Việt Nam được đánh giá là thiên đường golf lý tưởng của khu vực châu Á
Việt Nam có địa hình đa dạng, bờ biển dài với những bãi biển đẹp nổi tiếng, đồi núi, cảnh quan hùng vĩ, ánh nắng chan hòa hầu như quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch golf.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Với việc Chính phủ cho phép mở cửa từ ngày 15/3, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch, đồng thời là một trong 62 quốc gia trên thế giới dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến COVID-19.
Một sân golf tại TP. Đà Nẵng – Ảnh:VGP/Lưu Hương
Trong 8 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch Việt Nam đã phục vụ gần 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, vượt xa mục tiêu 60 triệu khách nội địa của năm 2022; đón trên 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đạt 24% mục tiêu của năm 2022, tổng thu từ du lịch đạt trên 356.000 tỷ đồng. Lượng tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam nằm trong top đầu của thế giới và có sự tăng trưởng nhanh, đó là minh chứng cụ thể về khả năng phục hồi nhanh chóng, cũng như khẳng định sự hấp dẫn, an toàn của du lịch Việt Nam.
“Cùng với sự tăng trưởng về khách du lịch, ngành du lịch Việt Nam cũng liên tục được các tổ chức uy tín và danh tiếng trên thế giới bình chọn là điểm đến tiêu biểu trong khu vực châu Á và trên thế giới, đặc biệt các năm liên tiếp 2019-2021 được vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất châu Á” và 2 năm 2019, 2021 được vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất thế giới”. Việc Việt Nam liên tiếp nhận được các giải thưởng danh giá trên đã khẳng định thương hiệu, sức hút và vị thế của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho hay.
Theo Tổ chức Du lịch Golf thế giới (IAGTO), hiện có trên 60 triệu người chơi golf trên thế giới và mục đích đi du lịch golf đứng thứ ba về động cơ du lịch trong khu vực châu Á. Toàn cầu hiện có khoảng 700 công ty du lịch golf thuộc 61 quốc gia là thành viên của IAGTO, mỗi năm thực hiện khoảng 2,5 tỷ USD giá trị các hợp đồng cung cấp dịch vụ, phục vụ khoảng 1,9 triệu người chơi golf.
Việt Nam được đánh giá là thiên đường golf lý tưởng của khu vực châu Á. Việt Nam có địa hình đa dạng, bờ biển dài với những bãi biển đẹp nổi tiếng thế giới, đồi núi, cảnh quan hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới, ánh nắng chan hòa hầu như quanh năm, điều kiện thuận lợi để đầu tư, phát triển sân golf và loại hình du lịch golf.
Video đang HOT
Hướng tới nguồn khách du lịch cao cấp
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng cho rằng, hiện nay sự phát triển của bộ môn golf ở Việt Nam đang hội nhập với các quốc gia khác. Đối với Đà Nẵng, thành phố đang có một lượng khách rất lớn tại miền Trung cũng như tại các tỉnh, thành phố miền Nam; đồng thời với sự liên kết với các điểm đến trên thế giới bằng các chuyến bay thẳng đang khai thác gần đây thì du lịch golf được kỳ vọng là sản phẩm sẽ giúp cho du lịch được khôi phục nhanh chóng.
Hiện thành phố có 2 sân golf là BRG Đà Nẵng Golf Resort và BanaHills Golf Club, trong đó BRG Đà Nẵng Golf Resort là sân golf 36 hố đầu tiên tại Đà Nẵng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến sử dụng dịch vụ.
“Tại TP. Đà Nẵng, du lịch golf hay du lịch chất lượng cao là những dịch vụ giải trí hạng sang được Đà Nẵng mở rộng, đáp ứng nhu cầu đối với những nhóm khách hàng cao cấp. Sắp tới, TP. Đà Nẵng khai thác loại hình du lịch cưới tại các khu nghỉ dưỡng ven biển, phục vụ những nhóm khách hàng chi trả cao. Điều này không chỉ giúp Đà Nẵng giải bài toán nguồn khách vào mùa thấp điểm mà còn tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương có trình độ cao”, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng thông tin.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển hạ tầng và xây dựng sản phẩm du lịch golf là một trong những định hướng trọng tâm trong phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
“Việc phát triển du lịch golf không những giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh du lịch mà còn thu hút được đối tượng khách có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, kích thích phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp. Tổng cục Du lịch sẽ tiếp tục tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch golf tới du khách trong và ngoài nước, bên cạnh đó khuyến khích, thúc đẩy liên kết trong phát triển du lịch golf, trong việc tổ chức các giải golf, nâng cao chất lượng các tiện ích kèm theo như nghỉ dưỡng, resort, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe”, ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay.
Du lịch xanh lên ngôi
Theo thời gian, loại hình du lịch xanh ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển loại hình du lịch này.
Tuy nhiên, để du lịch xanh đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững, ngành du lịch vẫn còn nhiều việc phải làm.
Du khách tham gia du lịch trải nghiệm ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh : Quang Vinh.
Tiềm năng lớn
Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh.
Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng nhiều sản phẩm mới nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Có thể kể đến như tour đi bộ khám phá kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội của Bảo tàng Lịch sử quốc gia; hàng loạt tour xe đạp do Công ty Lữ hành Hanoitourist (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) và nhiều đơn vị trong Câu lạc bộ du lịch bền vững VGreen thiết kế và xây dựng đã được tổ chức...
Bên cạnh đó, khu vực ngoại thành như các điểm du lịch tại Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Gia Lâm... cũng đang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch xanh. Điển hình như Ba Vì - một huyện được thiên nhiên ban tặng cảnh quan phong phú với như Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà... Đáng chú ý, nơi đây còn là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao với những nét văn hóa đặc sắc. Tất cả đã tạo cho Ba Vì trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn du khách.
Ở một khía cạnh khác, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) lại tạo cho du khách được tham gia trải nghiệm vào những công đoạn để làm ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh.
Anh Nguyễn Đình Tuyến, du khách đến từ quận Hoàng Mai, Hà Nội tỏ ra rất phấn khởi khi lần đầu tiên được nhào nặn những cục đất sét rồi đưa lên bàn xoay để tự làm ra một sản phẩm gốm Bát Tràng. "Tôi và gia đình rất thích thú mô hình du lịch trải nghiệm trực tiếp này. Tại đây, mọi người sẽ thỏa sức sáng tạo với sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thiện sản phẩm mà chính mình vừa làm ra thì du khách có thể mang về làm kỷ niệm" - anh Tuyến chia sẻ.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, để tạo được những sản phẩm du lịch nông nghiệp mang dấu ấn đặc trưng của Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô chú trọng khai thác yếu tố văn hóa, văn minh lúa nước của vùng Đồng bằng Bắc Bộ; du lịch nông nghiệp kết hợp với tham quan di sản văn hóa, làng nghề; khai thác mô hình trang trại đồng quê phục vụ hoạt động du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu vực ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận; kết hợp khai thác các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống.
Không chỉ Hà Nội, nhiều địa phương trên cả nước cũng đang tích cực triển khai thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như: Lào Cai, Sơn La, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang... Trong xu thế hiện nay, khi sự quan tâm của du khách đến môi trường tự nhiên ngày càng tăng thì việc phát triển sản phẩm du lịch xanh có chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra tính cạnh tranh và hấp dẫn của điểm đến.
Đánh giá về tầm quan trọng của loại hình du lịch xanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu cho rằng: "Muốn điểm đến trở thành nơi du khách muốn đến, muốn quay trở lại yếu tố quan trọng chính là chất lượng của môi trường, chất lượng cuộc sống, sự ứng xử với khách du lịch. Những chỉ số xanh tạo nên niềm tin, sức hấp dẫn trở thành nguồn tài nguyên quý giá thu hút du khách".
Du khách trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Cần chú trọng mọi mặt
Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, văn hóa, đóng góp cho nỗ lực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch xanh đang là xu hướng phát triển toàn cầu. Đây cũng là hướng đi tất yếu để ngành du lịch phát triển bền vững.
Du lịch xanh ở nước ta đang được đẩy mạnh khai thác, các địa phương xây dựng nhiều sản phẩm mới, song cũng đối diện không ít rào cản do đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và ý thức của đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan, thiên nhiên chưa cao.
Để giải quyết vấn đề này, ông Hà Văn Siêu cho rằng, đối với vấn đề phát triển du lịch xanh ở Việt Nam, nếu chỉ xét về tiêu chí môi trường thôi chưa đủ, mà phải coi trọng ở góc độ văn hóa, phải mang lại sự phồn thịnh cho người dân ở điểm đến. Đó là sự phát triển bền vững. Phát triển du lịch cuối cùng là để mang lại hạnh phúc cho người dân. Nếu chỉ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp mà người dân không được hưởng nhiều thì sẽ dẫn đến xung đột, bất đồng giữa doanh nghiệp và người dân.
Ông Siêu đưa ra khuyến cáo, doanh nghiệp du lịch cần chú trọng việc sử dụng công nghệ xanh, ngăn chặn những hành vi làm nguy hại đến môi trường và văn hóa bản địa, khuyến khích sản phẩm du lịch, chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Song song với đó cần lên án những dự án phát triển nóng không quan tâm đến bảo vệ môi trường, những hoạt động du lịch xô bồ, ồ ạt. "Các cơ quan quản lý hướng tới phát triển du lịch xanh. Không cổ vũ những dự án tác động xấu tới môi trường, cần lựa chọn những dự án tạo nên những giá trị tốt đối với môi trường sinh thái, văn hóa" - ông Siêu nhấn mạnh.
'Homestay' ngày càng mất chất, biến tướng thành nhà nghỉ du lịch 'Homestay' hiện là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú phổ biến, ngày càng được các tín đồ du lịch yêu thích, lựa chọn. Tuy nhiên, việc bùng nổ loại hình lưu trú này đang làm mất đi những đặc trưng riêng biệt đúng chất "homestay". Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang vừa đăng tải thông tin khuyến cáo các hộ kinh...