Việt Nam đang đối mặt với mô hình bệnh tật kép
Ngày 23/10, tại Hội nghị khoa học năm 2024 với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học” do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp Bộ Y tế tổ chức, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, bên cạnh phải ứng phó với bệnh truyền nhiễm, mới nổi tăng, các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu đường, COPD, rối loạn sức khoẻ tâm thần… cũng ngày càng gia tăng.
Người cao tuổi đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo các báo cáo mới nhất, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm 84% tổng số ca tử vong tại Việt Nam. “Đây là một con số đáng lo ngại, cho thấy gánh nặng mà các bệnh mãn tính này đang gây ra đối với hệ thống y tế và xã hội”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đồng thời Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết thêm, các bệnh không lây nhiễm cũng là những thách thức không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Trên phương diện y tế công cộng, các bệnh này đang gia tăng cả về số lượng ca mắc cũng như mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, tình trạng ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và lối sống hiện đại đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản, và viêm phổi do virus. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, càng nhận ra rõ hơn sự mong manh của hệ thống y tế trước các bệnh lý đường hô hấp, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa và điều trị sớm.
Song song với đó, các bệnh khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, đang trở thành gánh nặng không chỉ đối với người cao tuổi mà cả người trẻ trong xã hội hiện đại. “Với xu hướng già hóa dân số ngày càng nhanh, việc điều trị và quản lý các bệnh lý về khớp càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn cho biết.
Trong lĩnh vực sản phụ khoa, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, nhờ sự cải thiện trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết như chăm sóc tiền sản, hậu sản và phòng ngừa các bệnh lý sản phụ khoa, điển hình là ung thư cổ tử cung.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 182.000 ca mắc mới và khoảng trên 122.000 ca tử vong do ung thư. Cộng với số ca mắc ung thư còn sống và mắc mới, lúc nào Việt Nam cũng có khoảng 360.000 trường hợp mắc bệnh ung thư, trên tổng số hơn 19,3 triệu ca ung thư toàn cầu.
Để đối phó với những thách thức trên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, Bộ Y tế đã xây dựng và đang triển khai các chiến lược, kế hoạch, hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe toàn dân. Một trong những ưu tiên hàng đầu là tiếp tục hoàn thiện thể chế.
Video đang HOT
“Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung và Luật Dược sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được xem xét thông qua. Đối với Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế tập trung trước mắt sửa đổi một số vấn đề cấp thiết, cấp bách, đặc biệt phù hợp với Luật Khám chữa bệnh sửa đổi và các vấn đề liên quan khác.
Sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện Luật Bảo hiểm y tế hơn nữa theo hướng đề xuất việc chi trả cho khám, phát hiện sớm một số bệnh phổ biến, dễ phát hiện, ví như có thể đề nghị bảo hiểm y tế chi trả cho khám sàng lọc, phát hiện ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở tuyến cơ sở để góp phần phát triển y tế cơ sở và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm”, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn hệ thống y học dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có việc thành lập CDC trung ương; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó chú trọng đào tạo về nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu lâm sàng, và ứng dụng công nghệ mới…
Hội nghị là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ y tế tiếp tục cập nhật kiến thức y khoa, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ nghiên cứu y học đến thực hành ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh.
Ngoài phiên toàn thể, hội nghị có các phiên chuyên đề về các bệnh: ung thư, hô hấp, khớp, sản phụ khoa, da liễu…, với 26 bài trình bày của các báo cáo viên là các chuyên gia đến từ Tổng hội Y học Việt Nam, Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Dược Hà Nội, Viện Chiến lược và chính sách y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… và các bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy; Trung ương Quân đội 108; Phổi Trung ương, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội.
Bị ho có phải kiêng ăn thịt gà, tôm?
Có một số quan niệm cho rằng bị ho nói chung và ho có đờm nói riêng nên kiêng thịt gà, tôm...
vì có thể gây ho nhiều hơn. Tuy nhiên, quan điểm này không có căn cứ khoa học.
Tất cả thực phẩm đều cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm gì khi bị ho.
Ho không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, mũi họng. Khi cơ thể mắc bệnh, vô hình trung sẽ gây ra những phản xạ tống vi khuẩn, virus từ bên trong cơ thể ra ngoài.
Vì sao bị ho?
Ho được chia làm nhiều loại như ho khan, ho có đờm, ho ra máu... Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống các chất dị vật, chất tiết, đờm... ra khỏi đường thở. Có một số bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng gây ho như:
Hen phế quản
COPD
Viêm phổi
Viêm mũi dị ứng
Ho không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, mũi họng. Khi cơ thể mắc bệnh, vô hình trung sẽ gây ra những phản xạ tống vi khuẩn, virus từ bên trong cơ thể ra ngoài.
Một số trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý truyền nhiễm khi ho sẽ có thể khiến lây lan mầm bệnh. Như các trường hợp mắc cúm, sởi... khi ho, các giọt bắn sẽ mang theo vi khuẩn và khiến người lành bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc.
Hay như những người mắc bệnh viêm phế quản cấp, lao... khi ho sẽ đem theo vi khuẩn, virus phát tán trong không khí. Những trường hợp ho không phải bệnh truyền nhiễm, ho do kích ứng thì không có khả năng lây nhiễm.
Người bệnh ho có đờm và ho nói chung không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào.
Ho có đờm nên uống gì?
Khi các dịch tiết trong đường hô hấp khiến quá trình thở bị cản trở sẽ sinh ra phản xạ ho để tống chúng ra ngoài, hay còn gọi là ho có đờm. Người bệnh bị ho có đờm sẽ gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tình trạng ho có đờm tại nhà:
- Súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha nước muối ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên việc pha nước muối ấm có thể khiến nước muối đạt nồng độ không chuẩn.
- Sử dụng một số nguyên liệu dân gian có tác dụng giảm ho để ngậm như: gừng mật ong, chanh/ quất mật ong, lá húng chanh.
- Các loại siro bổ phế (không kê đơn) có bán tại các quầy thuốc...
Nếu như sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng ho có đờm không thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tìm nguyên nhân. Hoặc một số trường hợp ho có đờm kèm theo các dấu hiệu bất thường như: khó thở, sốt cao, người mệt mỏi... cũng nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Ho có đờm có cần kiêng thịt gà không? Nhiều người thường thắc mắc khi bị ho nói chung và ho có đờm nói riêng cần kiêng những gì? Cũng có một số thông tin truyền miệng về việc ho nên kiêng các thực phẩm như: xôi, tôm, thịt gà, thịt vịt, da của các loại da cầm... vì có thể gây ho nhiều hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm. Có thể khi người bệnh ăn các thực phẩm này nhưng chưa chế biến kỹ còn sót lại các dị vật kích ứng gây ho như: lông, râu, vỏ tôm... và nhầm tưởng những thực phẩm đó gây ho.
Tất cả thực phẩm đều cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm gì khi bị ho. Lưu ý cần chế biến, sơ chế kỹ để hạn chế việc khi ăn gặp các dị vật gây kích ứng họng khiến cơ thể ho nhiều hơn.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần cẩn trọng trong thời tiết lạnh Theo cảnh báo của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cho những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính có nguy cơ cao phải nhập viện. Bác sỹ cho bệnh nhân COPD thở khí dung. Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã hơn 20 năm nay, ông Nguyễn Văn Chắt...