Nhật Bản là quốc gia mới nhất gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản đối lập trường về Biển Đông của Trung Quốc .
Công hàm này được gửi tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 19/1.
“ Nhật Bản với tư cách là một thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ( UNCLOS ) bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng việc nước này vẽ các đường cơ sở lãnh hải đối với các đảo và đá ở Biển Đông là phù hợp với UNCLOS cũng như luật pháp quốc tế”, công hàm của Nhật Bản khẳng định.
Khẳng định này từ phía Nhật Bản dùng để đáp trả các tuyên bố trước đó của Trung Quốc trong công hàm CML/63/2020 được Bắc Kinh gửi lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc. CML/63/2020 dùng để phản bác công hàm ngày 16/9 của Phái đoàn các nước Anh, Pháp và Đức liên quan đến Biển Đông.
Một phần trong công hàm của Nhật Bản. (Ảnh chụp màn hình)
Trong công hàm, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố UNCLOS không phải là tất cả. Công hàm của Trung Quốc không trả lời điểm 4 và 5 công hàm Pháp – Anh – Đức về quy chế các đảo và yêu sách quyền lịch sử. Công hàm của ba nước châu Âu trước đó khẳng định các hoạt động cải tạo đất hoặc bất kỳ hình thức chuyển đổi nhân tạo nào đều không thể thay đổi được các đặc tính của một thực thể biển theo UNCLOS .
Công hàm phái đoàn Trung Quốc chỉ nhắc lại chủ quyền lãnh thổ và các quyền trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không bị phương hại dưới bất kỳ hoàn cảnh nào do phán quyết bất hợp pháp về Biển Đông.
“Trung Quốc đề cập tới tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trong công hàm CML63/2020. Tự do hàng hải và hàng không phải được đảm bảo trên biển và trên không, xung quanh và trên các thực thể biển không có lãnh hải và không phận được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi như được nêu trong phán quyết về Biển Đông ngày 12/7/2016. Đây là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc với các bên tranh chấp”, công hàm khẳng định.
Nhật Bản cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc không công nhận phán quyết Biển Đông năm 2016. Thay vào đó, nước này tiếp tục khẳng định “chủ quyền” trên biển và trên không đối với các thực thể nói trên.
Bất chấp đại dịch COVID-19, Trung Quốc trong năm qua vẫn tiếp tục leo thang hoạt động quân sự hóa Biển Đông. Trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc, hàng loạt các quốc gia có động thái phản đổi mạnh mẽ nước này.
Cũng trong năm 2020, Philippines, Malaysia, Indonesia đồng loạt gửi công hàm ngoại giao lên Liên hợp quốc, phản đối yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, các nước có lợi ích ở Biển Đông như Mỹ và Australia cũng gửi công hàm bác bỏ yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh .
Về phần mình, Việt Nam liên tục đưa ra các tuyên bố gay gắt chỉ trích các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này như tập trận trái pháp, dựng trạm nghiên cứu Trường Sa ….
Nhật phản ứng gay gắt với tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Tokyo "chính thức phản đối" Bắc Kinh về việc các tàu nước này liên tục xuất hiện gần nhóm đảo nhỏ không người ở mà Nhật tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông.
Tokyo cho biết các tàu hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Một tàu hải cảnh Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật Bản vào sáng 15/1, và cố gắng tiếp cận một tàu đánh cá Nhật Bản - người phát ngôn chính phủ Nhật Katsunobu Kato cho biết, và gọi đây là vụ việc "không thể chấp nhận".
"Khoảng 7h51, một tàu công vụ Trung Quốc vào gần tàu đánh cá Nhật Bản... Tuần duyên Nhật Bản liên tục yêu cầu con tàu rời khỏi khu vực", ông nói tại một buổi họp báo, theo video đăng lại trên trang web của văn phòng thủ tướng Nhật.
"Sự an toàn của tàu đánh cá vẫn được đảm bảo. Chúng tôi chính thức phản đối Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và các kênh khác, mạnh mẽ yêu cầu tàu Trung Quốc rời khu vực ngay lập tức", ông cho biết thêm.
Một tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Cũng trong sáng 15/1, ba tàu Trung Quốc khác cũng được phát hiện ở vùng phụ cận gần quần đảo, theo South China Morning Post.
Quần đảo này là vấn đề tranh chấp từ lâu giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nổi bật, năm 2012, việc Nhật Bản mua lại một số đảo từ người dân dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản ở hàng chục thành phố Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa Nhật.
Việt Nam nằm trong ‘bộ ba châu Á’ kiểm soát lây nhiễm gần như tuyệt đối Trong khi thế giới vật lộn với bùng phát các ca nhiễm COVID-19 mới, Việt Nam cùng với Đài Loan/Trung Quốc và Singapore đã thành công trong hạn chế lây nhiễm cộng đồng ở ngưỡng gần như tuyệt đối - tờ Nikkei Review của Nhật Bản ngày 6/1 bình luận. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại...
Tin mới nhất
Thế giới có trên 114,7 triệu ca mắc COVID-19
00:38:29 02/03/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h00 ngày 1/3, trên toàn thế giới có 114.770.663 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.544.694 ca tử vong. 90.317.664 bệnh nhân đã phục hồi.
Đại dịch COVID-19 khiến nợ công của Italy tăng cao
00:35:41 02/03/2021
Cơ quan thống kê quốc gia Italy (Istat) ngày 1/3 công bố số liệu cho biết nợ công của nước này trong năm 2020 tăng mạnh do các biện pháp hạn chế để chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động đến nền kinh tế.
Phần Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp
00:33:41 02/03/2021
Chính phủ Phần Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Nga khẳng định vaccine của nước này hiệu quả với các biến thể SARS-CoV-2
00:31:18 02/03/2021
Trong cuộc họp ngày 1/3 với bà Veronika Skvortsova - người đứng đầu Cơ quan Y sinh LB Nga (FMBA), Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các loại vaccine phòng bệnh COVID-19 của Nga hiệu quả đối với các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ
00:29:04 02/03/2021
Hơn 1.000 liều vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nhật Bản đã phải hủy bỏ sau khi nhiệt độ tại kho bảo quản không đảm bảo yêu cầu làm lạnh.
Tổng thống Ghana được tiêm liều vaccine đầu tiên trong chương trình COVAX
23:58:57 01/03/2021
Ngày 1/3, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm liều vaccine phòng bệnh COVID-19 được phân phối theo cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc dẫn dắt nhằm hỗ trợ các nước n...
Sai lầm khiến dịch COVID tại Séc nguy cấp hơn, đi ngược xu hướng toàn cầu
23:57:29 01/03/2021
Trên bản đồ dịch tễ học thế giới, Cộng hòa Séc đang xuất hiện như một hòn đảo nhỏ u ám. Trong khi số ca nhiễm mới trên toàn cầu đã giảm trong 6 tuần liên tiếp, quốc gia Trung Âu này lại đang trải qua những ngày ca nhiễm mới ở gần mức kỷ...
Kích nổ quả bom nặng gần 1 tấn từ Thế chiến 2 giữa thành phố Anh
23:51:40 01/03/2021
Nhiều cư dân thành phố Exeter (Anh) đã phải sơ tán khi một quả bom còn sót lại từ Chiến tranh Thế giới thứ hai được kích nổ.
Twitter bị cáo buộc cố tình vi phạm luật pháp của Nga
23:48:11 01/03/2021
Ngày 1/3, Roskomnadzor - cơ quan giám sát thông tin và truyền thông LB Nga - đã cáo buộc mạng xã hội Twitter cố tình vi phạm luật pháp của Nga khi không tuân thủ một số yêu cẩu của cơ quan này về việc xóa các nội dung bị cấm.
Giới chức Mỹ khuyến khích người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19
23:46:02 01/03/2021
Chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci khuyến khích người dân nước này tiêm chủng 1 trong 3 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm vacine của Johnson & Johnson vừ...
'Tâm dịch' khu chợ hải sản ở Thái Lan mở cửa trở lại
23:44:25 01/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon từng là tâm dịch của làn sóng bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lần thứ hai ở Thái Lan đã mở cửa trở lại vào ngày 1/3 sau khi phải ngừng hoạt động từ ngày 19/1...
Canada thận trọng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19
23:42:45 01/03/2021
Phóng viên TTXVN tại Ottawa cho biết các “điểm nóng” trên bản đồ dịch bệnh của nước này đang áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19: Ontario kích hoạt các biện pháp phong tỏa mới ở Thunder Bay và Simcoe-M...
Đĩa băng xoay nhân tạo lớn nhất thế giới ở Phần Lan
23:37:36 01/03/2021
Một nhóm người yêu thích mùa Đông ở Phần Lan đã dành cả tuần trước để cố gắng tạo ra một vòng tròn hoàn hảo trên một hồ nước đóng băng với hy vọng tạo ra đĩa băng xoay lớn nhất thế giới.
Tòa án Nga khẳng định nước này không vi phạm Công ước châu Âu trong vụ Navalny
23:34:37 01/03/2021
Tòa án thành phố Moskva của Nga ngày 28/2 khẳng định không có vi phạm về Công ước bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong phán quyết thay thế án treo bằng án phạt tù đối với lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny.
Bữa tối không điện thoại của vợ chồng Tổng thống Joe Biden
23:32:06 01/03/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden đã duy trì thói quen không dùng điện thoại trong bữa tối tại Nhà Trắng.
Philippines triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19
23:26:19 01/03/2021
Ngày 1/3, Philippines khởi động chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19, một ngày sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên từ công ty Sinovac (Trung Quốc).
Ngày càng nhiều người muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19
23:22:40 01/03/2021
Cuộc khảo sát quốc tế mới công bố ngày 1/3 cho thấy tỷ lệ người dân mong muốn được tiêm vaccine COVID-19 đang gia tăng tại các quốc gia phát triển.
Campuchia luật hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
23:20:00 01/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 1/3, Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã thông qua dự luật về các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào thời điểm làn sóng lây nhiễm lần thứ ba trong cộng đồng...
Vì sao Hải quân Pháp hiện diện ở Biển Đông?
23:18:08 01/03/2021
Liên tiếp tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục Pháp được điều tới ở Biển Đông. Tại sao Biển Đông đang trở thành mối quan tâm với Paris?
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản và Triều Tiên
23:14:09 01/03/2021
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 1/3 cho biết nước này sẽ không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đồng thời khẳng định việc này sẽ hữu ích cho quan hệ ba bên với Mỹ.
Anh ghi nhận 6 ca mắc biến thể phát hiện tại Brazil
23:12:21 01/03/2021
Ngày 28/2, giới chức y tế Anh cho hay nước này đã lần đầu tiên phát hiện 6 ca mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ thành phố Manaus, Brazil. Trong số này, 3 ca được phát hiện ở vùng England và 3 còn lại ở vùng Scotland.
Iran sẽ lắp đặt máy ly tâm thế hệ mới cho các cơ sở hạt nhân
23:03:25 01/03/2021
Ngày 28/2, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) sẽ lắp đặt các máy ly tâm thế hệ mới là IR2M, IR6 tại 2 cơ sở hạt nhân Fordow và Natanz.
Indonesia lo ngại về những căng thẳng ở Myanmar
23:00:41 01/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/2, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố chính thức liên quan đến tình hình Myanmar.
Người biểu tình tại Armenia xông vào tòa nhà chính phủ
22:50:39 01/03/2021
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, ngày 1/3, những người biểu tình tại Armenia đã xông vào tòa nhà chính phủ ở thủ đô Yerevan.
Mỹ chuẩn bị thêm biện pháp trừng phạt Myanmar
22:48:39 01/03/2021
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ đang chuẩn bị thêm một số biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Myanmar để phản ứng với tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình gần đây.
Giải cứu khoảng 100 người di cư ngoài khơi Libya
22:46:51 01/03/2021
Ngày 28/2, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết khoảng 100 người di cư đang cố gắng đến châu Âu bằng đường biển đã được giải cứu ngoài khơi bờ biển phía Tây của Libya.
Hé lộ lý do khiến tỷ phú Bill Gates mua nhiều đất nông nghiệp tại Mỹ
22:44:44 01/03/2021
Khi nhắc đến tỷ phú giàu thứ 4 thế giới Bill Gates, mọi người sẽ nhớ ngay đến tập đoàn công nghệ Microsoft, các quỹ từ thiện, đồng thời là chủ sở hữu đất nông nghiệp nhiều nhất nước Mỹ.
Đối phó lệnh cấm của Mỹ, Trung Quốc ồ ạt mua máy sản xuất chip cũ
22:40:32 01/03/2021
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang ồ ạt mua máy chế tạo chip đã qua sử dụng để đẩy mạnh sản xuất nội địa. Những cỗ máy từng bị xem là đồ bỏ đi cách đây vài năm nay có giá gần 1 triệu USD.