Việt Nam có vắc xin phế cầu mới, tiêm đầu tiên tại VNVC
Sáng 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm những mũi vắc xin phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu vừa ra mắt tại Việt Nam, đây là vắc xin do hãng MSD sản xuất tại Mỹ.
Vắc xin phòng bệnh do 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra
Vắc xin phế cầu 23 phòng các bệnh nguy hiểm do 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, hiện đã có mặt ở gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore… với hơn 400 triệu liều đã được tiêm để bảo vệ cho cộng đồng.
Vắc xin mới phế cầu 23 được triển khai rộng rãi tại VNVC cho trẻ em từ 2 tuổi, người lớn, người cao tuổi có bệnh nền. Ảnh: Hoàng Anh
Theo VNVC, vắc xin phế cầu 23 có tên Pneumovax 23, dành cho trẻ em từ 2 tuổi và người lớn, dùng cho cả người cao tuổi có bệnh nền; người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19 như ho kéo dài, khan tiếng, khó thở, thở mệt, viêm phế quản; nhóm đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người suy giảm miễn dịch như mắc bệnh HIV, ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…). Hiệu quả vắc xin đã được chứng minh lên đến 86% ở người có bệnh lý nền, người cao tuổi (tùy đối tượng).
Bé Hà Lê Vân (6 tuổi) là một trong những khách tiêm vắc xin phế cầu 23 đầu tiên tại VNVC Hoàng Văn Thụ, TP.HCM. Chị Lê Khánh Linh – mẹ bé chia sẻ: “Con đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13, nay tôi đưa con đến tiêm thêm vắc xin phế cầu 23 để phòng bệnh hiệu quả hơn, đặc biệt là bệnh hô hấp trước khi con quay lại trường học”.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt vắc xin mới, ông Phan Trọng Giáo – Giám đốc Y khoa, Công ty MSD Việt Nam cho biết các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết là vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng, MSD đã dành hơn 125 năm để nghiên cứu và phát triển, phát minh các vắc xin, các giải pháp điều trị phế cầu. Với hơn 4 thập kỷ lưu hành, vắc xin phế cầu này vẫn là 1 trong 3 loại vắc xin phế cầu được CDC Mỹ khuyến cáo sử dụng.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê, trong năm 2021, có gần 98 triệu người mắc các bệnh lý phế cầu, nguy cơ tử vong lên đến 25% ngay cả khi được điều trị và sử dụng kháng sinh hợp lý. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ em và người cao tuổi ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ước tính mỗi năm có 1 triệu trẻ tử vong do phế cầu.
“Vắc xin phế cầu MSD vừa được cấp phép tại Việt Nam giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa viêm phổi và bệnh lý xâm lấn do phế cầu như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, do 23 tuýp huyết thanh phổ biến cho người có nguy cơ nhiễm bệnh từ 2 tuổi trở lên và không giới hạn độ tuổi trần”, ông Giáo nói.
Một trong các em bé đầu tiên tại Việt Nam tiêm vắc xin phế cầu Pneumovax 23 tại VNVC. Ảnh: Hoàng Anh
Triển khai tiêm tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC
Theo bà Vũ Thị Thu Hà – Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC, trong gần 8 năm qua, VNVC đã cùng các hãng vắc xin đưa về Việt Nam 10 loại vắc xin mới, giúp hạn chế tối đa tình trạng khan hiếm vắc xin, đặc biệt là giúp phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn.
Là đối tác chiến lược toàn diện với dược phẩm MSD, do đó, VNVC đã đặt hàng sớm và nỗ lực cùng MSD Việt Nam đưa vắc xin quan trọng này về phục vụ cho người dân.
Hiện vắc xin phế cầu 23 đã có đầy đủ tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, được bảo quản an toàn trong hệ thống hàng trăm kho lạnh đạt chuẩn GSP chất lượng quốc tế và sẵn sàng triển khai tiêm rộng rãi cho trẻ em từ 2 tuổi, người lớn, người cao tuổi có bệnh nền.
Sự kiện Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa vào tiêm chủng thêm một loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt có ý nghĩa khi cả nước đang hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ em và người lớn “coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng”; trong bối cảnh nhiều bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, TP.HCM vừa công bố dịch sởi khi hàng triệu trẻ em sắp quay trở lại trường học. Việc có đầy đủ các loại vắc xin, số lượng lớn và chi phí ưu đãi sẽ giúp người dân có nhiều cơ hội được sớm tiêm chủng vắc xin, kịp thời phòng bệnh.
Cứu bé trai viêm màng não nặng do vi khuẩn phế cầu
Bé trai 13 tuổi sốt cao, đau đầu, nôn ói, co gồng toàn thân, rối loạn tri giác diễn tiến nhanh trong 2 ngày được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Nhận thấy đây là một ca bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương nặng, các bác sĩ nhanh chóng xử trí cấp cứu, đặt nội khí quản thở máy cho bệnh nhi do tình trạng tri giác xấu dần.
Đồng thời, bác sĩ chụp CT Scan sọ não và tiến hành thủ thuật chọc dò thắt lưng lấy dịch não tủy làm xét nghiệm để chẩn đoán viêm màng não.
Ngay lần chọc dò lấy dịch não tủy đầu tiên, các bác sĩ ghi nhận dịch não tủy của bé là dịch đục, kết hợp với các chỉ số nhiễm trùng trong xét nghiệm máu tăng cao.
Nhận định ban đầu đây là một ca viêm màng não nặng với tác nhân vi khuẩn thường gặp trong nhóm tuổi này là phế cầu.
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn với lãnh đạo khoa và bệnh viện để sử dụng ngay những kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng cho bé.
Kết quả dịch não tủy ghi nhận số lượng tế bào bạch cầu trong DNT tăng rất cao, đồng thời các chỉ số sinh hóa trong dịch não tủy cũng thay đổi điển hình của một ca viêm màng não do vi khuẩn.
Trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhi sốt cao liên tục, bé được hạ sốt, truyền kháng sinh liều cao và nhiều chế phẩm thuốc đảm bảo quá trình điều trị tích cực cho bệnh nhi.
Các kết quả vi sinh như cấy máu và PCR đa tác nhân với mẫu dịch não tủy đều ra tác nhân dự đoán ban đầu là phế cầu, đây là nhóm vi khuẩn gây các bệnh cảnh viêm phổi, viêm màng não nặng rất thường gặp ở trẻ em.
Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện hơn khi giảm sốt, tri giác cải thiện.
Các chỉ số xét nghiệm máu và dịch não tủy những lần sau đều cho kết quả khả quan, đáp ứng điều trị. Bé được rút nội khí quản và tiếp tục duy trì truyền kháng sinh.
Sau gần 3 tuần, bệnh nhi đã hồi phục hoàn toàn, tỉnh táo, ăn uống và vận động tốt. Bé vừa được xuất viện ngày 5/3.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, viêm màng não do phế cầu là một bệnh cảnh nặng, có nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giám sát về tác nhân gây viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi ở miền Nam được thực hiện tại các bệnh viện Nhi lớn ghi nhận phế cầu vẫn là tác nhân chiếm tỉ lệ hàng đầu.
Hiện tại, đã có vắc xin phòng ngừa phế cầu. Khoa Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đang có đầy đủ các loại vắc xin ngừa phế cầu như Synflorix và Prevenar 13 với độ tuổi bắt đầu tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Ngoài ra còn nhiều vắc xin phòng bệnh quan trọng khác, việc tiêm ngừa sớm là điều hết sức cần thiết giúp trẻ được bảo vệ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Khi thấy con em mình có các triệu chứng nghi ngờ, hãy nhanh chóng đưa bé đến khám và điều trị sớm nhất. Điều này góp phần gia tăng cơ hội điều trị thành công và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Dịch sởi gia tăng, cần làm gì để phòng bệnh khi trẻ chưa tới tuổi tiêm vaccine? Chiều 22/8, ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh trong tuần qua vẫn đang gia tăng so với những tuần trước đó. Theo thống kê, trong tuần thứ 33 của năm 2024 (từ ngày 12/8 - 18/8), ) tại TP Hồ Chí...