Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca, bệnh tay chân miệng vẫn là thách thức lớn
Dù số ca bệnh tay chân miệng trong năm 2024 đã giảm so với các năm trước, nhưng dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và đe dọa tới trẻ em trong tương lai.
Các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh chiến lược kiểm soát dịch bệnh và phát triển vaccine để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.
Ngày 18/12, Viện Pasteur TPHCM tổ chức hội thảo với chủ đề “Chiến lược và giải pháp tăng cường phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng tại Việt Nam”.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung – Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhấn mạnh, dù ngành y tế đã đạt được những bước tiến trong phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng, nhưng căn bệnh này vẫn là thách thức lớn. Hằng năm, Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca bệnh, trong đó nhiều ca nặng và tử vong.
“Đợt bùng phát năm 2023 là minh chứng cho gánh nặng kéo dài của bệnh tay chân miệng, đặc biệt với trẻ em – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Bệnh không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn tạo áp lực lớn về mặt y tế, kinh tế và xã hội”, Viện trưởng Nguyễn Vũ Trung nhận định.
PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung – Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM phát biểu tại hội thảo.
Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 76.371 ca tay chân miệng, tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam như TPHCM, Tiền Giang, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp. Dù số ca mắc đã giảm so với năm trước, nhưng nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn hiện hữu, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm tháng 5-6 và 9-10.
Phân tích về sự nguy hiểm của bệnh, Tiến sĩ Trần Đại Quang – Phó trưởng Phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm – Cục Y tế Dự phòng – cho biết: “ Virus EV71 – tác nhân chính gây bệnh tay chân miệng nặng – đã liên tục biến đổi, khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn. Đặc biệt, 80% các ca nặng đều liên quan đến virus này, với các phân nhóm C4 và B5 được xác định là nguy cơ cao gây tử vong”.
Video đang HOT
Chia sẻ về thực tế điều trị, PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) nhấn mạnh, các đợt bùng phát mạnh khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Chỉ riêng năm 2023, tỷ lệ mắc tay chân miệng tại khu vực phía Nam là 229/100.000 dân, trong đó 23% các trường hợp thuộc nhóm bệnh nặng.
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 phát biểu tại hội thảo.
Hiện nay, việc điều trị chủ yếu dựa trên triệu chứng, đòi hỏi các giải pháp chiến lược mạnh mẽ để giảm thiểu tác động từ các đợt bùng phát.
Tại hội thảo, các chuyên cho rằng, việc phát triển và triển khai vaccine phòng tay chân miệng, đặc biệt đối với virus EV71 là chìa khóa để ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: “Đưa vaccine EV71 vào chương trình tiêm chủng không chỉ giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này mà còn giảm thiểu áp lực cho hệ thống y tế công cộng. Đây là bước tiến quan trọng, giúp bảo vệ trẻ em”.
Dịch nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở 4 tỉnh Đông Bắc Thái Lan: 12 người chết, hàng trăm người bị điếc
Bốn tỉnh Đông Bắc Thái Lan ghi nhận 12 trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan đã đưa ra cảnh báo người dân không ăn thịt lợn sống để tránh bị nhiễm.
Dịch Liên cầu khuẩn ở lợn đang có ở 4 tỉnh Đông Bắc Thái Lan (Ảnh: Singtao)
Nhiễm liên cầu khuẩn hay Nhiễm trùng máu do liên cầu (Streptococcus suis) thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu và thậm chí mất thính lực. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị điếc vĩnh viễn hoặc tử vong.
Streptococcus suis (Liên cầu lợn) là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn và một số loài gia súc khác như trâu, bò, ngựa...Ngoài ra chúng còn có thể gây bệnh cho người. Người nhiễm liên cầu khuẩn biểu hiện bằng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc và viêm khớp. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn thường xuất hiện lẻ tẻ nhưng cũng có khi bùng phát thành dịch.
Tiếp xúc với thịt lợn sống nhiễm liên cầu khuẩn có thể bị lây nhiễm và phát bệnh (Ảnh: Singtao).
Nguy cơ bị điếc vĩnh viễn
Theo tờ Bangkok Post, Tiến sĩ Taweechai Wisanuyothin, Giám đốc Văn phòng 9 của Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DDC) cho biết, từ ngày 7/1 đến ngày 3/9 năm nay, tại 4 tỉnh đông bắc gồm Nakhon Ratchasima, Buriram, Surin và Chaiyaphum đã có tổng cộng 149 ca mắc bệnh mất hoàn toàn thính lực (điếc) do nhiễm Streptococcus suis và 12 người đã tử vong, hầu hết là người già trên 65 tuổi.
Cần đeo găng tay khi tiếp xúc thịt lợn sống
Trong 4 tỉnh này, tỉnh Nakhon Ratchasima có số ca nhiễm Streptococcus suis nhiều nhất với 89 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp tử vong; tỉnh Chaiyaphum có 31 trường hợp, 4 người tử vong; trong đó tỉnh Surin có 16 trường hợp, 1 người tử vong; và tỉnh Buriram báo cáo có 13 trường hợp nhiễm và 1 người chết.
DDC Thái Lan khuyến cáo khi mua thịt lợn, người tiêu dùng nên chọn những nguồn đáng tin cậy; không mua thịt lợn có màu sẫm hoặc có mùi khác lạ và đảm bảo thịt lợn, nội tạng và tiết được đun sôi trong hơn 10 phút. Ngoài ra, trong quá trình đun nấu phải sử dụng các dụng cụ dao, thớt, bát đĩa...khác nhau để xử lý thịt lợn sống và chín để tránh lây nhiễm chéo. Phải đeo găng tay hoặc che vết thương khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn sống và rửa tay kỹ sau khi chế biến.
Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cảnh báo không nên ăn thịt nướng vì có thể nhiễm Liên cầu khuẩn (Ảnh: Singtao).
Nhiễm bệnh do ăn uống hoặc tiếp xúc với thịt lợn sống
Streptococcus suis là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở đàn lợn, thường gặp ở đường hô hấp trên của lợn, đặc biệt là amidan, khoang mũi, hệ tiêu hóa và hệ sinh sản. Lợn có thể lây nhiễm cho nhau qua tiếp xúc mũi kề mũi hoặc phun nước mũi hay rớt dãi ở cự ly gần.
Con người có thể bị nhiễm Streptococcus suis do ăn phải hoặc tiếp xúc với thịt lợn sống, tiết lợn hoặc nội tạng lợn bị bệnh.
Streptococcus suis cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, vết trầy xước hoặc kết mạc mắt.
Các triệu chứng ban đầu của người bị nhiễm trùng Streptococcus suis là sốt, nhưng tình trạng mất thính lực tạm thời có thể xảy ra khoảng 14 ngày sau đó.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, nhức đầu dữ dội, chóng mặt, nôn mửa và bị cứng cổ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn hoặc tử vong. Nếu người nhiễm bệnh khả năng miễn dịch yếu, tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn.
Ấn Độ chỉ đạo các địa phương phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo ngày 9/9 của Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Apurva Chandra trong đó chỉ đạo các bang và vùng lãnh thổ liên bang về những hành động phòng ngừa, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox). Bệnh đậu mùa khỉ có thể có các tổn thương trên da. Ảnh:...