Việt Nam đóng vai trò không thể thiếu trong chính sách “hướng Đông” của Nga

Theo dõi VGT trên

Nga đang mở rộng ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam đóng vai trò cầu nối giúp Moscow liên kết chặt chẽ hơn với các tổ chức khu vực quan trọng như ASEAN, giới chuyên gia nhận định.

Việt Nam đóng vai trò không thể thiếu trong chính sách hướng Đông của Nga - Hình 1

Tiến sĩ Ekaterina Koldunova, quyền giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (Ảnh: mgimo.ru).

Hình ảnh con đại bàng có hai đầu quay về hai hướng Đông Tây đã gắn liền với quốc huy của Nga trong nhiều thế kỷ, ngoại trừ giai đoạn Liên Xô. Ý kiến được tán đồng rộng rãi là hình ảnh này tượng trưng cho lãnh thổ rộng lớn của Nga, với 2/3 diện tích nằm ở châu Á.

Nỗ lực “hướng Đông” mới nhất của Nga được chú trọng từ năm 2012 khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba. Chiến lược tập trung vào ba mục tiêu: thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Viễn Đông nước Nga, hồi sinh quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ thông qua hội nhập Á-Âu, và tăng cường quan hệ với các nước Đông Á.

Đối với mục tiêu thứ ba, Đông Nam Á ngày càng giữ vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Nga, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị có những chuyển biến tại khu vực. Theo giới quan sát, Nga đang tìm cách tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam được xem là đối tác đáng tin cậy trong quá trình này.

Tăng cường “hướng Đông”

“Là đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở Đông Nam Á, Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nga không chỉ ở khía cạnh quan hệ song phương. Việt Nam còn là cửa ngõ giúp Nga gắn kết với các tổ chức khu vực như ASEAN”, tiến sĩ Alexander Korolev, giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học New South Wales – Sydney (Australia), người chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại Nga, nói với Dân Trí.

Đây có thể là một trong những chủ đề thảo luận khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow ngày 30/11 trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.

Chuyến thăm diễn ra sau Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nga kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hồi tháng 10 và Diễn đàn Kinh tế Phương Đông được tổ chức tại Vladivostok hồi tháng 9.

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nga lần thứ 4 hôm 28/10, Tổng thống Putin tái khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với các nước Đông Nam Á.

“Tăng cường quan hệ với ASEAN và các quốc gia thành viên đã luôn và sẽ luôn là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga”, ông Putin nói, theo website Điện Kremlin. “Giờ đây, chúng ta có những cơ hội thực sự để tăng cường hợp tác giữa Nga và ASEAN, bao gồm củng cố ổn định và an ninh, phục hồi kinh tế sau đại dịch, thúc đẩy thương mại và mở rộng các mối quan hệ nhân đạo”.

Nỗ lực của Nga bao gồm việc thông qua Kế hoạch Hành động Toàn diện, một lộ trình 5 năm (2021-2025) tập trung vào hợp tác thương mại – đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững với 10 thành viên ASEAN.

Video đang HOT

Việc ông Putin tham gia hội nghị là tín hiệu cho thấy Moscow dành ưu tiên cao cho việc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực, theo các nhà phân tích. Ưu tiên này không phải mới, song sự hồi sinh của nhóm “Bộ Tứ” gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, cũng như liên minh “AUKUS” gồm Mỹ, Anh và Australia đã góp phần thúc đẩy kế hoạch của Moscow.

Tháng trước, hãng thông tấn Tass đưa tin một đội tàu chiến và tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã di chuyển vào Ấn Độ Dương trên đường đến địa điểm triển khai thường trực. Động thái diễn ra cùng với chỉ trích của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhằm vào chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà Mỹ và các đồng minh đang theo đuổi.

Dự kiến, Nga và ASEAN sẽ lần đầu tiên tổ chức tập trận hải quân chung, từ ngày 1 đến 3/12 trên vùng biển Indonesia.

Cạnh tranh địa chính trị

Dù vậy, trong chính sách “hướng Đông” của Nga cho đến nay, sự hiện diện của Moscow tại Đông Nam Á vẫn còn hạn chế. Trong 30 năm qua, Nga và ASEAN mới chỉ có 4 lần tổ chức hội nghị cấp cao, trong khi ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản đều là 24 lần, với Ấn Độ là 18 lần, hay với Mỹ cũng đã 9 lần.

Về thương mại và đầu tư, Nga xếp thứ 9 trong các đối tác của ASEAN theo thống kê năm 2019. Thương mại hai chiều giữa Nga và ASEAN trước đại dịch Covid-19 đạt khoảng 20 tỷ USD/năm, trong khi vào năm 2019, thương mại giữa ASEAN với Anh đạt 52 tỷ USD, với Australia – 93 tỷ USD, với Mỹ – 362 tỷ USD, và với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN – là 644 tỷ USD.

Quan hệ kinh tế chưa bao giờ là mặt mạnh nhất trong quan hệ ASEAN và Nga, theo tiến sĩ Ekaterina Koldunova, quyền giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow. Thay vào đó, giao lưu văn hóa và nhân dân là những động lực chính của mối quan hệ trước đại dịch.

Trong hai năm qua khi đại dịch Covid-19 nổ ra, Moscow cũng đẩy mạnh ngoại giao vaccine tại khu vực. Lào, Philippines, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều đã đặt mua hoặc có kế hoạch mua vaccine Sputnik V của Nga.

“Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang đặt ra thách thức cho nhiều nước Đông Nam Á vì sức ép buộc các nước này chọn phe ngày càng gia tăng trong khi họ không muốn làm vậy”, bà Koldunova nói với Dân Trí. “Trong bối cảnh này, hợp tác về kỹ thuật quân sự, chính trị và kinh tế với một bên thứ ba trung lập, chẳng hạn như Nga, là cơ hội quan trọng”.

Một điểm đáng chú ý, theo học giả người Nga, là Moscow đã mở rộng đáng kể hợp tác kỹ thuật quân sự với hầu hết các quốc gia ASEAN trong suốt 5 năm qua. Nga chiếm 26% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Đông Nam Á trong giai đoạn 1998-2018, trong khi Mỹ đứng thứ hai với 20%, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Vai trò quan trọng của Việt Nam

Việt Nam đóng vai trò “không thể thiếu” trong nỗ lực của Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, theo ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales – Canberra, một trong những chuyên gia hàng đầu về Việt Nam và khu vực.

“Nga và Việt Nam rất tin cậy lẫn nhau dựa trên những tương tác giữa hai bên trong quá khứ”, ông Thayer nói với Dân Trí, chỉ ra việc Nga là nước đầu tiên trở thành “đối tác chiến lược” của Việt Nam vào năm 2001 (được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2012).

Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ việc Nga trở thành đối tác đối thoại của ASEAN và sau đó thúc đẩy Nga tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á, cũng như các cơ chế đa phương khác do ASEAN dẫn dắt. Đối với Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với Nga thể hiện sự nhất quán trong chính sách đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa” mà Việt Nam theo đuổi.

Với chính sách “hướng Đông”, Nga cũng theo đuổi mục tiêu “đa dạng hóa” các mối quan hệ tại khu vực châu Á, theo tiến sĩ Korolev. Bằng cách tăng cường kết nối với Hà Nội, bao gồm hợp tác quân sự – kỹ thuật và các dự án năng lượng chung, Moscow có thể tạo ra một cấu hình “quyền lực và lợi ích” cân bằng hơn, đồng thời làm dài thêm danh sách đối tác ở châu Á.

Các nhà quan sát khác cho rằng mối quan hệ Việt – Nga có thể trở thành hình mẫu cho các nước ASEAN đang muốn tăng cường hợp tác với Moscow trong những lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi. Việt Nam là thành viên ASEAN đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), sau đó là Singapore. Một số nước như Thái Lan và Indonesia gần đây đã thể hiện quan tâm đối với việc ký kết một hiệp định tương tự.

Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông do Nga tổ chức hồi tháng 9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam luôn sẵn sàng làm cầu nối cho các doanh nghiệp của Nga cũng như của EAEU mở rộng quan hệ với ASEAN.

“Sự thành công của hợp tác Việt – Nga gửi đi thông điệp rằng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á có những lựa chọn thay thế về chính trị, kinh tế và công nghệ trong mối quan hệ giữa họ với các thành viên của cộng đồng quốc tế”, bà Koldunova nói.

Lo thiếu nguồn cung, các nước châu Á-TBD đẩy nhanh phát triển vaccine COVID-19 nội địa

Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang chạy đua phát triển vaccine ngừa COVID-19 nội địa do lo sợ tình trạng thiếu hụt nguồn cung có nguy cơ ngăn chặn nỗ lực ứng phó cũng như kéo dài đại dịch.

Lo thiếu nguồn cung, các nước châu Á-TBD đẩy nhanh phát triển vaccine COVID-19 nội địa - Hình 1
Một nhà sư Thái Lan được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một bệnh viện ở Bangkok. Ảnh: Reuters

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Indonesia đều đang mong đợi vào nhiều ứng viên vaccine được phát triển nội địa sau khi chật vật đảm bảo nguồn cung từ nước ngoài.

Mặc dù các loại vaccine được phát triển nội địa khó có thể ra mắt kịp thời để cứu vãn tình trạng sản xuất vaccine chậm chạp, nhưng giới chức và các chuyên gia khoa học coi phương thức tiếp cận này là một khoản đầu tư dài hạn.

Nhiều chuyên gia dự báo con người sẽ phải sống chung với COVID-19 lâu dài. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của các biến thể mới kháng với các loại vaccine hiện có và sự cần thiết của việc tiêm nhắc vaccine để duy trì khả năng miễn dịch có thể thúc đẩy nhu cầu vaccine trong nhiều năm tới. Khi cung vượt cầu trong nước, các quốc gia có trong tay vaccine của riêng mình có thể tận dụng nhu cầu ở các quốc gia khó khăn hơn, tạo cơ hội để thực hiện chính sách ngoại giao vaccine.

Jerome Kim, Tổng giám đốc Viện vaccine quốc tế (IVI) ở Seoul, cho biết: "Làn sóng vaccine đầu tiên có thể trở nên kém hiệu quả hơn do các biến chứng như đột biến virus, lo ngại về an toàn, các thách thức về chi phí và hậu cần".

Tại Nhật Bản, ít nhất 4 công ty dược phẩm, bao gồm Daiichi Sankyo trụ sở tại Tokyo và Shionogi Pharmaceutical trụ sở tại Osaka, đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 đối với một số ứng viên vaccine dựa trên công nghệ mRNA và công nghệ vaccine truyền thống.

Mặc dù Nhật Bản đã tăng tốc triển khai chiến dịch tiêm chủng trong những tuần gần đây trước thềm Thế vận hội Olympic Tokyo dự kiến tổ chức vào tháng 7, chưa đến 10% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine.

Ken Ishii, Giám đốc Trung tâm thiết kế vaccine quốc tế ở Tokyo, dự đoán một hoặc hai loại vaccine Nhật Bản tự sản xuất sẽ ra mắt vào nửa cuối năm 2022.

Mặc dù vaccine nội địa sẽ không giúp Nhật Bản đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay song theo ông Ishii, các nước nên phát triển vaccine của riêng mình để bảo vệ hệ thống y tế và nền kinh tế, đồng thời mở rộng kho vũ khí ngoại giao và quyền lực mềm. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với quá trình phát triển vaccine tại Nhật Bản là từ trước đến nay, nước này không có đủ năng lực để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng.

Tại Hàn Quốc - nơi có đến 14% dân số nhận được liều vaccine đầu tiên, ít nhất 5 công ty dược phẩm địa phương đang phát triển vaccine ngừa COVID-10, trong đó các ứng viên của hai công ty Genexine và SK Bioscience đang được thử nghiệm giai đoạn 2.

Hồi tháng 4, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Kwon Deok-cheol cho biết 1 hoặc 2 loại vaccine sẽ được phê duyệt sử dụng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Cùng tháng đó, Bộ trưởng Khoa học Choi Ki-young phát biểu trước một phiên họp quốc hội rằng ông tự tin vaccine tự sản xuất sẽ ra mắt trước cuối năm 2021. Các quan chức ở Seoul hy vọng thành phố sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới.

"Một số nhà sản xuất sinh học Hàn Quốc đã có các sản phẩm trước đây được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu phê duyệt, vì vậy họ hiểu các yêu cầu nghiêm ngặt từ những đơn vị này. Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tự cung cấp vaccine vào năm 2025 và đã đầu tư cơ sở hạ tầng năng lực trong vài năm qua", ông Kim nhận định.

Trong khi đó, tại Ấn Độ - quốc gia với gần 350.000 ca t.ử v.ong do COVID-19 trong làn sóng dịch bệnh thứ 2, chính phủ đã cấp phép sử dụng đối với Covaxin - sản phẩm hợp tác giữa công ty Bharat Biotech và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ. Tính đến thời điểm hiện tại, trên 21 triệu liều đã được phân phối. Công ty Bharat Biotechh dự kiến cung cấp 80 triệu liều Covaxin mỗi tháng kể từ tháng 8. Họ cũng đang phát triển một loại vaccine dạng xịt mũi. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tại nước này.

Biological-E, một công ty dược phẩm và sản xuất vaccine có trụ sở tại Hyderabad, đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đối với thuốc tiêm vaccine tương tự như vaccine Novavax. Tháng trước, họ đã nhận được phê duyệt từ chính phủ để bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3.

Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là ba quốc gia Đông Nam Á cũng đang nỗ lực phát triển vaccine ngừa COVID-19 của riêng mình.

Lo thiếu nguồn cung, các nước châu Á-TBD đẩy nhanh phát triển vaccine COVID-19 nội địa - Hình 2
Tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax tại Học viện Quân y. Ảnh: TTXVN

Tại Việt Nam, công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen và Viện Vaccine & Sinh phẩm Y tế (IVAC) đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đối với hai loại vaccine Nano Covax và Covivac vào đầu năm nay. Theo Bộ Y tế, Nano Covax có thể được cấp phép sớm nhất trong tháng 9 tới nếu thử nghiệm thuận lợi, trong khi IVAC tiết lộ Covivac sẽ ra mắt vào đầu quý I/2022.

Tại Thái Lan, các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Bangkok) dự định trong tháng này sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 đối với vaccine ngừa COVID-19 dùng công nghệ mNRA đầu tiên.
Kiat Ruxrungtham, người phụ trách nghiên cứu vaccine của Đại học Chulalongkorn, cho biết loại vaccine này sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào đầu năm 2022. Ông cho biết nhóm của ông đã lên kế hoạch để vaccine này hoạt động như một liều tiêm tăng cường đối với các biến thể mới sau khi hầu hết người Thái Lan đã được tiêm vaccine của hãng AstraZeneca và Sinovac thế hệ đầu tiên.

Vaccine của chúng tôi không phải cạnh tranh với vaccine thế hệ đầu tiên. Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất là phải nhìn vào tính bền vững và lâu dài", ông Kiat cho biết thêm Thái Lan cũng có thể trở thành nước xuất khẩu vaccine sang các nước kém phát triển hơn trong khu vực như Campuchia và Lào.

Tại Indonesia, quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất với trên 50.000 ca t.ử v.ong, các cơ quan quản lý y tế cho biết vaccine Merah Putih là sản phẩm hợp tác giữa sáu tổ chức địa phương trong đó có Đại học Indonesia và Viện Khoa học Indonesia có thể hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào đầu năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Nga tấn công loạt sân bay Ukraine, Kiev nói b.ắn hạ nhiều tên lửa đối phương
19:49:16 27/06/2024
Nhiều người dân sẽ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump
07:48:22 27/06/2024
Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal
22:31:25 26/06/2024
Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh
06:11:44 26/06/2024

Tin đang nóng

Vừa ra khỏi phòng thi tốt nghiệp THPT, con riêng của chồng nói một câu biến tôi thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng
18:32:28 27/06/2024
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
MC Hạnh Phúc VTV 9 năm ăn chay trường, phải hủy tiệc cưới vào phút chót
20:35:39 27/06/2024
Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ
19:54:15 27/06/2024
Minh Hằng sinh nhật t.uổi 37: Chồng tặng vàng khối, du lịch sang chảnh
19:57:43 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Một buổi chiều chồng trở về nhà, đặt 3 tỷ lên bàn và hỏi tôi: "Em có thể ly hôn với anh không?"
18:25:02 27/06/2024

Tin mới nhất

Một cảnh sát ở Athens bị tấn công bằng bom xăng

20:24:17 27/06/2024
Đội chống k.hủng b.ố thuộc lực lượng Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra vụ việc. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công.

Tại sao cuộc tranh luận Biden - Trump tuần này là quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ?

20:21:56 27/06/2024
Mặc dù những ứng cử viên này đã được công chúng biết đến rất nhiều, nhưng cả hai đều cần một thời điểm đột phá trong một chiến dịch tranh cử vốn đã rất ổn định và đồng đều.

Hội nghị thượng đỉnh EU ưu tiên chiến lược cho tương lai

20:20:51 27/06/2024
Cuộc họp của Hội đồng châu Âu lần này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc định hình tương lai của EU mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của EU đối với hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên toàn cầu.

Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ trật tự hiến pháp ở Bolivia

20:18:23 27/06/2024
Tại Bolivia, Bộ trưởng Tư pháp và Minh bạch Thể chế, ông Ivan Lima Magne, cho biết Tướng Juan Jose Zuniga, người cầm đầu âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ này, có thể bị kết án 15 - 20 năm tù.

Nhóm nhà khoa học Nhật Bản dùng da sống để chế tạo robot biết cười

20:15:11 27/06/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng tế bào của con người để phát triển một loại da tương đương da sống, có thể được ghép vào bề mặt của robot và khiến nó nở nụ cười.

Bùng nổ giáo dục tư nhân chuyên biệt dành cho giới siêu giàu

20:12:03 27/06/2024
Lời đề nghị trị giá 2 triệu bảng cho một gia sư sinh viên kiến trúc là dấu hiệu mới nhất về một bước tiến mới trên thị trường giáo dục tư nhân chuyên biệt chỉ dành cho giới siêu giàu.

Hỏa hoạn tại trụ sở cơ quan thuế Đan Mạch

20:09:34 27/06/2024
Tòa nhà bị cháy nằm cách sàn giao dịch chứng khoán cũ của Copenhagen, cũng là nơi bị hỏa hoạn thiêu rụi hồi tháng 4 vừa qua, khoảng 10 phút đi bộ.

EU và Indonesia thảo luận về quản lý thiết bị không người lái dưới nước

20:08:10 27/06/2024
Cũng tại hội nghị, Đại sứ EU tại Indonesia, Denis Chaibi, cho biết quy mô thị trường toàn cầu của UUV ước tính tăng từ 12% đến 20%/năm và có khả năng tăng gấp đôi vào cuối thập kỷ này.

Thổ Nhĩ Kỳ: Cháy rừng ảnh hưởng đến các di tích cổ đại

20:04:46 27/06/2024
Theo trang web của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Assos là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử như Đền Athena thu hút nhiều du khách.

Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với các nhà sản xuất ở Moskva (LB Nga)

20:00:09 27/06/2024
Là một phần của dự án quốc gia Hợp tác và xuất khẩu quốc tế , Moskva đang vận hành nền tảng kỹ thuật số Xuất khẩu của tôi để hỗ trợ các doanh nhân.

Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi EU tăng cường phòng thủ biên giới

19:45:56 27/06/2024
Bức thư được gửi trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 27-28/6 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Ai Cập, UAE sẵn sàng tham gia lực lượng an ninh Gaza hậu chiến do Mỹ đề xuất

16:11:32 27/06/2024
Ngoại trưởng Blinken đã nói riêng với những người đồng cấp rằng mục tiêu sẽ là thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Gaza và chính phủ này sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ

Du lịch

00:16:45 28/06/2024
Nhiều tờ báo quốc tế gần đây bình chọn danh sách những điểm đến bỏ hoang nhưng đẹp một cách khác thường và kỳ lạ nhất thế giới, như Time Out hay tạp chí chuyên về du lịch AFAR.

Không thích diện váy, nàng tóc ngắn hãy tham khảo 10 set quần dài thời thượng

Thời trang

23:33:00 27/06/2024
10 set quần dài sau đây không chỉ trẻ trung mà còn chuẩn thanh lịch, nàng tóc ngắn rất nên tham khảo.Bên cạnh váy vóc nhẹ mát, quần dài cũng được ưa chuộng trong mùa hè vì sự cá tính, phóng khoáng, đồng thời che nắng hiệu quả

MC Thành Trung tiết lộ cuộc sống hôn nhân với vợ là cựu tiếp viên hàng không

Tv show

23:29:23 27/06/2024
Thành Trung là một thí sinh trong show thực tế Anh trai vượt ngàn chông gai dù ca hát không phải thế mạnh. Quyết định của nam MC nhận được sự ủng hộ từ người bạn đời.

Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi

Sao việt

23:17:26 27/06/2024
Những năm rời xa sân khấu, Tiến Đạt tách mình hoàn toàn khỏi âm nhạc, tập trung sang mảng kinh doanh. Nam rapper được vợ động viên tái xuất, hỗ trợ hết mình khi tranh tài ở Anh trai vượt ngàn chông gai .

Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha

Sao âu mỹ

23:14:50 27/06/2024
Suri - con gái của tài tử Tom Cruise với minh tinh Katie Holmes, hiện sử dụng tên Suri Noelle để tôn vinh mẹ, không còn muốn chịu ảnh hưởng bởi danh tiếng của người cha ghẻ lạnh.

Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara

Sao châu á

22:54:40 27/06/2024
Sao nam được xem là quái vật nhạc số đang trở thành tâm đ.iểm gây chú ý trước nghi vấn là kẻ đột nhập nhà cố nghệ sĩ Goo Hara.

Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'

Tin nổi bật

22:38:00 27/06/2024
Ngày 27-6, ông Nguyễn Quang Lộc- Chủ tịch UBND xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, công an đang tiếp tục xác minh làm rõ về việc Chỉ huy trưởng Quân sự xã Kim Liên bị tố cầm cốc tấn công vào một người dân tại quán nhậu.

4 siêu phẩm hay nhất nửa đầu năm 2024: Cặp đôi Việt làm khán giả khóc đỏ mắt

Hậu trường phim

22:32:02 27/06/2024
Trong năm 2024, khán giả Việt đã được thưởng thức nhiều bộ phim điện ảnh chất lượng. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu xem đâu là những tác phẩm đáng để thưởng thức nhất.

Batman quay lại màn ảnh với phim hoạt hình mới

Phim âu mỹ

22:22:10 27/06/2024
Đoạn trailer mới nhất của bộ phim hoạt hình Batman: Caped Crusader vừa được giới thiệu đến khán giả trên toàn thế giới.

Hành trình tìm vật chất tối trên sao Mộc

Lạ vui

21:59:34 27/06/2024
Và nó cũng không phải là thứ hiếm hoi nếu không muốn nói là đầy ắp. Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 70 đến 80% khối lượng vật chất trong vũ trụ được gọi là vật chất tối đầy bí ẩn.

Ryan's World: Youtuber lai Việt đ.ập hộp đồ chơi, kiếm nhiều t.iền nhất thế giới

Netizen

21:32:44 27/06/2024
Nhắc đến những sao nhí kiếm thu nhập khủng từ YouTube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật.