Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua Su-34?
Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Ruslan Pukhov vừa đưa ra nhận định, Việt Nam sẽ là khách hàng đầu tiên của cường kích Su34.
Theo ông Ruslan Pukhov, hiện nay, chúng tôi đang thảo luận về việc bán cho Algeria 12 chiếc Su-34, song theo ước tính của chúng tôi, đất nước Bắc Phi này có thể mua tới 40 chiếc máy bay loại này. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ là khách hàng đầu tiên mua loại máy bay tiêm kích hiện đại Su-34 này…, ông Ruslan Pukhov nhận định.
Không chỉ có Su-34, truyền thông Nga còn nhiều lần đồn đoán về khả năng Việt Nam sẽ mua tiêm kích đa năng Su-30SM. Vậy nếu đã có Su-30SM thì Việt Nam có cần thiết phải mua thêm Su-34? Theo phân tích của các chuyên gia, Su-34 là không cần thiết một khi đã sở hữu Su-30SM.
Vậy đâu là nguyên nhân? Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, do nó nhắm tới việc thay thế cho cường kích Su-24 quá lỗi thời. Suốt thời gian qua, các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích mới nào mà tập trung vào tiêm kích đa năng có tính tàng hình.
Trong thời đại phát triển của hệ thống phòng không tự hành và radar bắt thấp có độ chính xác cao, nếu thực hiện cuộc tấn công mặt đất ở tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Thực tế cho thấy, nhiệm vụ trên đã được nhiều nước NATO chuyển giao sang cho tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Một nhược điểm khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Radar quét mạng pha thụ động Leninets V004 từng bị đánh giá là kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn như rừng núi.
Video đang HOT
Trong tác chiến đối không, loại radar này chỉ nhận biết được máy bay tiêm kích hạng nặng từ cách xa 90 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt ở cự ly 60 km. So sánh thì radar đa năng N011M BARS lắp trên Su-30SM ở chế độ đối đất, đối hải phát hiện được nhóm xe tăng từ 40 – 50 km, tàu khu trục cách 120 km và lên tới 200 km với tàu sân bay, không thua kém quá nhiều con số 250 km của V004.
Còn ở chế độ đối không, rõ ràng Su-30SM vượt trội hoàn toàn khi N011M có tầm hoạt động tới 400 km, phát hiện được tiêm kích cỡ MiG-29 từ cự ly 140 km, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho 6 tên lửa tiêu diệt cùng lúc. Ngoài ra kết cấu cánh mũi đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP còn giúp Su-30SM có độ linh hoạt tốt hơn Su-34 rất nhiều.
Những điểm nổi trội của Su-34 như mang được tới 12 tấn vũ khí hay tầm hoạt động 4.000 km, so với tải trọng 8 tấn và tầm bay 3.000 km của Su-30SM là đáng ghi nhận, nhưng có lẽ chưa đủ để thuyết phục Việt Nam phải bỏ tiền mua thêm một loại máy bay mới.
Hơn nữa, Su-30SM xuất khẩu được cho là sẽ có cải tiến khung thân để mang theo tên lửa đối hạm hạng nặng kiểu Klub-A hay BrahMos-A ở mấu treo chính giữa. Với phạm vi tác chiến trong biển Đông, thông số trên của Su-30SM là quá đủ với Việt Nam.
Su-34 còn hơn Su-30SM ở chỗ được tích hợp sẵn hệ thống ngắm bắn quang điện tử dưới bụng máy bay để dẫn đường cho vũ khí đối đất, nhưng tổ hợp này vẫn bị nhận xét thua xa sản phẩm phương Tây.
Mặc dù không có hệ thống cứng nhưng Su-30SM hoàn toàn có khả năng mang pod quang điện tử Damocles của Pháp hay Lightning của Israel, khi đó nhược điểm này sẽ được khắc phục triệt để.
Như vậy có thể thấy rằng đa phần nhiệm vụ của Su-34 thì Su-30SM đều làm được trong khi áp đảo tuyệt đối ở vai trò tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Do đó, nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-30SM thì gần như Su-34 sẽ không còn cơ hội. Ảnh trong bài: Chiến đấu cơ Su-34 và Su-30SM. (tổng hợp DVO, TGT)
1/12
Theo_Báo Đất Việt
Su-34, 'xe tăng bay' Nga có thể dùng không kích IS
Su-34, cường kích được mệnh danh "xe tăng bay" nhiều khả năng được Nga đưa sang Syria phục vụ chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo.
Cường kích Su-34 của không quân Nga. Ảnh: Wikipedia
Trong một bài viết đăng trên National Interest, chuyên gia phân tích vũ khí Dave Majumdar cho hay Nga có thể đã triển khai ít nhất 4 chiếc chiến đấu cơ hiện đại Sukhoi Su-34 (tên ký hiệu của NATO là Fullback) tới Syria nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội chính phủ Syria và chuẩn bị cho chiến dịch không kích IS.
Thông tin về việc Nga đưa cường kích Su-34 tới Syria bắt đầu rộ lên trên các diễn đàn quân sự thế giới từ đầu tuần này, khi trang mạng Military Information đăng hình ảnh được cho là chụp một chiếc Su-34 hạ cánh xuống sân bay ở Latakia, Syria, nơi Nga đã triển khai 28 máy bay quân sự trước đó.
Trang Aviationist chuyên đăng tải các thông tin về hàng không quốc tế cũng công bố hình ảnh 6 chiếc chiến đấu cơ bay theo sau một chiếc máy bay lớn. Các chuyên gia nhận định, chiếc máy bay lớn này là máy bay vận tải Tu-154, và 6 chiến đấu cơ bay theo sau là Su-34. Hành trình bay của chiếc Tu-154 được ghi lại trên trang Flightradar24, cho thấy nó xuất phát từ lãnh thổ Nga, bay vòng qua biển Caspian, tới Iran rồi tiến vào không phận Syria qua bầu trời miền bắc Iraq.
Cường kích Su-34 của Nga được mệnh danh là "xe tăng bay" bởi số vũ khí khổng lồ mà nó có thể mang theo trong mỗi lần xuất kích, với tổng cộng 8 tấn bom đạn, tên lửa các loại, trong đó có các loại tên lửa không đối đất, không đối hải, bom dẫn đường, bom thông thường.
Được xếp vào dạng máy bay chiến đấu-ném bom, Su-34 là loại vũ khí tấn công mặt đất hiện đại được chế tạo nhằm thay thế cho dòng máy bay ném bom Su-24. Ý tưởng thiết kế về loại máy bay chiến đấu-ném bom này được thực hiện từ đầu những năm 1980, nhưng đến năm 1994, chiếc máy bay Su-34 đầu tiên mới ra đời.
Buồng lái của hai phi công trên máy bay Su-34 được thiết kế đặt cạnh nhau, giống như trên cường kích Su-24. Điểm khác biệt của "xe tăng bay" Su-34 là nó được trang bị các công nghệ, vũ khí tự bảo vệ tiên tiến để có thể tham gia các trận không chiến.
Ngoài tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 có thể khóa mục tiêu theo hướng mắt của phi công, Su-34 còn được trang bị tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar R-77, tương đương với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Ngoài ra, Su-34 còn được gắn thêm radar ở phía sau để cảnh báo phi công về các mối đe dọa, chẳng hạn như máy bay hay tên lửa địch, đang tiến tới từ đằng sau.
Với các vũ khí, công nghệ chuyên dùng để không chiến này, Su-34 hoàn toàn có khả năng "tự hộ tống" khi thực hiện các sứ mệnh không kích mà không cần sự bảo vệ của các chiến đấu cơ khác. Đây là tính năng ưu việt mà các loại máy bay cường kích đơn thuần như Su-24 không thể có được.
Hình ảnh được cho là Su-34 của Nga hạ cánh xuống sân bay ở Latakia, Syria. Ảnh:Aviationist
Những tính năng ưu việt
Mặc dù chỉ có phạm vi tác chiến khoảng 1.130 km, trên thực tế Su-34 có thể hoạt động ở khoảng cách xa hơn rất nhiều nhờ hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Với việc có thể bay nhiều giờ liên tục trên không, Su-34 được thiết kế rất độc đáo để mang lại sự thoải mái tối đa cho phi công. Phía sau ghế lái của phi công có một khoảng không gian khá rộng, cho phép họ có thể đứng lên và thậm chí di chuyển xung quanh để giãn gân giãn cốt.
Cốt lõi trong hệ thống cảm biến của Su-34 là radar mảng pha điện tử thụ động Leninets B-004, sử dụng công nghệ tương tự trên các dòng Su-24, nhưng được tối ưu hóa cho các chiến dịch tấn công mặt đất. Với loại radar này, Su-34 có thể xác định mục tiêu không chiến ở khoảng cách trên 120 km và mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách hơn 96 km. Các chuyên gia vũ khí cho rằng Su-34 có được khả năng này là nhờ tính năng chỉ thị mục tiêu di chuyển trên mặt đất và lập bản đồ số tín hiệu radar tổng hợp có khẩu độ phân đoạn (SAR), giống như một số máy bay tương tự của phương Tây.
Su-34 còn được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực quang-điện tử và có thể là thiết bị ngắm mục tiêu hồng ngoại Geofizika. Tuy nhiên, các hệ thống ngắm mục tiêu không phải là điểm mạnh của công nghiệp quốc phòng Nga, và họ được cho là đã nhắm tới các loại thiết bị ngắm do Damocles của Pháp sản xuất. Hầu hết các khách hàng mua Su-34 như Ấn Độ đều thay thế thiết bị ngắm mục tiêu nguyên bản bằng thiết bị ngắm Litening do Israel sản xuất. Nếu thiếu thiết bị ngắm mục tiêu mặt đất, các phi công sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ ném bom.
Được trang bị hai động cơ AL-31F, Su-34 có thể mang theo một kho vũ khí khổng lồ bên dưới 12 giá treo của mình. Các loại vũ khí tấn công mặt đất và trên biển gồm có tên lửa không đối đất và không đối hải Kh-59ME, Kh-31A, Kh-31P, Kh-29T, Kh-29L và S-25LD. Máy bay cũng mang theo nhiều loại hỏa tiễn, bom thông thường, bom dẫn đường bằng vệ tinh, laser hay quang-điện tử, trong đó có bom chùm RBK-500 và SPBE-D, những vũ khí rất phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu co cụm trên mặt đất của IS.
Theo ông Majumdar, việc triển khai cường kích Su-34 và các loại chiến đấu cơ hiện đại khác tới Syria sẽ là cơ hội để Nga thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới nhất trong điều kiện thực chiến. Thông qua những lần không kích, quân đội Nga có thể kiểm chứng được loại vũ khí nào hiệu quả, loại nào cần cải tiến, đồng thời có được những kiến thức cần thiết về các loại phụ tùng cần có cũng như công tác hậu cần trong tác chiến viễn chinh.
Trí Dũng
Theo VNE
Cường kích Su-34: chặng đường 25 năm nhìn lại Mặc dù được phát triển từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2014, những chiếc cường kích Su-34 đầu tiên mới được Không quân Nga đưa vào trang bị. Một chiếc cường kích Su-34 đóng tại căn cứ không quân Baltimore ở Voronezh thuộc Quân khu phía Tây của Nga. Su-34 là mẫu máy bay cường kích được trang bị hai...