Việt Nam giải “bài toán” rủi ro trước nước lớn
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy “kiến tạo phát triển” là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam.
LTS: Năm 2013 là một năm “được mùa” của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập khái niệm “lòng tin chiến lược”, duy trì được một môi trường khu vực hòa bình, ổn định đồng thời với việc triển khai ngoại giao nước lớn. Đây là cơ sở để tính toán một năm 2014 theo góc nhìn dài hơi hơn, với những xung lực mới.
Dưới góc nhìn của một “Nhà nước kiến tạo phát triển” như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa nêu, chính sách đối ngoại phải có tầm nhìn đủ bao quát với những lựa chọn ứng xử khác nhau sẽ giúp quốc gia đối phó một cách hiệu quả với các rủi ro. Khi tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, tình hình nội bộ của các nước lớn và đối tác cũng có những thay đổi, chuyển biến liên tục thì một trong những điểm cốt lõi của ngoại giao Việt Nam 2014 chính là nhận diện và quản lý được rủi ro tiềm tàng khi nó còn chưa lộ diện.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài phân tích về thông điệp này, nhìn từ góc độ tác động tới chính sách đối ngoại.
Ngoại giao nước lớn và chiến lược lòng tin
Các nước lớn là những chủ thể đầy quyền lực trong quan hệ quốc tế, và cường quốc rõ ràng có nhiều công cụ chính sách hơn các nước nhỏ. Mối quan hệ nước lớn – nước nhỏ, hay giữa các nước lớn với nhau đều chứa đựng đầy rẫy rủi ro mà nếu không biết cách ứng xử khéo léo thì lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng bị đe dọa.
Rủi ro lớn nhất trong mối quan hệ với các nước lớn chính là hiểu sai hoặc không thể dự đoán được những bước đi chính sách của họ. Mặc dù có một số điểm chung trong cách hành xử, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yếu tố lịch sử, dân tộc,… khác nhau ảnh hưởng tới cách thức các nước lớn nhìn nhận thế giới, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao là khác nhau tùy tình hình và thời điểm cụ thể.
Với một nước nhỏ, quá cứng rắn hay quá mềm dẻo khi ứng xử với nước lớn có thể dẫn tới những hệ quả mà nước này không thể kiểm soát được, dẫn tới lợi ích chiến lược bị đe dọa nghiêm trọng. Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro sẽ phải xác định được các yếu tố then chốt, giúp nước nhỏ hiểu đúng hơn bản chất các mối quan hệ đan xen phức tạp trong mối quan hệ với các nước lớn. Cuối cùng ngoại giao phải thiết lập được một hệ thống chính sách trong đó ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.
Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Video đang HOT
Xây dựng “lòng tin chiến lược” chính là một trong những bước “kiến tạo” như vậy. Thiết lập lòng tin chính là một chiến lược nhằm “phòng ngừa rủi ro” về mặt dài hạn thông qua những biện pháp ngoại giao cụ thể, thông qua đối thoại và từ đó tìm kiếm tiếng nói chung. “Đoán” được ý nghĩ và hành động của các nước lớn không những là một môn khoa học, mà còn là một “nghệ thuật” mà các nước nhỏ hơn phải nắm vững để có thể bảo vệ lợi ích cho riêng mình.
Nhưng “đoán” như thế nào, và sau đó là hoạch định chiến lược đối phó với từng kịch bản tiếp cận ra sao lại là một vấn đề khác. Muốn “đoán” thì phải “hiểu”, muốn “hiểu” thì phải “đối thoại”, và muốn “đối thoại” thì cần có một chiến lược gây dựng lòng tin dài hạn. Phòng ngừa rủi ro chính từ bước đầu tiên, hiểu và xây dựng lòng tin với đối phương. Biển Đông có thể là một thí dụ điển hình.
Biển Đông và những rủi ro
Rủi ro trong vấn đề biển Đông là rất lớn khi bất cứ một đánh giá chính sách sai lầm nào cũng có thể khiến cho căng thẳng leo thang.
Trong một môi trường quốc tế mà sự tin cậy lẫn nhau vẫn chưa thể được xây dựng, cần thiết phải có những đối sách ngắn hạn để đối phỏ với rủi ro có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Và vì là một nước nhỏ, Việt Nam phải chấp nhận một rủi ro lớn hơn rất nhiều. Rủi ro khi các nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự để đạt ưu thế trong tranh chấp, rủi ro khi các cường quốc bắt tay nhau để “chia chác” các lợi ích trên biển mà không cần “để ý” tới phản ứng của các nước nhỏ hơn.
Nhiệm vụ của ngoại giao và những người phân tích chính sách đối ngoại là phải xác định rõ trong từng trường hợp Việt Nam phải ứng xử ra sao, phải có chính sách ứng phó như thế nào để bảo toàn lợi ích và chủ quyền từ ngàn đời nay của quốc gia, với việc đánh đổi ít nhất.
Tranh chấp lãnh thổ không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi có những chiến lược dài hơi, với những rủi ro được nhận diện một cách rõ ràng. Một nền ngoại giao chỉ biết thụ động đối phó với tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất lợi ích, vị thế và cả bản sắc của cả một quốc gia.
Trung Quốc có chiến lược riêng của họ trong tranh chấp biển Đông, và chênh lệch quyền lực là quá rõ ràng giữa Bắc Kinh và các bên còn lại trong tranh chấp. Rủi ro và thách thức trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều lần so với cơ hội, và vì vậy cần những chiến lược rõ ràng cụ thể để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể có.
“Thể chế hóa” hay “học thuật hóa” chính là những chiến lược như vậy. “Thể chế hóa” là việc làm sao thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa các nước có liên quan tới tranh chấp và cố gắng tìm một đồng thuận về nội dung trong các cánh diễn dịch UNCLOS khác nhau. Làm sao để giúp Trung Quốc nhận ra được lợi ích của việc xây dựng COC, và làm thế nào giúp ASEAN trở nên đoàn kết hơn nữa trong vấn đề này chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2014, thông qua việc lấy cơ chế xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng.
Bên cạnh đó, “học thuật hóa” sử dụng sức mạnh của khoa học và lý lẽ như một vũ khí tuyên truyền nhằm “đánh bật” những lập luận và bằng chứng khống, thiếu sức thuyết phục từ phía Trung Quốc, vốn áp đảo trên các diễn đàn quốc tế. Một sự kết hợp giữa khoa học vốn mang đậm tính hợp lý và logic, và tuyên truyền với sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp các quan điểm của Việt Nam vừa mang sức nặng và tính thuyết phục, lại vừa được phổ biến một cách rộng rãi trên các diễn đàn, cả trong và ngoài nước.
Môi trường quốc tế đầy biến động hiện nay đi kèm với quá trình cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung khiến cho tương lai an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Điều này đòi hỏi việc hoạch định sách lược ngoại giao phải có những chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chuyển từ ngoại giao phòng ngừa đơn thuần sang ngoại giao theo tư duy “kiến tạo phát triển” là chìa khóa tăng cường thế chủ động của Việt Nam trong thời điểm 2014 hiện nay, lẫn tương lai trung hạn sắp tới.
Theo Nguyễn Thế Phương
Vietnamnet
Triều Tiên lưu đày hàng trăm họ hàng của chú ông Kim Jong-un
Sau khi chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là ông Jang Song-thaek bị xử tử, hàng trăm họ hàng của người từng là nhân vật quyền lực số hai tại Triều Tiên này đã bị đưa vào các trại lao động khổ sai.
Ông Jang Song-thaek bị nghi chống lại chính quyền Triều Tiên
Theo tờ Telegraph của Anh, việc thành viên gia đình của bất kỳ ai bị xác định phạm tội tại Triều Tiên bị trừng phạt cùng với người thân là phổ biến. Tuy nhiên quy mô của vụ bắt giữ đối với các họ hàng của ông Jang Song-thaek cho thấy giới lãnh đạo Triều Tiên sẵn sàng đi xa tới đâu trong việc loại bỏ ông Jang và những người thân cận.
"Vào khoảng 10 giờ đêm ngày 13/12, một ngày sau khi Jang bị xử ử, những người có vũ trang từ Bộ an ninh nhà nước đã tới khu vực Pyongchon của Bình Nhưỡng, nơi rất nhiều họ hàng của ông ấy sống", một nguồn tin tại thủ đô của Triều Tiên khẳng định với tờ Daily NK.
"Họ bắt đi vài trăm người", nguồn tin này cho biết thêm. "Không chỉ có những người họ hàng gần với ông ta bị bắt đi, mà cả những họ hàng xa trong gia đình ông ấy cũng bị đưa đi, ví dụ như họ hàng của cha ông Jang. Với tình hình này, ngay cả bà con của ông ấy ở bên ngoài Bình Nhưỡng cũng không an toàn".
Trước đó ông Jang bị khởi tố vì ít nhất 24 tội danh lạm dụng quyền lực hoặc vi phạm luật pháp Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là lật đổ chính quyền.
Những tội danh này thuộc đủ cấp độ, từ "gây mất đoàn kết và gắn bó trong đảng" tới "mơ những giấc mơ khác thường", và tạo ra "ảo tưởng về chính bản thân mình".
Vị lãnh đạo 67 tuổi này còn bị buộc tội "có những phi phạm kỷ luật và tham nhũng, dẫn tới lối sống phóng đãng, trụy lạc", có "mối quan hệ không đứng đắn với nhiều phụ nữ" hay "lãng phí ngoại tệ tại các sòng bạc", trước khi bị xử tử.
Dù vậy, ngay sau khi ông Jang bị bắt, các họ hàng và người có mối liên hệ với ông nhận ra rằng sự trừng phạt của nhà nước sẽ không chỉ dừng lại ở người từng được xem là quyền lực số 2 tại Triều Tiên.
Việc bị xử tử có thể là hình phạt dành cho những người họ hàng hoặc đồng minh chính trị thân thiết nhất của ông Jang, trong khi những người khác sẽ bị đưa tới các trại cải tạo và ở đó đến hết đời.
Một vài trong số những người có khả năng gặp rủi ro đã tự nguyện giao nộp mình cho "cách mạng" bằng cách tới làm việc ở các hầm mỏ hoặc nông trại.
"Có vẻ như họ đang cố thực hiện các biện pháp tự trừng phạt nhằm tránh một án phạt nặng hơn, nhưng họ vẫn sẽ khó thoát được theo cách đó", Daily NK phân tích. "Tội của ông Jang là phản đảng, gây chia rẽ chống cách mạng", nên tất nhiên người ta sẽ nói rằng gia đình ông ta đã thách thức chính quyền.
"Do vậy, các hình phạt nghiêm khắc vẫn còn ở phía trước".
Theo Dantri
BBC: Pháp "sẽ giúp Việt Nam đào tạo quân sự" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã nhận được lời hứa từ người đứng đầu Bộ Quốc Phòng Pháp là "sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, công nghệ quân sự", Thông tấn xã Việt Nam cho biết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - ông Jean-Yves Le Drian Thủ tướng hiện...