riêng và EU nói chung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh cần chú ý tới hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm, dịch vụ cũng như quan tâm đến yếu tố môi trường, sức khỏe người tiêu dùng...
Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ loại trừ Trung Quốc Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp để đẩy mạnh kế hoạch xây dựng các chuỗi cung ứng chip và các sản phẩm quan trọng chiến lược khác nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác như Đài Loan (Trung Quốc) Nhật Bản và Hàn Quốc....