Việt Nam lần đầu có tỉ phú sở hữu tài sản vượt ông Trump
Ông từng được gọi là “Donald Trump của Việt Nam” vì khởi nghiệp từ bất động sản và kinh doanh địa ốc.
Ông Vượng là chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ vừa công bố danh sách cập nhật tỉ phú năm 2017. Trong danh sách này, tỉ phú Phạm Nhật Vượng của Việt Nam bất ngờ leo lên vị trí 664 thế giới với tổng tài sản 3,4 tỉ USD. Năm ngoái, ông Vượng chỉ đứng thứ 1.011 với tổng tài sản hơn 1,5 tỉ USD.
Ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ, tỉ phú bất động sản New York chỉ “khiêm tốn” với khối tài sản 3,1 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một tỉ phú sở hữu tài sản lớn hơn ông chủ Nhà Trắng. Ông Trump xếp vị trí thứ 739 thế giới.
Người đứng đầu thế giới hiện nay là ông chủ tập đoàn Amazon Jezz Bezos với hơn 95 tỉ USD. Tỉ phú Jack Ma của Trung Quốc có 40 tỉ USD, đứng thứ 11 trên thế giới.
Ông Vượng năm 2017 tăng hơn 400 bậc so với năm 2016.
Trước đó, tạp chí Forbes từng ca ngợi ông Vượng là “Donald Trump của Việt Nam”. Ông chủ tập đoàn Vingroup là người đầu tiên lọt vào danh sách tỉ phú USD của tạp chí này.
Video đang HOT
Lí giải nguyên nhân tăng tài sản đột biến của ông Vượng, báo chí Việt Nam cho biết ông đã đưa công ty Vincom Retail lên sàn chứng khoán hôm 6.11. Doanh nghiệp này có giá trị vốn hóa lớn thứ 8 trên sàn chứng khoán với hơn 77.000 tỉ đồng.
Theo Danviet
Hé lộ sai phạm khủng ở Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kết luận hàng loạt sai phạm của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đợt thanh tra đơn vị này. Đáng chú ý, những sai phạm này đã gây thiệt hại cho khách hàng cũng như Nhà nước.
Vừa qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh vừa ký Kết luận thanh tra số 2569/KL - TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu tại ACV trong giai đoạn 2012 - 2016.
Chỉ định thầu, lạm thu
Tháng 4.2016, TTCP ký quyết định thanh tra ACV, lúc này doanh nghiệp chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Theo kết luận thanh tra, TTCP phát hiện từ năm 2012 đến năm 2015, ACV đã không tổ chức đấu thầu mà thực hiện chỉ định thầu cho các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng nhà ga để kinh doanh, điều này là không đúng với thông tư đã được bộ Giao thông vận tải ban hành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay của Việt Nam có hoạt động hàng không dân dụng.
Cụ thể, trong hai năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221 m2, tổng số tiền thu về là 701,1 tỷ đồng. Tất cả trường hợp này đều được thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai.
Theo kết luận của TTCP, 21/22 cảng do ACV quản lý đang thu phí ra vào đối với các ô tô đưa đón và trả khách.
Bên cạnh việc chỉ định thầu không đúng quy định, TTCP quy trách nhiệm chính cho ACV trong việc lạm thu, thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không.
TTCP cho rằng, việc thu không đúng quy định Luật Đất đai, Luật hàng không dân dụng tuy mang lại lợi ích cho ACV, cho Nhà nước (khi ACV chưa cổ phần hóa), nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.
Theo đó, hiện có tới 21/22 cảng do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các ô tô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ trông, giữ xe; chỉ tạm dừng dưới 3 - 5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 - 1,65 triệu đồng.
Trong giai đoạn từ 1.1.2012 đến 31.12.2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19/21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng.
TTCP cũng nhận định, ngoài trách nhiệm chính thuộc về ACV, nếu các cơ quan liên quan như Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam không buông lỏng quản lý; tiến hành kiểm tra, xử lý kịp thời... thì đơn vị quản lý sân bay sẽ không thể có hành động vi phạm như vậy.
Chưa làm thủ tục thuê hàng triệu m2 đất
Qua kiểm tra, TTCP nhận thấy đến thời điểm thanh tra, ACV chưa làm thủ tục thuê 2 triệu m2 đất đối với Nhà nước.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra, ACV và 22 chi nhánh cảng hàng không, sân bay trên cả nước đang quản lý và sử dụng hơn 3 nghìn ha đất.
Số diện tích chưa được ACV làm thủ tục thuê đất có 1,97 triệu m2 đất tại các cảng hảng không sân bay; 19.241,6 m2 đất ngoài cảng hàng không, sân bay (bao gồm 6 địa chỉ đất tại TP.HCM với tổng diện tích hơn 13.212 m2; 5 trung tâm giao dịch hàng không và 1 nhà tập thể với tổng diện tích khoảng 6.000m2.
ACV đến thời điểm thanh tra chưa làm thủ tục thuê hàng triệu m2 đất với Nhà nước.
Việc này vi phạm quy định khoản 2, Điều 107, Luật Đất đai năm 2003 và khoản 2, Điều 107, Luật Đất đai năm 2013 do chưa làm thủ tục thuê đất.
Bên cạnh đó, TTCP khẳng định, việc ACV chưa làm thủ tục thuê đất trước khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần còn vi phạm tiếp quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 31, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18.7.2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Đây là lý do khiến ACV vẫn chưa hoàn thành quyết toán cổ phần hóa cho đến thời điểm đoàn Thanh tra ra Kết luận (tháng 10.2017).
Về việc quản lý, sử dụng đất, tài sản trên đất của ACV, TTCP khẳng định có nhiều trường hợp "lệch" quy định pháp luật.
Theo Danviet
Chính quyền lên tiếng về 'biệt phủ' ngàn m2 của nữ sinh 9X Chiều 26/10, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hoà Lan, Chủ tịch UBND thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, theo hồ sơ khu đất và nhà ở tại khu phố 2, thị trấn Tân Túc thuộc sở hữu của bà Nguyễn Phước Thiên Anh (SN 1995). Tuy nhiên, bà Anh không đăng ký thường trú ở địa phương. "Qua...