Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số, thương mại điện tử
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và thương mại điện tử, được đánh giá cao về tiềm năng số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.
Ngày 9/9, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Hội nghị kết nối thương mại điện tử (TMĐT) với doanh nghiệp Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2022. Đây là một hoạt động trong chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển phương thức kinh doanh hiện đại được Sở Công Thương Cần Thơ cùng Cục TMĐT và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.
Chuỗi hoạt động này nhằm tạo điều kiện kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, các cơ sở sản xuất thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long quảng bá, kinh doanh sản phẩm địa phương trên môi trường trực tuyến và mở rộng thị trường tiêu thụ qua TMĐT.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Ảnh: P.Thảo)
Trao đổi tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, đứng top 3 về quy mô thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, được đánh giá cao về tiềm năng phát triển số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.
Thời gian qua, Bộ Công Thương, trực tiếp là Cục TMĐT và Kinh tế số cùng nhiều bộ ngành Trung ương, các Sở, ngành, địa phương và các đối tác, các doanh nghiệp TMĐT đã phối hợp triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ, phân phối sản phẩm trên các sàn TMĐT.
Video đang HOT
Tiêu biểu như, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday, chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT,… đã mang đến nhiều tín hiệu tích cực trong việc hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm Việt, nông sản địa phương trên môi trường trực tuyến. TMĐT cũng đã nhanh chóng trở thành một phương thức song hành với kinh doanh truyền thống, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hay hợp tác xã phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Vì thế, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số bày tỏ mong muốn qua hội nghị, các doanh nghiệp, địa phương sẽ có được những giải pháp hỗ trợ để phân phối sản phẩm trên sàn cũng như các giải pháp hỗ trợ tài chính số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số.
Đồng thời, khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông đặc sản, sản phẩm tại Cần Thơ và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam, 2 đặc điểm nổi bật nhất trong làn sóng thứ 2 của TMĐT chính là số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, cùng với đó các thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, doanh nghiệp TMĐT đã tích cực chuyển đổi số.
“Đã có 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát của chúng tôi tin rằng thị trường sẽ tốt hơn trong bối cảnh kinh tế mới. Do đó, giai đoạn này được xem là thời điểm để đa số doanh nghiệp tiếp cận và tiến hành chuyển đổi số, thích ứng với trạng thái bình thường mới”, ông Nguyễn Minh Đức cho hay.
Sở Công Thương Kiên Giang và Hội Doanh nhân trẻ thành phố Cần Thơ ký thỏa thuận hợp tác về thương mại điện tử (Ảnh: P.Thảo)
Ở góc độ của doanh nghiệp, ông Jason Bay, Giám đốc Văn phòng điều hành tập đoàn Sea Group (Singapore), chủ sở hữu sàn Shopee cho biết, trong 3 năm từ 2019 đến 2021, tổng giá trị các sản phẩm bán ra của Shopee đã tăng gần 4 lần, từ 424.000 tỷ đồng lên đến gần 1.483.000 tỷ đồng. Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng đơn hàng đặt trên Shopee đã tăng gấp 5 lần, đạt 6 tỷ đơn trong năm 2021.
“Điều này cho thấy, kinh doanh qua TMĐT chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Không chỉ thay thế việc mua sắm tại cửa hàng bằng các giao dịch online, sức mạnh của các nền tảng số nằm ở khả năng giúp người mua tiếp cận nhiều loại sản phẩm hơn ở mức giá thấp hơn, và kết nối người bán với nhiều người mua hơn và tăng số lượng sản phẩm bán ra”, đại diện Sea Group nêu quan điểm.
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được các chuyên gia của các sàn Voso, Postmart, Shopee, Tiki hay các đối tác cung cấp giải pháp số như Sapo, VPBank… giới thiệu các giải pháp, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong việc thúc đẩy bán hàng qua TMĐT và ứng dụng các giải pháp tài chính số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái
Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đưa vào vận hành tại địa chỉ truyxuat.gov.vn, góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái.
Nhằm hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ, Bộ Công Thương đã phát triển hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử.
Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode trong thương mại điện tử sẽ góp phần chống hàng giả, hàng nhái.
Cụ thể, Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã xây dựng hệ thống phần mềm xác thực hàng chính hãng trên nền thiết bị di động với hệ thống phần mềm QRCode tĩnh và QRCode động. Phần mềm này góp phần chống các hình thức giả mạo, bảo vệ sản phẩm; cảnh báo hàng giả tức thời cho doanh nghiệp và khách hàng bằng cách giới hạn lượt quét của tem chính hãng phân quyền quản lý rõ ràng giữa nhà máy sản xuất, nhà phân phối.
Ông Đỗ Đình Tấn, phụ trách Phòng Nghiệp vụ và Vận hành, Trung tâm tin học và Công nghệ số cho biết, ứng dụng của hệ thống xác thực hàng chính hãng cung cấp được khả năng truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp minh bạch thông tin sản phẩm và giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, từ đó tạo ra sự tin cậy ở phía người dùng.
Qua hệ thống truy xuất này, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn có thể dễ dàng kết nối với nhau về các thông tin, quy trình bảo hành, chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp...
Ông Đỗ Đình Tấn cũng cho biết, với việc vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng vừa có chức năng chống giả, công nghệ QRCode động trên hệ thống "truyxuat.gov.vn" được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước.
Đối với công nghệ QRCode tĩnh, sản phẩm được giới thiệu và dẫn tới trang web nhà cung cấp sản phẩm hoặc một trang giới thiệu sản phẩm. QRCode và serial được sinh ra trên hệ thống và được cài đặt chỉ được quét tối đa 1 lần. Nếu quét lần tiếp theo sẽ hiển thị trang báo lỗi; vì thế không bị hiện tượng sao chép hình ảnh QRCode để in làm giả.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode của Bộ Công Thương giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh nguồn gốc của hàng hóa. Đây không chỉ là động thái tạo niềm tin cho khách hàng mà còn là "bức tường" bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi khắt khe về hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa. Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng QRCode sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động mua sắm, tiêu dùng.
"Thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Công Thương, doanh nghiệp sản xuất, phân phối để hoàn thiện và triển khai rộng hệ thống chứng thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử", ông Đỗ Đình Tấn thông tin thêm.
Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước 1/1/2023 Các sàn TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam phải bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023 nếu chưa có đủ theo quy định. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) vừa có thông báo về việc bổ sung Giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế...