Việt Nam đề nghị Indonesia xử lý vụ tàu cá bị chìm
Bộ Ngoại giao trao công hàm, đề nghị Indonesia làm rõ vụ tàu cá Việt Nam bị chìm khi tàu công vụ Indonesia truy đuổi, khiến 4 ngư dân mất tích hồi tháng 4.
Công hàm được Bộ Ngoại giao trao cho Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội, đề nghị Indonesia tìm kiếm các ngư dân mất tích và đối xử nhân đạo với các ngư dân trên tàu bị bắt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong họp báo trực tuyến hôm nay. Việt Nam cũng đề nghị Indonesia điều tra làm rõ sự việc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây ra vụ chìm tàu.
Ngày 20/4, tàu giám sát hải sản của Indonesia đã truy đuổi hai tàu cá và 14 ngư dân Việt Nam trong vùng biển của Indonesia. Một tàu cá sau đó bị chìm, khiến 4 ngư dân mất tích, tàu và 10 ngư dân còn lại bị bắt, bà Hằng cho hay.
Việt Nam đề nghị Indonesia cẩn trọng, kiềm chế khi xử lý các sự việc liên quan đến tàu cá, ngư dân trên tinh thần nhân đạo. Việt Nam cho rằng các lực lượng chức năng của hai nước cần tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân, tàu cá Việt Nam trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược và cùng là thành viên của ASEAN.
Tàu cá của Việt Nam bị Indonesia chìm ở đảo Datuk tháng 5/2019. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Ngày 5/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã thăm lãnh sự các ngư dân bị bắt, xác nhận họ ổn định sức khoẻ và tinh thần. “Hiện các cơ quan chức năng hai bên đã tìm thấy tàu chìm nhưng chưa thấy 4 ngư dân”, bà Hằng nói.
Người phát ngôn khẳng định lập trường của Việt Nam là nhất quán chủ trương phát triển đánh bắt cá theo hướng bền vững, chú trọng bảo tồn, phát huy các nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ngư dân tôn trọng quy định của Việt Nam, pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế có liên quan.
Indonesia gần đây thực hiện chính sách cứng rắn trong quản lý vùng biển, nhằm ngăn chặn ngư dân nước khác đến đánh bắt. Từ 2018, Indonesia từng đánh chìm tàu cá của nhiều nước. Việt Nam nhiều lần yêu cầu Indonesia xử lý vấn đề trên tinh thần nhân đạo, quan hệ song phương và quy tắc chung.
Bộ Quốc phòng Mỹ phản đối hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá VN ở Hoàng Sa
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9/4 đã ra tuyên bố phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
"Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt quan ngại về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam trong khu vực quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông", thông cáo ngày 9/4 nói.
"Hành vi của Trung Quốc đi ngược lại tầm nhìn về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở của Mỹ, mà trong đó tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều được đảm bảo chủ quyền, không bị đe dọa, và có thể theo đuổi phát triển kinh tế phù hợp với luật và thông lệ quốc tế".
"Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của các đồng minh và đối tác nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", thông cáo nói tiếp.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn cản và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: DefPost.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, đại dịch Covid-19 càng cho thấy tầm quan trọng của trật tự thế giới dựa trên luật lệ vì "tạo ra điều kiện cho phép chúng ta giải quyết các mối đe dọa chung theo cách minh bạch, tập trung và hiệu quả".
Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế, không có các hành động gây bất ổn khu vực, làm ảnh hưởng tới nỗ lực toàn cầu chống lại đại dịch hay có những hành vi liều lĩnh không cần thiết dẫn tới tổn thất sinh mạng và tài sản.
Ngày 6/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cũng đã lên tiếng về vụ hải cảnh Trung Quốc vô cớ ngăn cản, đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa. Bà nói "đây là sự việc mới nhất trong chuỗi các hành động của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông".
Trước đó, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Ngày 3/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vụ nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.
"Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, 8 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn vào ngày 3/4.
Quân Anh
Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình. Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr) Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho...