Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, thứ nhất Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DDoS
Thông tin đưa ra tại Hội thảo ‘Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DdoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp’ tổ chức sáng ngày 3/5/2019 cho biết, theo báo cáo quý I/2019 Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS.
Toàn cảnh Hội thảo vào sáng ngày 3/5/2019.
Sáng ngày 3/5/2019, Cục An toàn Thông tin, ICTnews phối hợp với Nexusguard Limited tổ chức Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp”.
Hội thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ và những cơ quan ban ngành của nhà nước về các xu hướng tấn công DDoS và cách phòng tránh và thực thi luật pháp khi Việt Nam đang chuyển dịch thành quốc gia thông minh.
Tấn công DdoS ngày càng dễ thực hiện, phòng thủ ngày càng khó khăn
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin cho biết, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng theo hàm số mũ, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) ngày càng dễ thực hiện, việc phòng thủ ngày càng khó khăn, Cục An toàn thông tin, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã xây dựng và vận hành hệ thống chống tấn công mạng Internet Việt Nam. Trong hệ thống đó, có một chức năng là liên kết với hệ thống của các doanh nghiệp và các nhà mạng để điều phối, xử lý những cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào các hệ thông thông tin quan trọng tại Việt Nam.
Cục An toàn Thông tin là cơ quan thuộc Bộ TT&TT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin mạng, do đó hoàn toàn trung lập về mặt công nghệ. Cục An toàn Thông tin cam kết tạo ra một thị trường lành mạnh có sự tham gia công bằng giữa những doanh nghiệp trong nước cũng như là doanh nghiệp nước ngoài.
Video đang HOT
Việc tổ chức hội thảo về chuyên đề về bảo vệ mạng và dòng dữ liệu trước tấn công từ chối dịch vụ phân tán – DdoS là hoạt động thiết thực, hữu ích trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, số lượng thiết bị IoT tham gia vào các hệ thống mạng ngày càng gia tăng. Các cuộc tấn công DDoS phát triển với quy mô rất nhanh, với tư duy không ai trong chúng ta có thể an toàn một mình trong thế giới kết nối, đầy rẫy nguy cơ tấn công mạng. “Do đó, việc chúng ta hôm nay cùng nhau thảo luận về những xu hướng giải pháp cụ thể để xử lý tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS tôi cho rằng hết sức cần thiết”, ông Dũng chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Dũng, số liệu thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn Thông tin cho thấy, từ giữa năm 2018 cho đến hết quý I/2019, khi các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng được quyết liệt triển khai, số lượng cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố đã giảm so với giai đoạn trước. Đặc biệt số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma tiếp tục giảm mạnh trong quý I/2019.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT là hoàn thành xây dựng Chiến lược an toàn, an ninh mạng Việt Nam đến năm 2021, định hướng đến năm 2025 và Đề án xây dựng Trung tâm an toàn, an ninh mạng ASEAN. Năm 2019, với lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, Bộ TT&TT đã xác định rõ mục tiêu là tạo ra được thị trường an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Việt Nam trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.
Việt Nam ở vị trí thứ 4 trong bức tranh tấn công toàn cầu
Ông Andy Ng, Tổng Giám đốc điều hành Nexusguard cho biết: “Với sự hiện diện mạnh mẽ tại châu Á, Nexusguard đang tham gia bảo vệ các cơ quan chính phủ, các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông và doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công DDoS trong suốt thập kỷ qua. Thông qua Hội thảo này, Nexusguard mong muốn nhận thức về bảo mật sẽ được nâng cao tại Việt Nam khi Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp an toàn mạng và chuyển mình thành quốc gia thông minh. Nexusguard mong muốn được làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông để đảm bảo việc truy cập được và dịch vụ quan trọng được thông suốt”.
Tại Hội thảo, ông Donny Chong, Giám đốc sản phẩm và tiếp thị của Nexusguard chia sẻ tổng quan về tấn công DdoS trên thế giới và Việt Nam với những số liệu mới nhất mà Nexusguard theo dõi và thu thập. Theo đó, báo cáo quý I/2019 cho biết, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu.
Theo Báo cáo Nguy cơ Quý 4 năm 2018 của Nexusguard, những số liệu thống kê cho thấy một vị trí đáng quan ngại của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng bằng nhau trong quý 4/2018 với tỷ lệ 3.53%. Việt Nam đứng thứ vị trí thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9.52% sau Trung Quốc, trên vị trí của Ấn Độ và Indonesia. Đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp, tỷ lệ nguồn tấn công từ số hiệu mạng Việt Nam xếp thứ 4, với tỷ lệ 2.29%.
Trước đó, trong Báo cáo Quý 3 năm 2018 của Nexusguard đã tiết lộ sự xuất hiện của hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán vô cùng lén lút nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) ví dụ như các nhà mạng viễn thông, công ty cung cấp dịch vụ Internet và trung tâm dữ liệu. Cách tấn công mới này khai thác tấn công ở cấp độ số hiệu mạng ASN của các nhà CSP (thay vì tấn công vào một hệ thống thông tin cụ thể như tấn công DDoS thông thường) bằng cách truyền lưu lượng tấn công nhỏ qua hàng trăm địa chỉ IP (giao thức Internet) để tránh bị phát hiện. Hình thức tấn công mới được thiết kế tránh bị phát hiện và được đặt tên là cuộc tấn công “Bit-and-Piece”. Hậu quả của hình thức tấn công này không chỉ ảnh hưởng tới mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ CSP mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên mạng lưới, gây ra việc chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ và có thể làm cho mạng lưới bị sập.
Theo ICTNews
VNPT Technology với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Đông Nam Á và Tây Á
Thị trường công nghệ Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, người tiêu dùng liên tục nắm bắt các công nghệ mới và ngày càng có kỳ vọng cao hơn.
Trong bối cảnh đó, VNPT Technology nhận ra sự cấp thiết trong việc cung cấp các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới nhất cho đất nước, đồng thời đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm đến thị trường Đông Nam Á và Tây Á.
Thông tin trên được ông Ngô Hùng Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT Technology chia sẻ hồi tháng 2 trong buổi ký kết Biên bản ghi nhớ với MediaTek - Công ty bán dẫn fabless (không có nhà máy sản xuất) toàn cầu.
Với nguồn nhân lực chất lượng cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sản xuất và cung ứng... VNPT Technology hiện đã cho ra thị trường trên 7 triệu sản phẩm, bao gồm các thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử tiêu dùng và các giải pháp phần mềm toàn diện và hoàn chỉnh. Trong đó nổi bật là nhóm thiết bị cho mạng cố định và di động (như ADSL routers, GPON ONT routers, Wifi access points, 3G/LTE Small cells, LTE Routers, ...), thiết bị cho gia đình (như đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB-T2, đầu thu truyền hình IPTV/OTT), di động thông minh, giải pháp IoT Smart Connected Platform và các thiết bị IoT cho phép xây dựng các giải pháp công nghệ đáp ứng các yêu cầu kinh doanh ví dụ như Nông nghiệp thông minh, Smarthome, quan trắc môi trường, Smart City.
Ước tính nhà máy của VNPT Technology có công suất khoảng 10 triệu sản phẩm/1 năm
Cụ thể, công ty đã sản xuất trên 1,4 triệu sản phẩm GPON ONT phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao Internet cáp quang, trên 173.000 sản phẩm thiết bị chuyển đổi Smartbox. Cùng với đó là 150.000 sản phẩm đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 phục vụ Bộ TT&TT thực hiện đề án Số hóa truyền hình toàn quốc, 40.000 sản phẩm Smartbox PC, đầu thu DVB-T2 phục vụ thị trường và các sản phẩm cáp sợi quang.
Riêng trong năm 2018, các thiết bị của VNPT Technology đã giúp Tập đoàn VNPT tiết kiệm được 8.478 tỷ đồng tiền mua sắm thiết bị, vật tư để sử dụng trên mạng lưới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp VNPT đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm công nghệ công nghiệp do chính các đơn vị thành viên phát triển và sản xuất, giúp tiết kiệm trên 25.000 tỷ đồng trong việc nhập khẩu thiết bị trong vòng 3 năm qua.
Tính tới thời điểm hiện tại, VNPT Technology đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất trên 20 dòng sản phẩm khác nhau. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu về phần thiết bị đầu cuối, vật tư cáp trên mạng lưới, các sản phẩm trên còn được khách hàng trong nước tin tưởng lựa chọn. Trong năm 2018, VNPT Technology tiếp tục là đơn vị cung cấp chủ yếu thiết bị đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 phục vụ lộ trình tắt sóng truyền hình analog của Bộ TT&TT (150.000 đầu thu), 40.000 sản phẩm Smartbox PC và đầu thu DVB-T2 được bán ra thị trường bên ngoài.
Năm 2018 cũng là một năm VNPT Technology tiếp tục khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước. Không chỉ thông qua số lượng sản phẩm được tiêu thụ mà còn thông qua những giải thưởng, danh hiệu nhận được. Thiết bị Smart Box (bao gồm Smartbox, Smartbox 2 và Smartbox PC) và thiết bị mạng truy nhập quang GPON iGATE (bao gồm iGATE GW040, GW020 và GW240) được trao tặng danh hiệu: Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam 2018. Thiết bị mạng truy nhập quang GPON iGATE còn là một trong top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội.
Hiện VNPT Technology đang tiếp tục hợp tác với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới để nghiên cứu, phát triển và giới thiệu ra thị trường thế hệ tiếp theo về thiết bị đầu cuối mạng quang và Wifi Access Point, các sản phẩm 4G LTE như LTE Router, LTE Mifi, LTE Small Cell, các sản phẩm IoT như giải pháp Smart Home, giải pháp Smart Factory....
Năm 2019, VNPT Technology sẽ hoàn thiện và làm giàu các dòng sản phẩm hiện tại thông qua việc tiếp tục phát triển, sản xuất các phiên bản mới phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ như công nghệ XGSPON, NGPON2, Wifi Mesh, Wifi ad, ảo hóa thiết bị mạng, 5G và các công nghệ khác.
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đưa các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 doanh thu từ mảng quốc tế chiếm từ 12- 20% tổng doanh thu của Tập đoàn. Để thực hiện mục tiêu này, năm 2019, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị trường sang các quốc gia trong khu vực và thăm dò các thị trường châu Âu. Ngoài các sản phẩm chiến lược như thiết bị đầu cuối mạng quang, Set top box, LTE Router, thiết bị wifi cá nhân... VNPT Technology sẽ mở rộng thêm sang một số thiết bị khác như IP Camera và các cảm biến phục vụ cho smart home, smart city cũng như nông nghiệp thông minh.
Cuối năm 2018, VNPT Technology đã ký kết được hàng chục hợp đồng cung cấp thiết bị tại Lào, Myanmar, Indonesia và hợp tác với nhiều nhà mạng tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á để cùng phát triển thị trường. Hiện VNPT Technology đã có 03 Văn phòng đại diện ở Indonesia, Bangladesh và Nepal.
Theo XHTT
Premier League 'tấn công' vào nạn vi phạm bản quyền bóng đá ở Đông Nam Á Giải bóng đá hàng đầu Anh (Premier League) vừa mở văn phòng quốc tế đầu tiên ở Singapore. Giám đốc Bộ phận Pháp lý của Premier League là Kevin Plumb nói rằng việc có mặt tại chỗ sẽ giúp cải thiện cuộc chiến chống vi phạm bản quyền bóng đá trên môi trường mạng (Internet) ở Đông Nam Á. Premier League quyết tâm...