Việt Nam dự kiến mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của Anh
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang đàm phán mua vaccine COVID-19 một số nước Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc, trong đó dự kiến mua 30 triệu liều của Anh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết thông tin trên tại buổi họp báo Chính phủ thông tin về Nghị quyết 01 và 02 sáng 4/1.
Ông Cường cho biết, để đạt được thoả thuận mua vaccine, các quốc gia đều yêu cầu Việt Nam ký một biên bản bảo mật thông tin. Tuy nhiên, đến nay, có thể một số thông tin cũng đã được công khai.
Với Anh, Việt Nam đàm phán mua vaccine AstraZeneca, với Mỹ nước ta mua Pfizer, với Nga mua Sputnik V. Trong đo, đối với vaccine cua Anh, Viet Nam đa đam phan va đạt thoả thuận mua 30 trieu lieu.
” Kết quả gần nhất chúng ta đạt được là đã ký với công ty AstraZeneca của Anh. Họ đảm bảo cho 15 triệu dân với 30 triệu liều. Theo lộ trình thì quý I, quý II, quý III, quý IV đều có vaccine. Với Mỹ cũng vậy, công ty Pfizer cũng theo lộ trình và giai đoạn cuối cùng của hợp đồng là đến quý IV/2021. Còn riêng Nga thì chúng tôi đang đàm phán để có thể sản xuất theo chuyển giao công nghệ của Nga tại công ty trực thuộc Bộ Y tế” , Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay.
Video đang HOT
Nanocovax la vaccine phong COVID-19 đau tien cua Viet Nam thu nghiem tren nguoi.
Việt Nam đang có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 ( Vabiotech); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế ( Polyvac); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (Nanogen). Trong đó, Nanocovax – vaccine phòng COVID-19 của Nanogen bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người từ tháng 12/2020.
Sau thử nghiệm, các tình nguyện viên đều có sức khoẻ tốt, không có triệu chứng bất thường.
Vaccine Covivac của Ivac dự kiến sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người vào 2 ngày, 21 và 22/1 tới.
Việt Nam đặt mua vaccine Covid-19 của ba nước
Bộ Y tế đặt mua vaccine Covid-19 của Nga, Anh, Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ngày 21/9 cho biết thông tin này, đồng thời khẳng định đang nỗ lực phối hợp với các nhà cung cấp vaccine trên thế giới để mua và sản xuất vaccine Covid-19. Việc cung cấp vaccine phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất.
Hiện chưa rõ số lượng liều vaccine Việt Nam đăng ký mua từ nước ngoài.
Việt Nam có bốn đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen. Ông Thuấn đánh giá các đơn vị này đang có "triển vọng rất tích cực". Quy trình thử nghiệm vaccine ở Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và đòi hỏi thời gian. Dự kiến cuối năm 2021 ra mắt sản phẩm.
"Bộ Y tế sẽ nỗ lực để có được vaccine phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất", Thứ trưởng Thuấn nói.
Bộ Y tế đánh giá sản xuất vaccine đang là ưu tiên của tất cả quốc gia, với hy vọng có thể ngăn chặn, khống chế Covid-19 và đưa cuộc sống trở về bình thường. Nếu không có vaccine thì khó có thể cuộc sống bình thường như trước đây. Đây là thách thức lớn với toàn cầu.
Chuột thí nghiệm tiêm thử dự tuyển vaccine Covid-19 của Việt Nam tại Vabiotech. Ảnh: Giang Huy.
30 quốc gia tham gia cuộc đua nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc. Ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Vaccine của Anh được phát triển bởi hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford, tên gọi ChAdOx1. Trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, nhà sản xuất không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Hồi tháng 8, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận với AstraZeneca, đặt trước 400 triệu liều nếu vaccine hiệu quả. Nhóm phát triển cho biết tổng năng lực sản xuất là 2 tỷ liều.
Vaccine của Nga là Sputnik V, do Viện nghiên cứu Gamaleya, trực thuộc Bộ Y tế Nga điều chế. Hồi tháng 8, Tổng thống Vladimir V. Putin phê duyệt khẩn cấp đối với sản phẩm, trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đầu tháng 9, các nhà khoa học đã công bố dữ liệu của đợt tiêm chủng diện rộng, cho thấy vaccine an toàn tạo phản ứng miễn dịch.
Hai loại vaccine từ Anh và Nga đều được điều chế dựa trên công nghệ vector virus. Các nhà khoa học sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vaccine của Mỹ được sản xuất bởi hãng dược Pfizer, công ty Fosun Pharma và BioNTech. Các chuyên gia đã điều chế sản phẩm bằng công nghệ di truyền. Đây là cách làm mới, dựa trên RNA thông tin (vật chất di truyền). Vaccine sử dụng chính tế bào người. Các RNA có vai trò "hướng dẫn" cơ thể tạo ra protein gai giống với virus. Nếu hiệu quả, vaccine kích hoạt hệ miễn dịch sinh kháng thể. Trong báo cáo mới nhất, hãng cho biết các tình nguyện viên không gặp tác dụng phụ đáng kể. Người đứng đầu các đơn vị phát triển khẳng định rằng họ sẽ không lược bỏ bất cứ giai đoạn nào trong việc theo dõi nhanh sự phát triển của vaccine.
6 tổ chức tài trợ 51,8 triệu USD cho Quảng Trị 6 tổ chức quốc tế cam kết tài trợ 51,8 triệu USD cho Quảng Trị trong 5 năm để rà phá bom mìn, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngày 2/10, tại hội nghị tăng cường hợp tác và triển khai chương trình viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Quảng Trị, 6 tổ chức quốc tế gồm MAG, Peace Trees...