Việt Nam đã tạo được vaccine vô hoạt thế hệ mới phòng dịch tả lợn châu Phi bước đầu có kết quả tốt
Báo cáo về tình hình nghiên cứu bệnh dịch tả châu Phi, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho biết, đến nay các nhóm nghiên cứu của Học viện đã tạo được vaccine vô hoạt thế hệ mới và bước đầu có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên diện hẹp.
Bà Lan thông tin, hiện nay Học viện đang thực hiện 7 đề tài nghiên cứu do Bộ NN&PTNT giao, ngoài ra còn có 7 đề tài nghiên cứu khác do Học viện chủ động thực hiện như thử chế phẩm lương y Tài, thử chế phẩm nano bạc, thử độc lực virus trên lợn… Trong đó đề tài nghiên cứu vaccine vô hoạt thế hệ mới đã bước đầu đạt thành công trong phòng thí nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực nghiên cứu vaccine để phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Qua thử chế phẩm nano bạc, nhóm nghiên cứu nhận thấy có tác dụng diệt khuẩn, nhưng chưa có tác dụng chữa bệnh. Trong khi thử độc lực virus trên lợn thì đã chọn ra được 3 chủng virus DTLCP có độc lực cao. Xác định được cơ chế sinh bệnh, sự phân bố của virus trong cơ quan con lợn. Đối với đề tài chọn các dòng tế bào thích nghi với DTLCP/Chế tạo tế bào PAM, hiện đã chủ động sản xuất được tế bào PAM đủ dùng và đang thích nghi virus trên 4 – 5 dòng tế bào khác nhau, hiện đang tìm ra dòng tế bào thích nghi nhất.
Với đề tài giải trình tự gen/cây sinh học phân tử, hiện nay mới chỉ thấy virus thuộc Gennotype II ở Việt Nam.
Bà Lan cũng thông tin, đến nay các nhóm nghiên cứu của Học viện đã tạo được vaccine vô hoạt thế hệ mới và bước đầu có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên diện hẹp.
Video đang HOT
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y, tại khu nuôi động vật thí nghiệm của Học viện và cơ sở chăn nuôi ngoài thực địa. Theo đó, vaccine thử nghiệm đã được tiến hành tại 3 trại lợn bị bệnh DTLCP thuộc 3 gia đình khác nhau ở Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình.
Kết quả cho thấy, toàn bộ 16/18 lợn nái và 15 lợn thịt của 3 hộ này đều sống khoẻ mạnh sau hơn 2 tháng, một số nái đã đẻ và lợn con khoẻ mạnh. Trong khi những con lợn không được tiêm vaccine thì đều chết do DTLCP.
Đánh giá về độ an toàn của vaccine, bà Lan cho biết, kết quả kiểm tra cho thấy, vaccine an toàn đối với lợn được tiêm phòng và có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng (có 83,3% lợn sống khi công cường độc và 100% lợn sống khi nhiễm tự nhiên).
“Tuy nhiên với loại vaccine vô hoạt đã sản xuất ra, cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm thêm trên diện rộng hơn. Trong khi đợi Bộ NN&PTNT cấp kinh phí khẩn cấp cho nghiên cứu và sản xuất vaccine DTLCP, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm cấp III, chúng tôi cũng đề nghị nhóm nghiên cứu chuẩn bị sản xuất từ 300 – 500 liều vaccine để phục vụ thí nghiệm. Hạn chế, khó khăn hiện nay là chúng ta chưa có cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để sản xuất vaccine quy mô công nghiệp”, bà Lan nhấn mạnh.
VÂN KHÁNH (tổng hợp)
Theo baodansinh
Thái Bình: Dịch tả lợn chưa qua, cúm gia cầm đã tới
Sáng nay, 29/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh Thái Bình xác nhận, trên địa bàn tỉnh này xuất hiện vịt chết do bị nhiễm virus cúm A/H5N6.
Vịt mắc cúm gia cầm H5N6 được phát hiện tại Thái Bình - Ảnh: Hoàng Long
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình cho biết, cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.
Cụ thể, tại hộ ông Nguyễn ĐứcThuần, thôn Lưu Đồn, xã Thụy Hồng (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đang nuôi 1.000 con vịt cánh trắng (vịt được 46 ngày tuổi). Từ ngày 23/6 đến 26/6, vịt chết gần 300 con. Trước khi chết, vịt có biểu hiện ốm, bỏ ăn.
Qua kiểm tra lâm sàng của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình, vịt ốm có biểu hiện tiêu chảy phân trắng, một số con có triệu chứng thần kinh. Tiến hành mổ khám, có biểu hiện xuất huyết khí quản, xuất huyết mỡ vành tim, sưng túi mật và gan chuyển màu vàng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy ba mẫu gửi xét nghiêm chẩn đoán virus cúm gia cầm tại Chi cục Thú y vùng II (Cục Thú y), kết quả cả ba mẫu đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6. Hiện nay, hơn 700 con vịt được thu gom, chôn sâu và xử lý hóa chất kết hợp vôi bột.
Cũng theo ông Phạm Thành Nhương, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm tại Thái Bình là khá cao do thời tiết vẫn nắng nóng cao điểm. Đặc biệt kiểm tra cho thấy cả đàn vịt 1.000 con bị nhiễm bệnh của gia đình ông Thuần đều không được tiêm phòng bất cứ một loại vaccine nào.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình xác nhận xuất hiện cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh này - Ảnh: Hoàng Long
Để khoanh vùng dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình đã lấy mẫu ở hai hộ chăn nuôi vịt liền kề gửi xét nghiệm (đều cho kết quả âm tính), tiến hành duy trì việc khử trùng tiêu độc ngày một lần, liên tục trong ba ngày tại các khu vực chăn thả vịt của hộ ông Thuần, cũng như các hộ chung quanh bằng hóa chất hoặc vôi bột.
Trên diện rộng, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo những hộ nuôi gia cầm thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho đàn gia cầm. Tuyên truyền về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống cho đàn gia cầm và cho người.
Xét nghiệm lâm sàng vịt chết xác nhận bệnh cúm - Ảnh: Hoàng Long
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, thời điểm này, dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp nói riêng, kinh tế Thái Bình nói chung. Tính đến cuối tháng 6, toàn tỉnh đã tiêu hủy trên 354.000 con lợn các loại với tổng trọng lượng gần 18.000 tấn, bằng 35,8% tổng đàn lợn trong tỉnh. Tổng kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy là gần 700 tỷ đồng.
HOÀNG LONG
Theo Tiền phong
Bí kíp lựa thịt lợn sạch tươi ngon đúng chuẩn Thịt lợn là nguồn cung cấp đạm chính trong bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, thông tin về dịch tả lợn Châu Phi và thịt lợn có chứa các chất tăng trưởng, tạo nạc đã khiến người dùng không khỏi hoang mang. Thịt lợn, nguồn cung cấp đạm chính trong bữa ăn của gia đình Việt. Trung bình mỗi người Việt...