Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế
Chiều 4-2, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ theo hình thức trực tuyến, nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Bình luận về thông tin một số bộ trưởng của Anh và Nhật Bản ngày 3-2 ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng, trong đó, Anh dự kiến triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cuối năm nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này”.
Video đang HOT
Nêu phản ứng của Việt Nam về việc Nhật Bản gửi công hàm lên Liên hợp quốc, tuyên bố việc Trung Quốc đơn phương vẽ đường cơ sở cho thực thể ở Biển Đông là trái luật pháp quốc tế, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan tới Biển Đông là nhất quán và đã được thể hiện trong nhiều dịp khác nhau. Các dân tộc và cộng đồng quốc tế có lợi ích chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông. Theo đó, việc tôn trọng trật tự trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm UNCLOS 1982 là thiết yếu”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982 và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Với tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng tất cả các quốc gia, trong đó có các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Một lần nữa xin khẳng định, Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”.
ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ, ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho duy trì hòa bình, ổn định an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đồng thời, ASEAN mong Mỹ ủng hộ các nỗ lực đề cao luật pháp quốc tế, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Các đánh giá được các lãnh đạo đưa ra vào sang 14/11, khi Thu tương Nguyên Xuân Phuc, Chu tich ASEAN 2020, chủ trì Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN-Mỹ lân thư 8. Cùng dự có lãnh đạo các nước ASEAN, Cô vân An ninh Quôc gia Mỹ Robert C. O'Brien va Tổng Thư ký ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Tại Hội nghị, Thu tương Nguyên Xuân Phuc đánh giá cao quan hê đôi tac chiên lươc ASEAN-Mỹ. Thu tướng khẳng định trong hơn 4 thâp ky qua, ASEAN và Mỹ duy trì quan hệ trên cơ sở tin cậy, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, vì mục tiêu chung thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác cùng có lợi.
Thủ tướng hoan nghênh Mỹ, đôi tac chiên lươc cua ASEAN, đong gop xây dựng, trách nhiệm vao các nỗ lực tăng cường lòng tin, đối thoại và hợp tác ở khu vực thông qua các khuôn khổ do ASEAN chủ trì.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các lãnh đạo khăng đinh cac quôc gia cân chung tay đong gop đê duy tri môi trương hoa binh, ôn đinh ơ khu vưc va thê giơi. Nhân manh vung biên Thái Bình Dương rộng lớn gắn chặt với không gian an ninh và phát triển của các quốc gia ASEAN và Mỹ, cac nha lanh đao bay to quan ngai răng tai Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định va nhưng hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây bất ổn, làm phức tạp tình hình cũng như gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực.
Đông thơi, cac nha lanh đao nhân manh tầm quan trọng của đối thoại, xây dựng lòng tin, thượng tôn pháp luật, không quân sự hoá, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đo co UNCLOS 1982, coi đây la cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động trên biển.
Mỹ tai khăng đinh tâm quan trong cua viêc tuân thu luât phap quôc tê, thương mai không bi can trơ, ung hô cac quôc gia ven biên thưc thi quyên chu quyên đôi vơi cac nguôn tai nguyên trên biên phu hơp vơi quy đinh cua Công ươc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rõ quan điểm của Việt Nam phù hợp với lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đã được khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 6/2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 tháng 9/2020 cũng như tại Hội nghị cấp cao ASEAN-37 lần này, nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định và hợp tác.
Không làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông vì lợi ích chung Tại Hội nghị trực tuyến quan chức cao cấp các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) đầu tuần qua, các quốc gia cùng khẳng định rằng, EAS là diễn đàn đóng góp tích cực cho đối thoại và hợp tác duy trì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang...