Việt Nam hỗ trợ thiết lập Trung tâm giám sát An ninh mạng cho các nước ASEAN
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt như VNPT, BKAV…, Bộ TT&TT đang hỗ trợ các nước Lào, Campuchia, Myanmar thiết lập và vận hành các Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng.
Khi các Trung tâm này được thiết lập, sẽ chia sẻ dữ liệu, chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của Việt Nam. Nếu như trước đây Việt Nam tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế đa phương với vai trò thụ động tiếp nhận thông tin thì hiện nay chúng ta đã triển khai một Trung tâm chia sẻ thông tin ASEAN mà ở đó chúng ta chủ động chia sẻ thông tin với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo dự kiến, hệ thống tổng thể này, sẽ bao gồm các giải pháp phần mềm giám sát tại các thiết bị đầu cuối, các thiết bị giám sát lớp mạng và các hệ thống tập trung để hiển thị, phân tích, cảnh báo các sự cố mạng, giúp cho phía bạn có thể nhanh chóng phân tích, xử lý hiệu quả các sự cố mất an toàn, an ninh mạng trong hệ thống.
Video đang HOT
Ngoài ra, bên cạnh việc thiết lập hệ thống kỹ thuật, sự hỗ trợ của Việt Nam cho các đơn vị chức năng về an toàn, an ninh mạng tại Campuchia, Lào, Myanmar còn bao gồm những hoạt động hỗ trợ xây dựng quy trình, đào tạo nhân lực cho phía bạn.
Theo Việt Nam Plus
Hàng triệu người dùng vẫn tái sử dụng mật khẩu của mình
Bất chấp việc được cảnh báo rủi ro và hành vi vi phạm an ninh mạng trong doanh nghiệp, hầu hết người dùng vẫn sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau và tái sử dụng mật khẩu cũ của mình.
Các công nghệ bảo mật mới được tạo ra để thay thế mật khẩu, nhưng dường như quá trình chuyển đổi đang diễn ra một cách chậm chạp và việc triển khai chúng còn gặp nhiều vướng mắc.
Bảo mật mật khẩu là một cuộc chiến lâu dài, với những thành tựu mà công nghệ mang lại cũng như những tiến bộ trong cách thức tấn công vào thông tin cá nhân của người dùng. Giữ an toàn thông tin được bảo vệ bằng mật khẩu là quan trọng và khó khăn hơn so với trước đây, khiến người dùng phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp hơn.
Các công ty lớn đã thực hiện các bước, cũng như các phương thức để bảo vệ mật khẩu của nhân viên một cách an toàn như: quản lý mật khẩu, loại bỏ những mật khẩu hết hạn, buộc nhân viên phải thường xuyên thay đổi mật khẩu và thậm chí xem xét thay thế hoàn toàn mật khẩu bằng các phương pháp an toàn hơn.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Security.org, trong đó khảo sát hơn 1.000 người sử dụng mật khẩu, cho thấy rằng người dùng vẫn đang tái sử dụng cùng một mật khẩu trung bình khoảng bốn lần. Trong đó có 63% số người được hỏi cho biết họ sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau, các trang web giải trí và nhiều website quan trọng khác.
Việc sử dụng lại mật khẩu cũ có thể dễ dàng bị tấn công bởi một loại tấn công an ninh mạng được gọi là nhồi thông tin xác thực (credential stuffing), cho phép hacker có thể lấy thông tin tài khoản cũng như mật khẩu từ việc đánh cắp trước đó để có quyền truy cập vào các tài khoản khác.
Cũng theo báo cáo này, để thay đổi và nhớ mật khẩu của mình, 68% người dùng cho biết họ thường tinh chỉnh một mật khẩu đã sử dụng trước đó và chính điều này khiến họ dễ dàng bị tấn công bởi hacker. Những người khác cho biết họ cũng đã cố gắng tạo ra các mật khẩu phức tạp hơn, tuy nhiên, do thường hay quên cũng chính vì nó quá phức tạp và khó nhớ.
Bảo mật mật khẩu nên được theo dõi hằng ngày. Để bảo vệ an toàn cho dữ liệu của cá nhân cũng như trong doanh nghiệp, người dùng nên cài đặt một mật khẩu dài, phức tạp. Nên sử dụng xác thực hai yếu tố với các trang web và ứng dụng, để có thêm một lớp bảo vệ chống lại hacker hoặc sử dụng các dịch vụ quản lý mật khẩu và nên có mật khẩu riêng biệt cho từng tài khoản.
Cuối cùng, người dùng có thể đăng ký các dịch vụ có khả năng thông báo trong trường hợp email của mình xuất hiện trong danh sách dữ liệu bị tấn công để có thể đặt lại mật khẩu của mình.
Theo nhân dân
Cách mạng 4.0 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng Cũng trong khuôn khổ Hội thảo cấp quốc gia 'Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam'. Sáng ngày 24/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ ba 'CMCN lần thứ 4 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng' do TS....