Việt Nam lên tiếng về việc máy bay Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập
Bộ Ngoại giao lên tiếng trước việc các máy bay KJ-500 & KQ-200 của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam theo hình ảnh vệ tinh của ISI.
“Liên quan đến thông tin do bạn nêu về máy bay của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập, tôi xin khẳng định lại Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời Zing tại họp báo chiều 14/5.
“Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, bà Hằng khẳng định.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Việt Nam đề nghị các bên không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, bà Hằng nói thêm.
Video đang HOT
Các máy bay KJ-500 & KQ-200 và trực thăng Z-8 của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập theo hình ảnh vệ tinh của ISI. Ảnh: ISI.
Ngày 13/5, hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel công bố ảnh chụp đề ngày 9/5 cho thấy các máy bay do thám KJ-500 và KQ-200, cùng một trực thăng Z-8, ở Đá Chữ thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
ISI cho biết các máy bay này, thuộc loại thu thập tình báo, giám sát và do thám (ISR), được đưa ra khỏi kho chứa và đậu ở bên ngoài “trong kế hoạch tăng sự sẵn sàng của Trung Quốc, có thể do hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực”.
ISI cũng nhận định “sự xuất hiện liên tiếp của những máy bay này, được ISI phát hiện và công bố ngày 20/4, ở Đá Chữ thập cho thấy nơi này đang được Trung Quốc dùng làm căn cứ cho hoạt động do thám máy bay trong khu vực”.
Ảnh vệ tinh "tố" hàng trăm tàu Trung Quốc ồ ạt nạo vét Biển Đông
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét với quy mô "không thể tưởng tượng" của đội tàu Trung Quốc tại Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu nạo vét được cho là của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Sentinel Hub)
Tạp chí Forbes ngày 12/5 đã đăng tải những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, hạm đội tàu nạo vét của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông. Các tàu Trung Quốc không chỉ hoạt động bất hợp pháp mà còn gây thiệt hại cho hệ sinh thái tại Biển Đông.
Những hình ảnh vệ tinh đã cho thấy quy mô hoạt động "không thể tưởng tượng" của đội tàu Trung Quốc. Hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu nạo vét, đã triển khai hoạt động tại Biển Đông. Cát được dùng để bồi đắp các đảo nhân tạo tại vùng biển này.
Ngày 17/4, cảnh sát biển Đài Loan cho biết, khoảng 40 tàu nạo vét đã xuất hiện tại một khu vực tại phía nam Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13/4 đã cho thấy hoạt động của các tàu nạo vét Trung Quốc tại khu vực này.
Theo Forbes, mỗi tàu Trung Quốc có thể hút hàng trăm tấn cát và thường xuyên di chuyển. Theo một quan chức Đài Loan, các tàu Trung Quốc đang nạo vét hơn 100.000 tấn cát mỗi ngày và hoạt động này đã diễn ra trong vài năm qua.
Phân tích các nguồn tin cho thấy, số cát hút lên sẽ được chuyển về Trung Quốc và bốc dỡ tại các cảng như ở tỉnh Phúc Kiến. Số cát này có thể được sử dụng cho các dự án cải tạo đất quy mô lớn, như mở rộng sân bay Hong Kong.
Hồi tháng 8/2019, một tàu nạo vét cỡ lớn đã bị mắc cạn gần Aparri, Cagayan ở bờ biển phía bắc Philippines. Tàu Trung Quốc được cho là đã tham gia hoạt động nạo vét tại Philippines, tuy nhiên nhiều nghi vấn đã được đặt ra về tính hợp pháp của hoạt động này.
Việc khai thác "cát đen" tại Philippines có thể dẫn đến những tác động tiêu cực. Hoạt động này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn cá, mà còn làm xói mòn và gây nguy hiểm cho các cộng đồng địa phương.
Hàng dài máy bay nằm không trên đường băng vì đại dịch Andy Luten, nhiếp ảnh gia ở Dallas (Mỹ), ghi lại hình ảnh hàng trăm máy bay đến từ nhiều hãng hàng không đỗ tại 6 sân bay trên khắp vùng tây nam nước Mỹ. Chuyến hành trình của Luten bắt đầu tại một sân bay ở khu vực Dallas. Trong hình, máy bay của hãng Spirit Airlines đỗ tại sân bay Fort Worth...