Việt Nam không được ưu tiên vắc xin COVID-19 vì chống dịch tốt
Chúng ta đã đặt 170 triệu liều vắc xin COVID-19 nhưng phải lường trước khả năng giao hàng không đúng tiến độ và không đầy đủ do tiến độ cung ứng phụ thuộc nhà sản xuất.
Việc xét nghiệm nhanh và ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân các khu công nghiệp đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng – Ảnh: TRẦN NAM
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông báo tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 3-6.
Chỉ mua vắc xin trực tiếp từ nhà sản xuất, không mua qua trung gian
Tại đây, về vấn đề khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu có thể huy động tiền đóng góp quỹ vắc xin hoặc trực tiếp nhập khẩu từ nguồn tin cậy, vậy sẽ kiểm soát chất lượng như thế nào, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết: Vắc xin nhập khẩu trong điều kiện khẩn cấp, chất lượng được nhà sản xuất đảm bảo trong điều kiện khẩn cấp, nên phản ứng và hiệu quả cần tiếp tục theo dõi.
Một số vắc xin được bảo quản ở điều kiện ngặt nghèo, như có loại phải bảo quản điều kiện -75 độ, về Việt Nam cũng cấp phép trong điều kiện khẩn cấp, nên việc kiểm soát chất lượng không phải kiểm soát thông thường, kiểm định chất lượng mà chúng ta chấp nhận tiêu chí quản lý theo WHO đã cấp, chấp nhận vắc xin mà Mỹ, Nga, châu Âu sản xuất.
“Do đó, ta kiểm soát chất lượng bằng việc mua trực tiếp với nhà sản xuất, không mua qua các công ty trung gian, vì khi về không kiểm định được 100%, nên đang đề nghị phải mua trực tiếp nhà sản xuất, hoặc nhà sản xuất ủy quyền trực tiếp bằng văn bản, mua trực tiếp” – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Video đang HOT
Về tiến độ tiêm vắc xin, ông Cường cho biết: Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin, tiêm được 70% người trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
“Hiện cơ bản đã tiếp cận được nguồn này, nhưng khi nhập khẩu ta phải ký cam kết, đó là thỏa thuận miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Các công ty cũng yêu cầu khi giao hàng không đúng tiến độ cũng phải chịu, vì đặc thù nước ta kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, nên có trường hợp họ đã chuyển về cho chúng ta, nhưng một vài hôm trước khi hàng về lại điều sang nước khác, nên tiến độ cung ứng hoàn toàn phụ thuộc cung ứng nhà sản xuất do nguồn cung chưa đủ cầu và tình hình dịch bệnh một số nước” – ông Cường nói – “Nước ta là một trong những nước tiếp cận sớm nhưng lại không được ưu tiên. Chúng ta đã đặt 170 triệu nhưng cũng phải lường trước khả năng giao hàng không đúng tiến độ và không đầy đủ”.
Ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong các khu công nghiệp
Về tình hình khu công nghiệp (KCN), ông Trương Quốc Cường cho rằng đây là nơi lây lan nhanh vì đông người. Chủng cũ trước đây lây qua nước bọt, chỉ bắn khoảng 2 mét, thì chủng mới lây qua không khí rất nhanh, nên việc đeo khẩu trang là rất quan trọng và phải liên tục đeo khẩu trang.
Với điều kiện khu công nghiệp thì lây rất nhanh, nên Chính phủ, Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt là trước mắt tập trung ưu tiên tiêm cho công nhân KCN, cũng như chỉ đạo các địa phương, hướng dẫn CDC các tỉnh hướng dẫn công tác phòng chống dịch về giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, hạn chế tối đa tiếp xúc, chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, tránh lây nhiễm chéo.
Tại TP.HCM, ông Cường cho biết đã cùng đoàn công tác thăm các KCN. Đây là nơi luôn tiềm tàng xảy ra lây nhiễm và thành phố chủ động, quyết liệt. Thành phố chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, phương tiện phòng chống trong KCN và quan tâm tiêm vắc xin. Với tình hình và kết quả như vậy, ông Cường hy vọng việc lây lan COVID-19 trong KCN và các địa phương sẽ hiệu quả, thực hiện mục tiêu kép KCN và đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Chính phủ sẽ có các chính sách hỗ trợ người dân
Chủ trì cuộc họp báo, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết các nội dung Chính phủ thảo luận gồm công tác phòng, chống dịch COVID-19, tình hình thực hiện kinh tế – xã hội, báo cáo về đầu tư công trung hạn, thực hiện ngân sách nhà nước…
Thông tin về các nội dung cụ thể, ông Sơn cho biết với công tác phòng chống dịch, Chính phủ thống nhất nhận định với sự lãnh đạo các cấp, sự vào cuộc hệ thống chính trị, nỗ lực của tuyến đầu và tham gia tích cực của nhân dân… nên tổng thể bước đầu dịch bệnh được kiểm soát, mặc dù cục bộ còn tình hình phức tạp.
Tuy vậy chủng mới mức độ lây nhiễm nhanh, khả năng còn nhiều ca nhiễm mới, nên Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, lơ là, không bi quan, hốt hoảng, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch và dập dịch.
Theo đó, Chính phủ sẽ có các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, khắc phục khó khăn, kịp thời khen thưởng, biểu dương những lực lượng làm tốt, nghiêm khắc phê bình, kỷ luật các hành vi vi phạm.
Với tình hình kinh tế – xã hội, Chính phủ đánh giá tình hình khả quan, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nên phải nỗ lực hơn, siết chặt kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định giá cả, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, THPT 2021, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm…
Bình Dương thêm 3 ca COVID-19 trong cộng đồng, đều liên quan ca bệnh tại TP.HCM
Cả ba ca nhiễm mới tại Bình Dương đều là người nhà của hai nữ sinh đã nhiễm bệnh tại TP.HCM.
Tới sáng 31-5, đoạn đường số 8 KDC Hiệp Thành 3 bị cách ly được kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu (kéo dài từ đoạn giao với đường Phạm Ngọc Thạch tới đoạn giao đường số 20) để tránh khu vực có chi nhánh công ty mà nữ bệnh nhân COVID-19 làm việc
Ngày 31-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã thông báo về các trường hợp ca mắc COVID-19 có liên quan tại địa bàn, đều có nguồn gốc xuất phát từ các ca bệnh của TP.HCM.
Trong đó, ba người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trú tại khu phố Bình Quới, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Ba người này lần lượt là mẹ, chị gái và em trai của hai nữ sinh mắc COVID-19 đã được cách ly tại TP.HCM (BN7067, BN7068). Trước đó, hai nữ sinh này đã từ TP.HCM về Bình Dương thăm gia đình.
Trường hợp phong tỏa tại khu dân cư Hiệp Thành 3, TP Thủ Dầu Một từ 0h ngày 31-5 là do liên quan tới bệnh nhân BN7059 (đã cách ly tại TP.HCM). Bệnh nhân này được xác định là làm việc tại chi nhánh Bình Dương của Công ty TNHH CJ Vina (địa chỉ số 12 đường số 17, khu dân cư Hiệp Thành 3).
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã mở rộng cách ly y tế tại khu phố Bình Quới B (P.Bình Chuẩn, TP Thuận An) và một phần khu dân cư Hiệp Thành 3 (TP Thủ Dầu Một).
Tới nay, Bình Dương đã có tới 3 khu vực bị phong tỏa liên quan bệnh nhân COVID-19 gồm: thành phố Dĩ An (phường Đông Hòa), thành phố Thuận An (phường Bình Chuẩn) và thành phố Thủ Dầu Một (phường Hiệp Thành)
5 địa điểm liên quan ca mắc COVID-19 tại Bình Dương
Ngành y tế Bình Dương thông báo ai đến các địa điểm liên quan tới 4 ca bệnh COVID-19 dưới đây thì liên hệ ngay với cơ quan y tế để khai báo y tế và phối hợp phòng, chống dịch bệnh
Sáng 31/5: Thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, Việt Nam hiện có 7.168 bệnh nhân Bản tin sáng 31/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang 43 ca, Hà Nội 15 ca và Lạng Sơn có 3 ca. Việt Nam hiện có 7.168 ca mắc. Đến sáng nay, thế giới đã vưọt mốc 170 triệu ca mắc COVID-19. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính...