Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thi chó đẹp quốc tế
Ngày 20/12, ông Lý Nguyên Khôn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Những người nuôi chó giống Việt Nam, cho biết, Hiệp hội đã vận động thành công để tổ chức 2 cuộc thi chó đẹp cấp châu Á và quốc tế tại Việt Nam.
Theo ông Khôn, trong hệ thống giải thi chó đẹp năm nay, ngoài 2 cuộc thi quốc tế, Hiệp hội còn tổ chức 2 cuộc thi cho riêng giống chó Phú Quốc – giống chó thuần chủng của Việt Nam – và 1 cuộc thi chó đẹp toàn quốc. Mục tiêu lớn nhất của Hiệp hội là giới thiệu với bạn bè quốc tế giống chó Phú Quốc, vận động quốc tế công nhận chó Phú Quốc là 1 giống chó thuần chủng, có tư cách tham gia các cuộc thi quốc tế do các nước tổ chức.
Nếu chó Phú Quốc được quốc tế công nhận là giống chó thuần chủng, giá trị kinh tế của nó sẽ tăng rất cao
Video đang HOT
Ông Lý Nguyên Khôn cho biết: “Từ cuối thế kỷ 19, chó Phú Quốc đã được người Pháp đem đi thi đấu cấp quốc tế và được xem là giống chó xoáy thuần chủng đầu tiên trên thế giới. Nhưng do chiến tranh, hơn 100 năm chó Phú Quốc bị quên lãng. Đến năm 1920, Nam Phi đã đăng ký thành công chó xoáy của họ là giống chó xoáy thuần chủng đầu tiên. Sau đó, Thái Lan cũng đăng ký giống chó xoáy của họ vào năm 1980. Còn chó Phú Quốc của chúng ta đến nay lại không được công nhận”.
Ông khẳng định: “Nhiều tài liệu cho thấy chó xoáy Thái Lan là phát tích từ chó xoáy Phú Quốc nhưng đã lai tạp nhiều. Do đó, chó Phú Quốc không được công nhận là chó giống thuần chủng thì không thể chấp nhận được. Công tác quan trọng nhất của Hiệp hội là vận động quốc tế tái công nhận chó Phú Quốc là 1 giống chó thuần chủng quý hiếm, giới thiệu đến bạn bè quốc tế giống chó tuyệt đẹp của chúng ta, nâng cao giá trị kinh tế của loài chó này”.
Theo ông Khôn, giới chơi chó quốc tế rất thích vẻ đẹp của chó Phú Quốc, mỗi chú chó thuần chủng, có giấy tờ xác minh, đều có giá hàng chục triệu đồng. Nếu như chó Phú Quốc được quốc tế công nhận là giống chó thuần chủng, có thể tham dự các cuộc thi cấp thế giới thì giá trị nó còn cao hơn rất nhiều, có thể xuất khẩu ra các nước khác…
Cũng theo ông Lý Nguyên Khôn: “Trong giới chơi chó quốc tế, một con chó được định giá vài ngàn USD là chuyện rất bình thường. Nhưng họ đòi hỏi rất nghiêm ngặt về giấy tờ, lý lịch xuất thân của từng con chó, nên chúng ta cần sự công nhận của Liên đoàn Nuôi chó giống thế giới”.
Theo kế hoạch, cuộc thi chó đẹp quốc tế và chó đẹp châu Á cùng 3 cuộc thi chó đẹp trong nước sẽ được tổ chức tại TPHCM và ngày 29, 30 tháng 12/2012. Giám khảo của cuộc thi có ông Rafael De Santiago, Phó Chủ tịch Liên đoàn Nuôi chó giống thế giới và ông Espen Engh, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nuôi chó giống Na Uy.
Theo Dantri
Nguy cơ thoái trào của một loại đặc sản "tiến vua"
Chuối đặc sản La Ba của Lâm Đồng trong quá khứ là loại đặc sản tiến vua vì chất lượng và hình thức đặc biệt của nó.
Chuối La Ba được trồng phổ biến ở huyện Đức Trọng
Từ 2ha ban đầu, loại đặc sản này vài năm qua được trồng lên đến 350ha vì thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, được bảo hộ thương hiệu, và kết quả. Tuy nhiên, suốt 3 tháng qua, giá chuối liên tục giảm đến tận đáy, khiến nhiều hộ dân đã phải ngậm ngùi đốn bỏ hàng loạt để trồng các loại cây khác.
Đúng vào lúc Lâm Đồng chính thức công bố thương hiệu "Chuối La Ba đặc sản tỉnh Lâm Đồng" do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp đến với mọi người dân - tháng 9.2012, cũng là lúc giá cả của mặt hàng này bắt đầu có dấu hiệu giảm sút trên thị trường. Và liên tục trong 3 tháng qua, số phận của thứ hàng hóa này không mấy sáng sủa.
Gian nan con đường phục tráng
Những năm 30 của thế kỷ trước, tại vùng đất Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, người Pháp đã du nhập một giống chuối mới lấy tên "La Ba" - một địa danh thuộc vùng Phú Sơn. Sản phẩm được đưa lên Đà Lạt bán cho quan chức người Pháp và được đưa ra Huế để phục vụ trong bữa ăn cung đình. Chuối "La Ba tiến vua" có hương vị đặc biệt đã nổi tiếng ngay từ thời ấy.
Năm 2008, ông Hoàng Văn Hùng - một chuyên viên của Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng - đã "giật mình" và tiến hành phục tráng giống "chuối La Ba tiến vua" trên vùng đất Lâm Đồng! Đề tài khoa học "Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống chuối đặc sản La Ba tỉnh Lâm Đồng" đã được triển khai và đã mang lại những kết quả đáng mừng; trong đó, việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu cho loại đặc sản này của Lâm Đồng là điều rất đáng nói".
Từ chỗ tàn lụi chỉ còn 2ha thì đến giữa năm 2011, Lâm Đồng đã tạo dựng được một vùng chuyên canh sản xuất loại cây đặc sản này lên đến trên 350ha - gấp 3 lần so với thời hoàng kim của những năm 30 và 40 thế kỷ trước. Đồng thời, ngoài vùng đất mà trước nay giống chuối này đứng chân là La Ba thì cây chuối đặc sản của xứ sở Nam Tây Nguyên còn được mang đi trồng ở nhiều vùng đất khác. Và sản phẩm bán chạy như "tôm tươi" đi khắp nơi, kể cả xuất khẩu.
Lại thoái trào
Cuối năm 2011 trở lại đây, đặc biệt là từ tháng 9 đến nay, một "cơn gió ngược" dậy sóng đã làm cho nhiều nhà vườn điêu đứng. Hiện tượng chặt bỏ chuối để trồng các loại cây trồng khác đang diễn ra ở khắp các địa phương Lâm Đồng. Diện tích chuối La Ba từ hơn 350ha giữa năm 2011 giảm xuống còn khoảng 200ha hiện nay.
Điều đáng nói - theo ông Phan Văn Đát - trên thị trường hiện có ít nhất hai loại chuối gần giống chuối La Ba nhưng vẫn được gọi chung tên "La Ba". Hầu hết nhà vườn trồng chuối La Ba hiện nay ở Lâm Đồng không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, nên sản phẩm làm ra mang đi bán ở các thị trường nước ngoài thì phải đến 80% bị thải loại. Một lời khuyên từ cơ quan hữu trách của tỉnh Lâm Đồng được đưa ra là nhà nông không nên phá bỏ hàng loạt diện tích cây trồng này. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng chuối tập trung và việc nâng cao chất lượng (kể cả hình thức sản phẩm) chuối La Ba là điều rất đáng quan tâm hiện nay.
Theo laodong
Người Việt mới làm được "máy đọc tiếng Việt" tốt! "Trên thế giới, công cụ "nói" tiếng Anh đã có. Người Pháp, người Nga cũng đã làm rất tốt đối với ngôn ngữ của họ, không lý gì mình không làm được. Chỉ có người Việt mới làm tốt được với tiếng Việt của chính mình" - chủ nhân giải nhì CNTT chia sẻ. Đinh Anh Tuấn - người đại diện trẻ măng...