Việt Nam đón đầu dòng chảy đầu tư hậu Covid-19
Hâụ Covid-19, Việt Nam nổi lên là điểm đến thu hút đầu tư tin cậy của hàng loạt doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Quận 9 điểm sáng khi sở hữu hạ tầng hoàn chỉnh và được định hướng là Khu đô thị khu vực hoàn chỉnh và được định hướng. HCM theo hướng xây dựng nơi đây trở thành vùng động lực mới để phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các doanh nghiệp FDI chọn Việt Nam là nơi “làm tổ”
Giữa tâm dịch Covid-19, Việt Nam nổi lên là điểm đến sáng giá khi thoát khỏi đại dịch, ổn định tình hình với tốc độ nhanh nhất thế giới. Môi trường ổn định, an toàn biến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp FDI lớn trên thế giới.
Nhiều nguồn tin cho biết, Công ty Inventec chuyên lắp ráp tai nghe AirPods đang chuẩn bị xây nhà máy tại Việt Nam. Sớm hơn, Foxconn – nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất iPhone, iPad cũng đã kịp xây dựng nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ.
Trước đó, tờ Nikkei (Nhật Bản) cũng thông tin các “ông lớn” như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop sang Việt Nam.
Trong khi nhiều quốc gia vẫn đang vất vả trong cuộc chiến chống dịch, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi, nhanh chóng mở lại mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đến nay, tất cả các đường bay nội địa được cấp phép trở lại, hoạt động du lịch, dịch vụ trong nước nhanh chóng bắt nhịp.
Hình ảnh Việt Nam thân thiện, sôi động, an toàn được truyền thông quốc tế đánh giá cao, vừa nâng tầm uy tín quốc gia vừa khơi thông dòng chảy vốn FDI đổ bộ mạnh mẽ vào Việt Nam.
Để thu hút, đón đầu các “đại bàng” trong ngành công nghiệp thế giới đến làm tổ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thành lập tổ công tác đặc biệt và xây dựng ngay đề án trên tinh thần nhanh, mạnh, rõ hơn.
Video đang HOT
Quận 9 sẽ hút mạnh làn sóng đầu tư
Việt Nam vốn đang là xu hướng lựa chọn làm điểm đến đặc biệt là ngành công nghiệp, công nghệ thế giới khi có quỹ đất đủ lớn để xây dựng dây chuyền quy mô, khép kín cùng trình độ nhân công tăng trưởng nhanh.
Trong nhiều “thung lũng” được Chính phủ định hướng phát triển công nghiệp, công nghệ thì Quận 9 – TP.HCM đang hội tụ các yếu tố hoàn hảo với diện tích lớn nhất TP.HCM nhưng lại có mật độ dân cư thuộc hàng thấp nhất đem lại quỹ đất dồi dào để phát triển.
Nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố cùng hạ tầng giao thông đa dạng và đầy đủ nhất cả nước, Quận 9 còn sở hữu địa thế phong thuỷ thịnh vượng bao bọc bởi các dòng sông lớn như sông Tắc, sông Đồng Nai, sông Soài Rạp.
Theo các chuyên gia kinh tế, khu Đông với hạt nhân Quận 9 sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng “tam giác vàng” TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu; là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Quận 9 hiện có khu Công nghệ cao lớn thứ nhì cả nước với hơn 700ha, 35.000 lao động, 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã chính thức ủng hộ TP.HCM xây dựng thành phố phía Đông, với Q.9 là trọng tâm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cơ hội cho những con “sóng ngầm” trong thu hút đầu tư.
Đại đô thị Vinhomes Grand Park tại Q.9 hứa hẹn là điểm đến mới của khu Đông TP.HCM
Là tâm điểm của Thành phố sáng tạo – công nghệ cao trong tương lai của TP.HCM và cả khu vực, nhiều hệ sinh thái song hành đã và đang hình thành nhanh chóng. Trong đó phải kể đến dự án Vinhomes Grand Park, với mô hình “thành phố trong lòng thành phố”.
Đại đô thị này xây dựng môi trường sống đủ đầy tiện ích với công viên 36ha, hệ thống trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng cao cấp,… Nơi đây hứa hẹn trở thành tâm điểm sống mới của thành phố, đón trọn nhịp sống phồn hoa của toàn khu Đông.
Có quy mô “khủng” và sở hữu hệ sinh thái toàn diện nhất khu Đông hiện nay, lại được bảo chứng bởi chủ đầu tư Vinhomes; Vinhomes Grand Park được dự đoán sẽ là “thỏi nam châm” thu hút cộng đồng chuyên gia, trí thức tinh hoa hiện đang sinh sống, làm việc tại đây và sắp “đổ bộ” trong tương lai gần.
Theo các nhà môi giới BĐS giàu kinh nghiệm, nhóm khách hàng chuyên gia thường có tâm lý lựa chọn các dự án cao cấp, thiên về nghỉ ngơi, hưởng thụ; vốn thời gian không có nhiều nên chú trọng vào tiện ích đa dạng ngay sẵn trong khu đô thị và cộng đồng cư dân văn minh.
Đặc biệt, Vinhomes Grand Park chỉ với 7-10 phút kết nối tới các khu công nghệ cao, doanh nghiệp lớn, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua của giới trí thức tinh hoa khu Đông thành phố.
Cuộc dịch chuyển dòng vốn đầu tư kép FDI vào Việt Nam
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết ngày 20/42020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,33 tỉ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện ước đạt 5,15 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Dẫn đầu các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... (Ảnh minh họa)
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, vốn FDI 4 tháng đầu năm nay sụt giảm do việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy. Nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khi duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh do thiếu chuyên gia nước ngoài.
Tuy vốn FDI có dấu hiệu chững lại do Covid-19, song theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về phòng chống dịch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh doanh. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng ít nhất và dự báo sẽ vượt qua "cơn bão" suy thoái kinh tế toàn cầu.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài cho rằng, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng chính từ dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Có một số tín hiệu lạc quan nên GS. Nguyễn Mại dự báo thu hút FDI sẽ "bùng nổ" sau dịch. Tín hiệu lạc quan, theo GS. Nguyễn Mại, đó là nỗ lực của Việt Nam chống dịch, kiểm soát dịch tốt và tránh được những cuộc phong tỏa kéo dài. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã ngày một rõ rệt và Việt Nam với yếu tố tích cực chống dịch hiệu quả đang là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị tổn thương từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam thay vì Trung Quốc theo kế hoạch cũ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản cũng đưa tin các "ông lớn" như Google, Microsoft đang chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam...
GS. Nguyễn Mại lưu ý: Việt Nam mong muốn thu hút được nhiều dự án lớn trên thế giới. Nếu chỉ thu hút được các dự án nhỏ li ti thì tham vọng trở thành "công xưởng" thế giới của Việt Nam có thể đạt về số lượng, nhưng chất lượng không cao. Cần thu hút các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ mới cho tương lai.
Xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 bùng phát ngày càng được thể hiện rõ và đang được đẩy nhanh. Việt Nam được xem là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài tháng qua đã khiến nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, không chỉ tập trung tại Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, thu hút FDI của Việt Nam cho thấy những tín hiệu khá lạc quan khi tăng dần trở lại vào cuối năm nay và tạo đà cho năm 2021 do đón đầu dòng vốn tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nhờ sự hấp dẫn của môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam./.
FDI toàn cầu sẽ suy giảm mạnh 40% trong năm 2020 vì dịch Covid-19 Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa cảnh báo quy mô dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu trong năm nay có thể giảm tới 40% dưới các tác động của đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa trong năm 2021. UNCTA cảnh báo những nền...