Việt Nam là một trong những nước sớm phổ cập danh tính số
Đại diện Bộ Công an nhấn mạnh, việc định danh chính xác cá nhân, tổ chức trên môi trường số mở ra bước chuyển đổi mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, thương mại điện tử và các nền tảng kinh doanh dịch vụ.
Chia sẻ tại phiên chuyên đề về tăng tốc chuyển đổi số ở các cơ quan nhà nước của hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp” được Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức ngày 9/10, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – C06, Bộ Công an đã khẳng định 3 hệ thống gồm Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, căn cước công dân và hệ thống định danh điện tử là nền tảng cốt lõi thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. (Ảnh: VDCA)
Trong đó, CSDL quốc gia về dân cư chính thức đưa vào vận hành từ ngày 1/7/2021 với mục tiêu là một hệ thống thông tin lõi, cơ sở dữ liệu “gốc” của toàn bộ công dân Việt Nam. Đây cũng là CSDL dùng chung của Chính phủ để kết nối với CSDL của các bộ, ngành, địa phương tạo nên sự liên thông dữ liệu phục vụ quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại; đồng thời làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giảm bớt các giấy tờ, khai báo thông tin, đơn giản hóa hoạt động hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân (CCCD) đã được xây dựng thành công, đến nay đã cấp hơn 71,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. “Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip mở ra cơ hội mới trong ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Vũ Văn Tấn cho hay.
Đặc biệt, với nền tảng của hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân, Bộ Công an đã xây dựng hệ thống Định danh và xác thực điện tử và chính thức cấp tài khoản định danh điện tử, đưa hệ thống vào vận hành từ ngày 18/7/2022.
Việt Nam là một trong những nước sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính số trên thế giới. “Việc định danh chính xác cá nhân, tổ chức trên môi trường số mở ra một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, thương mại điện tử và các nền tảng kinh doanh dịch vụ trên không gian mạng, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia”, Phó Cục trưởng C06 nhấn mạnh.
Tính đến cuối tháng 8, tổng số người dùng ứng dụng định danh điện tử VNeID đã đạt 5,78 triệu, tăng 4,86 triệu so với tháng trước.
Video đang HOT
Đại diện C06 cho biết thêm, thời gian qua việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình Đề án 06 được khẩn trương triển khai và người dân, doanh nghiệp đã thụ hưởng nhiều tiện ích.
Đơn cử như, việc sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế đạt 87 % tổng số cơ sở y tế trên toàn quốc, hiện có 2.514.944 lượt công dân sử dụng CCCD để khám chữa bệnh thay thế thẻ bảo hiểm xã hội; sử dụng thẻ CCCD gắn chip để xác thực, rút/nạp tiền tại ATM, giao dịch đảm bảo trên điện thoại di động phục vụ kinh doanh trên các nền tảng số…
Cũng theo đánh giá của đại diện C06, việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, CCCD, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử. Người dân không cần đến trụ sở tiếp nhận để thu hồ sơ, hạn chế đi lại, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông (hàng chục vụ mỗi năm), bảo vệ môi trường. Cơ quan quản lý tiết kiệm nguồn lực phát hành, quản lý các loại giấy tờ và giải quyết thủ tục hành chính.
Đặc biệt, việc triển khai các dịch vụ, tiện ích trên nền dữ liệu dân cư, căn cước và định danh điện tử đem lại lợi ích kinh tế rất lớn như: tiết kiệm tối thiểu 50 tỷ đồng tiền chụp ảnh cho học sinh trên cả nước khi đăng ký thi trực tuyến; tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành 107,7 triệu thẻ ATM khi triển khai sử dụng CCCD thay cho thẻ ATM; Bảo hiểm xã hội Việt Nam không phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế…
Theo kế hoạch, một trong những việc sẽ được Bộ Công an tập trung triển khai là phát triển công dân số, thông qua việc tiếp tục mở rộng các ứng dụng xác thực, định danh người dùng trên nền tảng thẻ CCCD gắn chip, với những giải pháp cụ thể như: bệnh viện 1 thẻ; người dân thanh toán, giao dịch với ngân hàng bằng 1 thẻ; tích hợp các giấy tờ như bằng lái xe, đăng ký xe, thẻ hội viên trên CCCD để giao dịch trên 1 thẻ.
Cùng với đó, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các đơn vị liên quan nghiên cứu cấp tài khoản an sinh xã hội; ứng dụng, tích hợp tài khoản định danh và xác thực điện tử, giải pháp xác thực CCCD gắn chip để phát triển thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử…
Công dân cần nắm rõ thông tin quan trọng này về ứng dụng định danh điện tử VNeID để tránh gặp rắc rối
VNeID là ứng dụng của Bộ Công an phát triển chứa nhiều thông tin cá nhân của công dân. Theo đó, công dân cần lưu ý thông tin sau để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử và tránh gặp rắc rối.
Cách đăng ký tài khoản trên VNeID
Bước 1: Sau khi đã cài đặt ứng dụng VNeID, tại giao diện đăng nhập của ứng dụng, vào mục Đăng ký.
Bước 2: Nhập số điện thoại, số CCCD/CMND, rồi ấn vào nút Đăng ký.
Bước 3: Lúc này hệ thống của ứng dụng VNeID sẽ gửi tin nhắn chứa mã xác nhận đến điện thoại mà công dân đăng ký, sau đó điền mã OTP này.
Bước 4: Trên màn hình ứng dụng sẽ xuất hiện khung cửa sổ thông báo đăng ký tài khoản thành công, ấn Đăng nhập.
Bước 5: Sau đó, hệ thống sẽ gửi mật khẩu đăng nhập đến tin nhắn điện thoại, nhập mật khẩu đăng nhập đó rồi ấn vào nút Đăng nhập.
Bước 6: Tại mục Tài khoản, điền các thông tin cá nhân của mình như: Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ thường trú,...
Bước 7: Đánh dấu tick vào mục "Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật", rồi ấn Cập nhật.
Bước 8: Sau khi đã đăng ký và đăng nhập tài khoản thành công, công dân có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng VNeID trên điện thoại của mình.
Những điều cần lưu ý khi đã có tài khoản định danh điện tử
Theo Bộ Công an, để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần đặc biệt lưu ý:
- Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.
- Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.
- Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức - thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách:
- Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
- Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
Rắc rối gặp phải nếu bị lộ tài khoản định danh cá nhân
Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử chứa đựng thông tin của công dân. Do đó, theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, khi thông tin cá nhân bị rò rỉ, những thông tin cá nhân mang tính bí mật không muốn công khai bị kẻ gian lợi dụng, chiếm đoạt sử dụng nhằm mục đích xấu. Một số mục đích xấu điển hình như: tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm,...
"Muốn chuyển đổi số thành công thì người đứng đầu phải máu lửa" Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chuyển đổi số là việc của người lãnh đạo chứ không phải của các chuyên gia công nghệ. Người ra đề bài đúng là nền tảng để thành công Tại thời điểm năm 2019, Việt Nam chưa có bất cứ mô hình trung tâm điều hành thông minh hay nói...