Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng của phần mềm gián điệp
Theo báo cáo International Privacy Day Report 2020 của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công vào năm 2019.
Tổng số người dùng bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp năm 2019 tại Việt Nam đã tăng 21,54%, từ 5.937 người dùng trong năm 2018.
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh minh họa: Moet.
Hãng bảo mật Kaspersky vừa tiết lộ số lượng người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp trong năm 2019.
Cũng trong danh sách này, Singapore có số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp thấp nhất Đông Nam Á năm 2019 với 866 người dùng, đứng thứ 44 trên thế giới.
Video đang HOT
Internet có mặt ở mọi nơi, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cùng lượng người dùng trực tuyến không ngừng tăng khiến “bạo lực” mạng xuất hiện và trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Trong đó, tấn công gián điệp trở nên ngày càng phổ biến.
Phần mềm gián điệp có khả năng xâm nhập vào thông tin của người dùng, giúp thủ phạm truy cập tin nhắn, hình ảnh, thông tin mạng xã hội, định vị, âm thanh hoặc video của nạn nhân. Các phần mềm gián điệp chạy ẩn trong thiết bị mà không được sự nhận thức và cho phép của người dùng.
Trong vài năm qua, vấn đề về gián điệp mạng đang ngày càng nghiêm trọng. Số người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp đã tăng 35%, từ 27.798 năm 2018 lên 37.532 vào năm 2019. Các loại phần mềm gián điệp cũng gia tăng. Kaspersky đã phát hiện 380 biến thể của phần mềm gián điệp trong năm 2019 – nhiều hơn 31% so với năm 2018.
Về các mã độc gián điệp được cài cắm trên thiết bị Windows, 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2019 là Nga, Ấn Độ và Đức.
Theo viet times
CEO Reddit gọi TikTok là "ký sinh trùng" và là "phần mềm gián điệp"
CEO Reddit, ông Steve Huffman đã gọi TikTok "về bản chất là một dạng ký sinh trùng" tại một sự kiện thảo luận vào thứ 4 vừa qua, đồng thời đưa ra lời khuyên mọi người không nên cài đặt "phần mềm gián điệp" này.
Tuyên bố của Huffman được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang theo dõi sát cách thức TikTok sử dụng dữ liệu người dùng, trong khi nhiều cơ quan chính phủ nước này đã cấm nhân viên sử dụng dịch vụ vì có nguồn gốc Trung Quốc.
CEO Reddit mới đây đã có tuyên bố chỉ trích "đích danh" TikTok, ứng dụng video ngắn đã khiến "thế hệ Z" (sinh năm 2000 trở về sau) "phát cuồng" trong thời gian gần đây, tại một sự kiện diễn ra hôm thứ 4 vừa qua.
TikTok hiện đang là thách thức lớn mới nhất đối với các công ty mạng xã hội lớn của Mỹ như Facebook; ứng dụng này thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance. Theo trang tin TechCrunch, Giám đốc điều hành Reddit Steve Huffman đã phản đối ý tưởng rằng các công ty tại Thung lũng Silicon nên học hỏi từ TikTok.
" Có lẽ sau này tôi sẽ phải hối hận vì đã nói ra điều này, nhưng ở thời điểm hiện tại, suy nghĩ của tôi không thể nào hòa hợp với họ (những người sáng tạo ra TikTok)", Huffman tuyên bố. "Mỗi khi nhìn vào ứng dụng này, tôi chỉ thấy nó như một dạng kí sinh trùng mà thôi. Nó thường xuyên nghe lén người dùng, công nghệ vân tay mà ứng dụng này sử dụng thì quá đáng sợ. Tôi sẽ không bao giờ cài đặt ứng dụng này lên điện thoại của mình, và cũng chủ động nói với người khác rằng 'Đừng có cài thứ phần mềm gián điệp này lên điện thoại của bạn'", ông khẳng định.
TikTok hiện chưa đưa ra phản ứng nào về bình luận của Huffman. Tuy nhiên, trong một bài blog đăng tải hồi tháng 10 vừa qua, công ty cho biết họ lưu trữ dữ liệu của người dùng Mỹ tại các máy chủ đặt trên lãnh thổ nước Mỹ.
Cách thức TikTok xử lý dữ liệu của người dùng đã bị chính phủ Mỹ điều tra chặt chẽ. Nhiều cơ quan chính phủ nước này đã cấm nhân viên sử dụng ứng dụng TikTok này với lý do nó có thể gửi ngược dữ liệu về cho chính phủ Trung Quốc.
Một sinh viên ở California, Mỹ đã đệ đơn kiện tập thể chống lại công ty ByteDance vào năm ngoái, với cáo buộc ứng dụng này đã tạo một tài khoản cho sinh viên này mà không có sự cho phép của cô và bắt đầu có hành vi thu thập dữ liệu của cô gái này.
Huffman đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ hội thảo có tên Social 2030. Bên cạnh Huffman còn có cựu giám đốc chính sách của Facebook Elliot Schrage và Sam Lessin, cựu phó chủ tịch sản phẩm của Facebook.
Huffman là một trong số ít những tiếng nói ở Thung lũng Silicon đã lên án TikTok bằng những từ ngữ mạnh mẽ đến vậy. Giám đốc điều hành Snap, ông Evan Spiegel hồi tháng trước cho biết rằng ông tin rằng TikTok có thể sẽ vượt qua Instagram bởi ứng dụng này khuyến khích người dùng thể hiện "tài năng" của họ - chẳng hạn như học các điệu nhảy đã được biên đạo đăng tải trên trang chia sẻ video này - chứ không đơn thuần chỉ là "khoe" dáng điệu của mình tới mọi người thông qua các bức ảnh.
Theo VN Review
Phần mềm gián điệp Android ẩn mình dưới dạng ứng dụng chat Hãng bảo mật Trend Micro cảnh báo người dùng Android có thể nhiễm phần mềm gián điệp khi truy cập vào trang web giả mạo Google. Thực tế phần mềm độc hại có chức năng gián điệp này đã được phát hiện trước đây, nhưng lần này kẻ tấn công giấu chúng dưới dạng ứng dụng chat lây nhiễm thiết bị Android. Các...