Việt Nam có thể là đại công xưởng khẩu trang của thế giới
Từ công suất sản xuất hiện nay, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.
Những tín hiệu sáng của ngành dệt may
Mới đây, lãnh đạo một công ty may lớn tại Việt Nam chia sẻ việc mới được “đặt hàng” 400 triệu khẩu trang y tế, trị giá 52 triệu USD.
Thông tin này thực sự là điều vui mừng đối với ngành dệt may việt Nam trong bối cảnh ngành công nghiệp tỷ đô này của Việt Nam đang chịu áp lực vô cùng lớn từ đại dịch Covid-19.
Ngành này đã phải đối mặt với “cú sốc kép”. Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.
Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Xưởng sản xuất khẩu trang của một doanh nghiệp Việt Nam.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính đơn hàng sẽ giảm khoảng 70% trong tháng 4 – 5 và khả năng phục hồi sẽ chậm cho đến cuối năm.
Tuy nhiên, le lói cơ hội trong đại dịch, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang xoay sở tìm đường xuất khẩu khẩu trang – mặt hàng vô cùng cần thiết tại nhiều quốc gia thời điểm này.
“Sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng”, đại diện Cục Xuất nhập – Bộ Công Thương nhận định.
Nhu cầu lớn, trong khi đó khẩu trang là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang.
Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì hoàn toàn có thể xuất khẩu.
Năng lực sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt ra sao?
Theo thông tin do Cục Công nghiệp tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đại diện cơ quan này cho biết, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước.
Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.
Trong số này, ngoài khẩu trang y tế thì khẩu trang vải cũng có khả năng “xuất ngoại”. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.
Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.
Video đang HOT
Việt Nam có thể trở thành đại công xưởng sản xuất khẩu trang
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, vị này lưu ý đến công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.
“Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Một điểm cần được lưu ý, theo phản ánh của một số doanh nghiệp dệt may, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại thì phải có chỉ định, hợp đồng, điều này sẽ “bó” các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.
Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài, vì vậy việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.
Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.
Khẩu trang phòng Covid-19: Bên trong nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng 'chống dịch như chống giặc'
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Nhà máy Z176 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/Bộ Quốc phòng đã chủ động sản xuất sản phẩm khẩu trang phòng dịch tại cộng đồng.
Khẩu trang phòng dịch của Nhà máy Z176 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/Bộ Quốc phòng được tung ra thị trường với mức giá bình ổn - Ảnh: Giang Ngọc
Với mục đích chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Công ty TNHH MTV 76 (Nhà máy Z176) - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng đã tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất số lượng lớn khẩu trang phòng dịch tại cộng đồng.
Công ty là một trong số ít đơn vị tự sản xuất vải không dệt tại Việt Nam - đây là nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang. - Ảnh: Giang Ngọc
Trước đó, ngày 16.3, Công ty TNHH MTV 76 được Viện trang bị và Công trình y tế - Bộ Y tế cấp chứng nhận số 004920/VTTB-ĐGCL cho sản phẩm khẩu trang vải không dệt phòng dịch tại cộng đồng A KD06 và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được cấp giấy chứng nhận theo quyết định số 870-QĐ/BYT của Bộ Y tế về thông số kỹ thuật cho sản phẩm khẩu trang kháng giọt bắn, kháng khuẩn - Ảnh: Giang Ngọc
Với quy trình nghiêm ngặt của quân đội, các công nhân đều phải khử trùng tay bằng các loại dung dịch sát khuẩn trước khi vào nhà máy - Ảnh: Giang Ngọc
Theo thượng tá Trần Thị Bích Duyên, trưởng phòng Kinh doanh nhà máy Z176, ngay từ trong tháng 2 được sự đồng ý từ lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nhà máy đã tiến hành thử nghiệm và sản xuất thử khẩu trang phòng dịch từ nguồn nguyên liệu sẵn có - Ảnh: Giang Ngọc
"Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi đã gửi mẫu lên Bộ y tế để kiểm duyệt chất lượng đạt chuẩn. Chúng tôi đã tiến hành sản xuất đồng loạt với sản lượng tới thời điểm hiện tại là 100 ngàn chiếc/ngày. Tiến tới trong trung tuần tháng tư sẽ dự kiến đạt một triệu chiếc một ngày để phục vụ công tác chống dịch của lực lượng quân đội cũng như bà con nhân dân", thượng tá Duyên nói - Ảnh: Giang Ngọc
Được thiết kế 4 lớp vải không dệt, khẩu trang A.KD.06 của nhà máy Z176 có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp, ngăn ngừa lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm... - Ảnh: Giang Ngọc
Ghi nhận của PV tại công xưởng nhà máy Z176, các công nhân hăng say sản xuất từng chiếc khẩu trang để phục vụ công tác chống dịch Covid-19 - Ảnh: Giang Ngọc
"Với mục tiêu "chống dịch như chống giặc", ngay từ khi nhà máy tiến hành sản xuất khẩu trang, chúng tôi được lãnh đạo nhà máy giao cho nhiệm vụ phải thực hiện tốt công tác sản xuất khẩu trang phòng dịch, nên ai cũng cho thấy tránh nhiệm của mình trong từng đường kim mũi chỉ để chung tay với cả nước phòng chống dịch Covid -19", chị Minh Thu (công nhân nhà máy Z176) chia sẻ - Ảnh: Giang Ngọc
Từng đường kim mũi chỉ được các công nhân tỉ mỉ may thật khéo léo để đưa ra thị trường những sản phẩn khẩu trang tốt nhất phục vụ công tác chống dịch - Ảnh: Giang Ngọc
Việc tự chủ được nguồn nguyên liệu đã giúp cho nhà máy Z176 tiến hành sản xuất đồng loạt khẩu trang phòng dịch không gặp quá nhiều khó khăn - Ảnh: Giang Ngọc
"Chúng tôi là một trong những ít đơn vị tự sản xuất vải không dệt tại Việt Nam - đây là nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang phòng dịch. Vậy nên nhà máy tự chủ được đầu vào của nguyên liệu sản xuất. Chúng tôi chỉ gặp khó khăn về các thiết bị máy móc. Vừa qua để đảm bảo sản xuất tốt nhất nhà máy đã tiến hành trang bị thêm những máy móc hiện đại", thượng tá Duyên nói - Ảnh: Giang Ngọc
Trước đó tại cuộc họp Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng chống dịch Covid-19, thượng tướng Trần Đơn (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) chia sẻ: "Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là chống dịch như chống giặc, quân đội xem việc phòng chống virus Corona như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tác chiến chiến dịch, nghĩa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phải hoàn thành xuất sắc" - Ảnh: Giang Ngọc
Cơ quan thường trực chống dịch có trách nhiệm cấp đủ khẩu trang, dụng cụ phòng hộ cho bộ đội biên phòng, các bệnh viện quân y. "Thiếu bao nhiêu Cục Quân y phải báo cáo để mua và sản xuất. Hiện nhà máy Z176 đã sản xuất ra khối lượng lớn vải không thấm, sợi bằng hạt nhựa rất tốt, chuyên làm khẩu trang", thượng tướng Trần Đơn cho hay - Ảnh: Giang Ngọc
Các khâu sản xuất khẩu trang của nhà máy đạt chuẩn của Bộ Y tế và được giảm sát chặt chẽ - Ảnh: Giang Ngọc
Không khí sản xuất tại nhà máy rất khẩn trương - Ảnh: Giang Ngọc
Sau khi khẩu trang đã lên thành phẩm sẽ được tiệt trùng lần cuối trước khi đóng gói - Ảnh: Giang Ngọc
Những chiếc khẩu trang phòng dịch được kiểm tra kỹ trước khi đóng gói - Ảnh: Giang Ngọc
Dù chỉ một lỗi nhỏ cũng sẽ bị loạt bỏ - Ảnh: Giang Ngọc
Khẩu trang phòng dịch sẽ được đóng 10 chiếc vào một túi nhỏ và một hộp sẽ được đóng gói 50 chiếc khẩu trang - Ảnh: Giang Ngọc
Tem chống hàng giả của nhà máy được dán lên bao bì. Trên tem ghi rõ ngày sản xuất - Ảnh: Giang Ngọc
Trước khi được đóng vào thùng mang ra thị trường, các hộp khẩu trang sẽ được kiểm tra lại lần nữa - Ảnh: Giang Ngọc
Vật liệu thay thế lớp màng lọc trong khẩu trang y tế Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã giao cho đơn vị chức năng, đánh giá, thử nghiệm khẩu trang sử dụng vải không dệt 3 lớp thay thế lớp màng vi lọc đang khan hiếm trên thị trường. Sản xuất khẩu trang y tế. Theo đó, Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) báo cáo kết quả thử...