Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế ban đêm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Đề án Phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam.
Một số hoạt động đêm đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, đời sống của một bộ phận người dân địa phương và địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch. Ảnh: Bùi Thiện
Theo đó, Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển KTBĐ, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn rất đa dạng, phong phú như: các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích cho du khách quốc tế. Đất nước ta còn có nhiều tiềm năng văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc; có lượng dân số trẻ đông và sống tập trung tại các thành phố có mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao.
Ngoài ra, những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng cho thấy dư địa để khai thác khách du lịch ở Việt Nam và phát triển KTBĐ là rất lớn.
Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể; có nền chính trị ổn định… Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển KTBĐ.
Cũng theo Dự thảo Đề án, dù đến nay chưa có báo cáo, thống kê cụ thể về đóng góp của KTBĐ vào phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nhưng từ lâu một số hoạt động đêm đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, đời sống của một bộ phận người dân địa phương và địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch.
Video đang HOT
Hiện cả nước có khoảng 20 chợ đêm phục vụ du lịch và có khoảng 1.000/2.300 cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 giờ, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.HCM.
Việt Anh
Theo baodauthau.vn
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thống nhất phương án triển khai đầu tư 3 dự án lớn
Ngày 26/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp để xem xét, quyết định có cho triển khai tiếp hay không đối với ba dự án lớn của tỉnh là: Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May, Cảng tàu khách Côn Đảo và Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu. Đây là ba dự án đã phải tạm dừng trước đó do có nhiều ý kiến không đồng tình.
Về dự án chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May, tháng 10/2019, Thường trực Tỉnh ủy đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh tạm dừng dự án do có nguy cơ đội vốn lớn. Cụ thể tại thời điểm này, chủ đầu tư là BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh có tờ trình đề xuất nâng giá trị công trình lên 152 tỷ đồng, trong khi vào tháng 10/2017, HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương dự án Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May và UBND tỉnh có quyết định đầu tư dự án trên với số tiền 98,3 tỷ đồng.
Trước đó, BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh báo cáo cho biết, việc đội vốn dự án chủ yếu là do phần kết cấu khung thép mới, có cấu tạo đặc thù, chưa được Bộ Xây dựng ban hành định mức nên khi lập dự toán không sát với thực tế, đơn giá dự thầu đều vượt so với dự toán. Ngoài ra, còn có những bổ sung, điều chỉnh các hạng mục khác so với lúc phê duyệt chủ trương đầu tư.
Trên cơ sở các chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh trình 2 phương án: tiếp tục dự án với mức đội vốn 17% - tức 115 tỷ đồng hoặc là dừng dự án. Tuy nhiên, trước khi tạm dừng, dự án đã giải ngân gần 21 tỷ đồng, trong đó có tạm ứng cho gói thầu xây lắp là 15 tỷ đồng. Nếu dừng dự án thì sẽ thiệt hại phần khối lượng công việc đã thực hiện.
Sau khi nghe báo cáo của các sở, ngành liên quan và ý kiến thống nhất của các Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý cho tiếp tục thực hiện dự án "Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May" với số tiền 115 tỷ đồng. Tuy nhiên, liên quan đến dự án này, Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo, xem xét làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, đơn vị liên quan trong việc tư vấn, tham mưu, thẩm định mức đầu tư dự án.
Về dự án Cảng tàu khách Côn Đảo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng quyết định cho tiếp tục triển khai dự án sau khi điều chỉnh thiết kế tổng mặt bằng và kiến trúc công trình nhưng vẫn phải giữ nguyên tổng mức đầu tư là hơn 158 tỷ đồng.
Dự án "Cảng tàu khách Côn Đảo" được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 6/2007 với tổng mức ban đầu là gần 57 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 lần điều chỉnh vào các năm 2009, 2011, 2013, tổng mức đầu tư đã tăng lên hơn 158 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thi công xây dựng, công trình đã bộc lộ nhiều vấn đề về công năng, tính chất chưa hợp lý; phần quy hoạch, kiến trúc các cơ sở dịch vụ trên bờ được thiết kế chưa phù hợp. Cụ thể, các hạng mục công trình bố trí chưa phù hợp, che chắn tầm nhìn, ảnh hưởng mỹ quan.
Tại cuộc họp, chủ đầu tư và đơn vị chức năng đã báo cáo tiếp các phần việc, các thủ tục đã triển khai với tổng mức đầu tư không thay đổi. Về tiến độ, sau khi Sở KH-ĐT thẩm định phê duyệt dự án trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai thiết kế, phê duyệt bản vẽ thi công và tiến hành thi công trong khoảng tháng 5 hoặc tháng 6/2020 và dự kiến tháng 12/2020 hoàn thành.
Đối với dự án "Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu", Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất tiếp tục đầu tư theo hình thức đầu tư công và sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao cho Bệnh viện Lê Lợi tiếp quản với chủ trương nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu lên thành Bệnh viện loại I.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý đề xuất bổ sung cho Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu thêm 150 giường bệnh nữa để mở rộng các khoa phòng, nhà ở thân nhân và bếp ăn tình thương. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ giao UBND tỉnh chuẩn bị ngay các thủ tục để thúc đẩy đưa khu đất Bệnh viện Lê Lợi (sau khi chuyển về cơ sở mới là Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu) thành một bệnh viện hiện đại theo hình thức xã hội hóa.
Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu với quy mô 350 giường bệnh, được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng với mục đích thay thế Bệnh viện Lê Lợi đã xuống cấp và không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Tuy nhiên, tháng 6/2019, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu có công văn đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nghiên cứu đề xuất chuyển dự án "Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu" sang mô hình hợp tác - công tư (đầu tư công-vận hành tư và do Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vận hành) với mong muốn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân với chi phí thấp.
Do đó, dự án đã phải tạm dừng để nghiên cứu làm theo phương án hợp tác công - tư ( Lúc này, Bệnh viện đã hoàn thiện phần xây thô và đang triển khai gói mua sắm thiết bị). Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu mô hình "đầu tư công-vận hành tư" nhưng không tìm được cơ chế cho phép, áp dụng, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã chấp thuận quay về phương án ban đầu.
Theo Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi Tỉnh ủy thống nhất quay lại phương án ban đầu, dự kiến, tháng 2/2021, Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu mới hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Bộ Xây dựng nói gì về dự án hơn 13.000 căn hộ bị tạm dừng thi công tại Quận 2? Bộ Xây dựng vừa có Công văn 3067/BXD-PC gửi Sơ Xây dựng TPHCM và Công ty CP Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC)- chủ đầu tư, hướng dẫn về giấy phép xây dựng công trình thuộc dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2). Theo Bộ Xây dựng, việc xác định công trình xây dựng thuộc đối tượng...