Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN thăng hạng quyền lực mềm toàn cầu
Vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được thăng hạng về quyền lực mềm toàn cầu.
Việt Nam nâng hạng về quyền lực mềm toàn cầu nhờ thành tích chống dịch – Ảnh: N.BÌNH
Theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu theo báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021 công bố trong Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu.
Theo đó, vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế – xã hội đã đạt được trong năm qua.
Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu.
Video đang HOT
Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Vũ Bá Phú, cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho rằng quyền lực mềm của Việt Nam được phát huy nhờ vào truyền thống lịch sử và việc tận dụng tốt những vị thế, lợi ích mới, bao gồm thực hiện thành công vai trò kép chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc trong bối cảnh dịch bệnh.
Việt Nam có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới, năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%. Do đó để tiếp tục nâng cao quyền lực mềm, ông Phú cho rằng Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược về phát huy sức mạnh mềm một cách bài bản, dài hạn.
Trọng tâm là nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo; từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, đẩy mạnh công tác ngoại giao, ưu tiên đầu tư có trọng tâm vào khoa học công nghệ…
Báo cáo Nation Brands 2020 của Brand Finance trước đó đã chỉ ra Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới khi tăng tới 29% so với năm trước, lên 319 tỉ USD. Thứ hạng của Việt Nam cũng cải thiện từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia có giá trị nhất của Brand Finance.
Indonesia kêu gọi Myanmar tôn trọng ý nguyện người dân
Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ quan ngại về tình hình Myanmar và kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm "tránh đổ máu".
"Quá trình chuyển đổi dân chủ cần được tiến hành theo ý nguyện của người dân Myanmar. Mọi con đường tiến lên đều phải thực hiện điều này. Indonesia rất quan ngại về tình hình ở Myanmar. Sức khỏe và an ninh của người dân Myanmar là ưu tiên hàng đầu", Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết hôm nay.
Ngoại trưởng Retno cũng kêu gọi các bên tại Myanmar "thực hiện kiềm chế tối đa để tránh đổ máu".
Phát biểu được đưa ra sau khi hàng chục nghìn người Myanmar xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội. Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở thành phố Mandalay lớn thứ hai nước này.
Indonesia dường như đang thúc đẩy kế hoạch cử quan sát viên ASEAN đến Myanmar để bảo đảm chính quyền quân sự tổ chức bầu cử công bằng. Điều này khiến nhiều người Myanmar tức giận và kêu gọi biểu tình trước đại sứ quán Indonesia.
Người biểu tình trên đường phố Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, hôm 22/2. Ảnh: AFP .
Bộ Ngoại giao Indonesia từ chối bình luận liệu nước này có công nhận kết quả bầu cử Myanmar hồi tháng 11/2020 hay không, nhưng phát ngôn viên cơ quan này nhấn mạnh Tổng thống Joko Widodo đã chúc mừng chiến thắng của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi vào thời điểm đó.
Jakarta cũng không bình luận về kế hoạch kêu gọi ASEAN làm trung gian hòa giải giữa chính quyền quân sự và người biểu tình Myanmar. Một số quan chức am hiểu vấn đề cho rằng giám sát chính quyền quân sự tổ chức bầu cử theo lời hứa là cách thực tế nhất nhằm đưa Myanmar trở lại ổn định.
Một trong những nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp vấn đề nội bộ của quốc gia thành viên. Phản ứng của các nước Đông Nam Á đối với cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar rất khác nhau.
Indonesia, Malaysia và Singapore bày tỏ lo ngại về việc quân đội Myanmar giành quyền lực. Philippines ban đầu nói vấn đề là "chuyện nội bộ", sau đó kêu gọi "khôi phục hoàn toàn" hiện trạng ở Myanmar. Campuchia và Thái Lan cũng coi cuộc đảo chính là vấn đề nội bộ.
Brunei đã ra tuyên bố kêu gọi "đối thoại, hòa giải và trở lại bình thường", dù không lên án cuộc đảo chính. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết những diễn biến ở Myanmar, gồm cắt điện, Internet và cản trở người biểu tình phản đối đảo chính là "đáng báo động", nhưng không đồng tình áp lệnh trừng phạt quy mô lớn với nước này.
Phản ứng về tình hình Myanmar, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đầu tháng này cho biết Việt Nam đang theo dõi tình hình, mong Myanmar sớm ổn định để xây dựng và phát triển.
ASEAN khẳng định vai trò trung tâm trước 'thách thức chưa từng có' Dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, ASEAN khẳng định được vai trò trung tâm trên nhiều khía cạnh trong năm 2020 nhiều thách thức, theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. Trong bài viết "ASEAN khẳng định vai trò trung tâm trong một năm 2020 đầy biến động" hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng giải thích khái niệm...