Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng như thế nào?
Tùy tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng, các bác sĩ có can thiệp khác nhau từ thở oxy, đặt máy thở, đến tim phổi nhân tạo, kết hợp kháng virus và kháng sinh
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đầu dịch đến nay, Khoa tiếp nhận 5 bệnh nhân Covid-19 nặng cần can thiệp thở máy. Các bệnh nhân chuyển đến trong tình trạng suy hô hấp, phải đặt ống thở máy, hỗ trợ với mức độ oxy cao. Các bác sĩ của Khoa cấp cứu tiến hành điều trị hồi sức, kết hợp sử dụng các thuốc kháng virus.
Tùy từng tình trạng suy hô hấp khác nhau sẽ tiến hành các phương pháp khác nhau. Những bệnh nhân nhẹ thì không phải can thiệp gì, điều trị theo triệu chứng, nâng cao thể trạng. Bệnh tiến triển nặng, xuất hiện tình trạng suy hô hấp sẽ sử dụng liệu pháp như oxy kính mũi, oxy mask… Nếu bệnh nhân không đáp ứng được sẽ sử dụng oxy lưu lượng cao, thở máy không xâm nhập. Khi bệnh nhân không tiến triển, sẽ chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, nơi bác sĩ đặt ống nội khí quản, kết hợp thở máy xâm nhập. Sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) là phương pháp cuối cùng.
“Có những bệnh nhân phải đặt ống thở, đặt nội khí quản từ khoa Cấp cứu. Cũng có những bệnh nhân đến Khoa Hồi sức tích cực thì đặt luôn”, bác sĩ cho biết.
Phương pháp đặt ống nội khí quản là một trong những thủ thuật nguy cơ lây nhiễm rất cao vì tạo ra các bụi khí dung (aerosol). Bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với các bụi khí này nên rất dễ lây nhiễm.
Phương pháp đặt ECMO mức độ phơi nhiễm thấp hơn đặt nội khí quản. Tuy nhiên đây là phương pháp kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, được đào tạo để có thể tiến hành và theo dõi bệnh nhân trong quá trình chạy. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, các nhân viên y tế còn phải tiến hành những thủ thuật như hút đờm, lấy bệnh phẩm đường hô hấp dưới… , đều tạo ra nguy cơ lây cao.
Bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng 24/4. Ảnh: BV cung cấp
Điều trị cho bệnh nhân nguy kịch, ngoài thuốc kháng virus, các bác sĩ sẽ phải kết hợp với điều trị hồi sức và sử dụng các loại thuốc khác nhau đảm bảo được các hoạt động của các chức năng cơ thể. Thông thường bệnh nhân nặng thường bội nhiễm, vì thế sẽ được bổ sung thuốc kháng sinh tùy thuộc nguyên nhân gây bội nhiễm.
Về lựa chọn thuốc kháng virus, theo bác sĩ Phúc, đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Hiện thế giới chưa có thuốc đặc hiệu hay phác đồ thống nhất, các bác sĩ tham khảo nhiều nghiên cứu đặc biệt là của các đồng nghiệp tại Trung Quốc – nơi bùng phát dịch đầu tiên của thế giới, cũng như của các quốc gia khác.
Video đang HOT
Ví dụ, phác đồ ban đầu sử dụng thuốc kháng virus là một thuốc được dùng cho bệnh nhân HIV, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Đây là sự lựa chọn dựa trên phác đồ của Trung Quốc và theo đề tài nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 của Việt Nam.
Bất cứ thuốc nào ngoài những tác dụng điều trị đều gây ra tác dụng phụ. Ví dụ thuốc HIV gây buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi… Các bác sĩ đầu tiên phải biết các tác dụng phụ đó để theo dõi tầm soát trên từng bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc. Nếu bệnh nhân gặp tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng thì phải dừng ngay.
Bệnh nhân Khoa Hồi sức tích cực đa phần cao tuổi, có những bệnh lý nền khác nhau nên phải được tầm soát tất cả các cơ quan, và sử dụng các thuốc điều trị cho bệnh nền. Cùng với đó, hội đồng chuyên môn phải hội chẩn rất chi tiết từng bệnh nhân mới đưa ra một phác đồ thích hợp.
“Bệnh nhân 20″ là một trường hợp rất nặng. Khi vào khoa, các bác sĩ nhận định tình trạng viêm phổi trên bệnh nhân 64 tuổi tuổi, sức khỏe suy kiệt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng rất chậm, những tổn thương phổi ngày một nặng lên, biện pháp hỗ trợ thở máy đã tối ưu nhưng bệnh nhân vẫn trở nặng. Vì thế trong đêm, bệnh nhân phải được can thiệp ECMO.
Bệnh nhân Dixong John Garth, 74 tuổi, người Anh, bệnh lý nền ung thư máu. Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải trao đổi với bác sĩ gia đình của bệnh nhân bên Anh để tìm hiểu bệnh ung thư đang kiểm soát ở mức nào, có cần dùng thuốc duy trì nữa không…
“Ngoài thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19, chúng tôi kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh lý nền, thuốc điều trị hỗ trợ, thuốc chống đông máu… Phải lựa chọn thuốc thích hợp để điều trị mà vừa tránh tối đa tác dụng phụ, cũng như các tương tác thuốc gây hại”, bác sĩ Phúc nói. “Một trong những tổn thương của bệnh nhân Covid-19 là rối loạn đông máu, gây tắc các vi mạch và tổn thương đa cơ quan, nên gần như tất cả cơ quan tim, phổi, thận, gan, não bộ… đều bị tác động”.
Ngoài điều trị, các bác sĩ phải tập phục hồi chức năng cho người bệnh. Quá trình chăm sóc người bệnh cũng là một khó khăn. Bệnh nhân nằm giường lâu, các bác sĩ, điều dưỡng phải thường xuyên phải tắm rửa, lật trở bệnh nhân, nếu không sẽ bị loét những chỗ tì đè, gây nhiễm trùng.
Khoa Hồi sức tích cực đã điều trị khỏi ba, hiện tiếp tục chữa bệnh cho hai bệnh nhân nặng.
Thúy Quỳnh
Các nhóm thuốc đang chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19
Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra loại vaccine phòng chống virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 nhưng song song với quá trình này, việc tái sử dụng các loại thuốc hiện có có thể rút ngắn giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chữa trị, cứu sống bệnh nhân.
Bất kỳ hoạt chất hay loại thuốc nào tới khi được kết luận là có tính đặc hiệu trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đều cần có thời gian để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và được cấp phép. Nhưng cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này đòi hỏi tính cấp bách trong thuốc điều trị, thế nên lợi ích của việc sử dụng các loại thuốc đã có trên thị trường là rất rõ ràng.
Hiện tại, trên thế giới có 3 nhóm thuốc đang được chứng minh về hiệu quả của chúng đối với virus Corona chủng mới SARS-CoV-2: Thuốc kháng virus, thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc bảo vệ phổi.
Thị trường dược phẩm có xu hướng vừa cạnh tranh, vừa đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
Thuốc kháng virus
Đây là dòng thuốc được thiết kế để ngăn chặn sự sinh sản của virus hoặc ngăn không cho chúng xâm nhập vào tế bào phổi. Thế giới hiện đã có nhiều loại thuốc kháng virus như thuốc trị cúm thông thường, thuốc điều trị viêm gan C, HIV, Ebola... Bên cạnh đó, các loại thuốc được đặc biệt chú ý trong vụ dịch này là thuốc chống virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), đều do chủng Corona gây ra, trong khi mầm bệnh mới SARS-CoV-2 được coi là một biến thể của virus SARS năm 2002.
Trong phòng thí nghiệm, hoạt chất remdesivir, ban đầu được phát triển để chống virus Ebola, được phát hiện có hiệu quả chống lại virus Corona SARS và MERS. Tuy nhiên, remdesivir, do Công ty dược phẩm Gilead Science của Mỹ sáng chế, vẫn chưa được chính thức phê duyệt ở bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế giới. Các thử nghiệm lâm sàng với remdesivir hiện đang được thực hiện ở Mỹ và Trung Quốc.
Cùng với đó cần phải kể đến thuốc chống cúm Avigan của Nhật Bản, với thành phần hoạt chất favilavir, do hãng Fujifilm Holding điều chế. Nhật Bản đã phê chuẩn lưu hành Avigan từ năm 2014 và hiện đang đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu liều trước tháng 5-2020. Thuốc kháng virus này công dụng chính là ức chế axit ribonucleic (RNA) của virus và giống như remdesivir, nó cũng có thể chống lại các loại RNA của virus khác nhau.
Các nghiên cứu lâm sàng gần đây ở Trung Quốc cho thấy Avigan đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Từ châu Á, "cơn sốt" Avigan bắt đầu lan khắp thế giới. Nhà virus học người Đức Christian Drosten từ Bệnh viện Charite Berlin mô tả Avigan "đầy triển vọng" sau một số thử nghiệm ở Italia. Các quốc gia khác như Indonesia, với dân số khoảng 270 triệu người, và có lẽ cả Đức, đã đặt hàng triệu liều thuốc này, mặc dù các thử nghiệm thực tế vẫn chưa hoàn tất.
Gây xôn xao trong các tuần gần đây là điều trị Covid-19 bằng thuốc dự phòng sốt rét, thành phần hoạt chất là chloroquine. Trong các thử nghiệm được tiến hành ở Marseille, Pháp, hoạt chất chloroquine được cho là đã ức chế sự tăng sinh của virus Corona chủng mới, từ đó giảm lượng virus, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các loại thuốc sốt rét khác có thành phần hoạt chất tương tự hydroxychloroquine hiện cũng đang được thử nghiệm. Các hãng dược lớn như Novartis và Sanofi cũng có kế hoạch cung cấp hàng triệu liều để điều trị cho mọi người trên khắp thế giới nếu cơ quan dược phẩm đưa ra quyết định tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng chloroquine trong điều trị bệnh nhân Covid-19 vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn.
Thuốc hỗ trợ miễn dịch và bảo vệ phổi
Các chất điều hòa miễn dịch có công dụng hạn chế các phản ứng phòng vệ của cơ thể sao cho hệ thống miễn dịch không phản ứng thái quá và gây thêm thiệt hại đe dọa đến tính mạng cho cơ thể. Hiện nay, các kháng thể và liệu pháp miễn dịch khác nhau cũng đang được thử nghiệm về hiệu quả chống lại virus Corona mới.
Trong số các hoạt chất đã được phê duyệt hoặc thử nghiệm là kháng thể leronlimab từ CytoDyn, ban đầu được phát triển chống lại HIV và ung thư vú; 2 kháng thể từ Regeneron, ban đầu được phát triển chống lại MERS và hoạt chất brilacidin từ Dược phẩm Innovation điều trị các bệnh viêm ruột và viêm niêm mạc miệng.
Các loại thuốc bảo vệ phổi được thiết kế để đảm bảo phổi tiếp tục cung cấp đủ oxy cho máu. Mục tiêu là điều trị các tình trạng như xơ phổi vô căn, xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường các mô liên kết giữa phế nang và mạch máu xung quanh dẫn đến cứng phổi, hô hấp trở nên nông và nhanh, ho khan, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Ở Trung Quốc, loại thuốc MS của Novartis và thuốc bevacizumab trị ung thư được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 có vấn đề về phổi cấp tính. Kháng thể tocilizumab của Roche, thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp khác, cũng đang được thử nghiệm về hiệu quả của nó trong việc chống lại tổn thương phổi do tác nhân SARS CoV-2 gây ra.
Một tập đoàn của Đức cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng với mesilate. Hoạt chất này, được phê duyệt tại Nhật Bản để điều trị viêm tụy, ức chế một loại enzyme trong tế bào phổi rất cần thiết cho sự xâm nhập của virus SARS CoV-2.
Thị trường dược phẩm có sự cạnh tranh, ganh đua mạnh mẽ, nhưng trong cuộc chiến chống Covid-19 này, một xu hướng tích cực nổi lên là sự hợp tác, phối hợp giữa các công ty dược phẩm hàng đầu để có được sản phẩm hiệu quả càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn gọi là "thử nghiệm Đoàn kết". Theo đó, 4 phương án điều trị sẽ được thử nghiệm cùng lúc ở nhiều quốc gia để đánh giá hiệu quả. Tính đến ngày 8-4, đã có 90 nước tham gia thử nghiệm này.
Thị trường dược phẩm có sự cạnh tranh, ganh đua mạnh mẽ, nhưng trong cuộc chiến chống Covid-19 này, một xu hướng tích cực nổi lên là sự hợp tác, phối hợp giữa các công ty dược phẩm hàng đầu để có được sản phẩm hiệu quả càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn gọi là "thử nghiệm Đoàn kết". Theo đó, 4 phương án điều trị sẽ được thử nghiệm cùng lúc ở nhiều quốc gia để đánh giá hiệu quả. Tính đến ngày 8-4, đã có 90 nước tham gia thử nghiệm này.
Yễn Chi
Thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để nghiên cứu Covid-19 Chiều 18-4, Bộ Y tế cho biết tổng số ca mắc đến nay vẫn duy trì 268 trường hợp. 201 người đã khỏi bệnh, tỉ lệ điều trị thành công là 74%. 67 bệnh nhân đang điều trị tại 11 cơ sở y tế. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tất cả các bệnh nhân Covid-19 nặng tại Việt Nam...