Việt Nam có doanh nghiệp công nghệ cao đầu tiên
Ngày 18/10, MK Smart đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là “Doanh nghiệp Công nghệ cao”, trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận này.
Một sự kiện làm việc với MK Smart của đoàn công tác Bộ TT&TT.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Thông minh MK (MK Smart, thành viên của MK Group), để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, công ty phải đáp ứng đầy đủ nhiều tiêu chí khắt khe theo các quy định của Luật Công nghệ cao, của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ông Nguyễn Trọng Khang – Chủ tịch HĐQT MK Group chia sẻ, đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với việc củng cố vị thế số một của MK Smart trong ngành công nghiệp thẻ Việt Nam. Sau hàng chục năm cung cấp dịch vụ, giải pháp, công ty đã đầu tư bài bản từ hạ tầng dây chuyền, nhà máy sản xuất đến đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đầu tư thỏa đáng cho R&D…, sẵn sàng cung cấp giải pháp, dịch vụ cũng như giá cả cạnh tranh với các doanh nghiệp thẻ hàng đầu trên thế giới cũng như khu vực.
Công ty cũng cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến được áp dụng trên thế giới phù hợp với thực tế của doanh nghiệp Việt Nam như giải pháp xác thực bảo mật sinh trắc học dấu vân tay MoC, giải pháp xác thực bảo mật bằng mật khẩu một lần…
Ông Trọng Khang nhấn mạnh thêm, giấy chứng nhận trở thành Doanh nghiệp Công nghệ cao là còn là sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với MK Smart trong dịp công ty kỉ niệm 10 năm thành lập, mở ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường trong và ngoài nước.
MK Smart hiện là nhà sản xuất thẻ thông minh duy nhất tại Việt Nam, cung cấp hơn 70% số lượng thẻ ATM, thẻ Debit Card và Credit Card cho các ngân hàng trong nước, có dịch vụ bảo mật thẻ được xuất khẩu, cung cấp thẻ SIM cho nhiều nhà mạng hàng đầu tại Việt Nam cũng như tại Lào, Cambodia, Mozambique, Peru và Haiti. Công ty cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất đến nay đủ năng lực cung cấp SIM viễn thông và thẻ thông minh theo chuẩn quốc tế SAS, EMV.
Theo ICTnews
Làm gì khi điện thoại bị dính nước
Máy rửa bát, toa lét hay hồ bơi là những nơi bạn thường đánh rơi điện thoại nhất. Ngoài ra, điều kiện sương mù, bạn bị mắc mưa khi đang đi trên đường hay hơi khói bốc lên từ tách cà phê có thể khiến dế cưng của bạn trở nên ẩm ướt.
Video đang HOT
Có khá nhiều người lỡ tay đánh rơi điện thoại vào bồn tắm sau đó lóng ngóng nhặt lên và không biết nên làm gì tiếp theo. Nếu đó là một loại smartphone với tính năng chống nước thì chẳng có gì để nói còn nếu không cũng đừng lo lắng. Hãy làm theo cách chúng tôi hướng dẫn dưới đây bạn có thể sẽ cứu được dế cưng của mình trước khi hư hỏng quá nặng.
Nên
Việc tháo điện thoại bị rớt nước ra có thể giúp các bộ phận khô nhanh hơn nhưng sẽ làm mất đi hiệu lực bảo hành của máy. Để tháo dỡ máy cần đòi hỏi phải có các công cụ chuyên dụng và một chút hiểu biết về kĩ thuật. Nếu không cẩn thận bạn có thể làm hư hỏng điện thoại mà không hề biết, do đó chúng tôi khuyên bạn không nên làm vậy mà hãy thực hiện các bước sau:
1. Đầu tiên hãy vớt điện thoại ra khỏi môi trường nước ngay lập tức vì càng để lâu thì càng gây ra nhiều hư hỏng hơn.
2. Không nên kiểm tra máy còn hoạt động hay không bằng cách bấm vào các nút bấm bất kỳ, bởi khi bạn bấm nút thì nước có thể tràn vào bên trong thiết bị.
3. Tháo pin ra khỏi máy ngay để giảm thiểu tiêu hao điện năng cho thiết bị, rất có thể gây ra hiện tượng cháy, chập.
4. Nếu điện thoại của bạn có pin nguyên khối như iPhone hay Nokia Lumia thì không thể tháo rời được. Do vậy lúc này bạn cần chấp nhận rủi ro và liều bấm một vài nút kiểm tra xem nó còn hoạt động hay không sau đó bạn hãy tắt nguồn ngay lập tức. Đặc biệt thận trọng nếu xử lý điện thoại trong trường hợp này.
5. Tháo gỡ các thiết bị ngoại vi và phụ kiện của máy.
6. Trích xuất thẻ SIM, thẻ nhớ microSD, để trống các jack cắm, bật nắp vỏ ra thông gió cho thiết bị khô nhanh hơn.
7. Dùng khăn mềm khô để lau tất cả phụ kiện, thẻ nhớ, thẻ SIM , lau bên ngoài vỏ điện thoại. Nhớ hãy cẩn thận không cho nước lọt vào phía trong thiết bị.
8. Mặc dù được lau kỹ càng nhưng hơi nước vẫn còn đọng lại trong thân máy của bạn. Để khắc phục điều đó cách phổ biến tiện lợi nhất đó là vùi điện thoại vào trong bát gạo khô. Gạo khô là nguyên liệu có tính hút ẩm cao có thể hấp thụ hơi ẩm rất tốt hơn nữa lại luôn có sẵn trong tủ bếp. Hoặc để hiệu quả hơn bạn cũng có thể sử dụng gói hút ẩm (hay có trong hộp giày, gói thực phẩm khô...). Sau đó đặt điện thoại và các linh kiện đi kèm vào hộp/ túi kín khí (giống như vỏ túi tăm bông) trong vòng từ 24 đến 48 giờ để tăng hiệu quả làm khô. Trên thị trường có bán những loại túi hút ẩm thiết kế đặc biệt dành riêng cho mục đích bảo vệ thiết bị điện tử - nếu có điều kiện bạn nên mua để dự phòng.
9. Khi thiết bị đã khô, hãy lắp pin và các linh kiện vào, khởi động máy và hy vọng dế của bạn đã có thể hoạt động trở lại.
10. Trường hợp xấu nhất, điện thoại không hoạt động, bạn cần mang tới các trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra lại.
Không nên
Có nhiều cách để làm khô điện thoại nhưng những cách sau đây bạn không nên áp dụng vì nó sẽ gây ra tổn hại cho điện thoại thậm chí mức hư hỏng còn tệ hơn trước khi xử lý.
1. Nhiều người cho rằng có thể làm khô điện thoại bằng cách sử dụng máy sấy tóc hoặc dùng các thiệt bị tạo nhiệt nóng. Các phương pháp này có thể làm bay hơi nhanh chóng nước trong máy nhưng nhiệt độ cao có thể gây hư hại cho các linh kiện khác. Trong trường hợp thiết bị cầm tay bị ướt sũng, dùng máy sấy không giúp làm khô nhanh mà còn khiến hơi nước ngưng tụ lại ở những chỗ khác trong thiết bị. Do đó bạn không nên dùng phương pháp nguy hiểm này để sấy khô điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử.
2. Trong một diễn đàn công nghệ, có lời khuyên được đưa ra là để điện thoại vào trong ngăn đá tủ lạnh, bọc khăn giấy để tránh thiệt hại đóng băng. Bí kíp này được giải thích bằng nguyên lý: khi máy còn ướt nếu để trong nhiệt độ thấp gần nhiệt độ đóng đá thì độ dẫn điện của nước sẽ giảm, do đó giúp điện thoại không bị cháy hoặc chập khi sử dụng. Tuy nhiên đây không phải là một biện pháp lâu dài bởi ngay sau khi đá tan thì điện thoại của bạn lại trở về với tình trạng ban đầu thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều. Mặc khác, thay đổi nhiệt độ có thể làm vỡ màn hình vốn mỏng manh của máy. Do vậy đây cũng là một phương pháp không nên áp dụng.
3. Nếu như điện thoại chỉ bị dính nước ở bên ngoài, nhiều người dùng đã tự mình lau khô thiết bị bằng tăm bông. Sự nhỏ gọn của nó có thể giúp làm khô những khe nhỏ như jack cắm tai nghe hay cổng USB, khe thẻ nhớ microSD. Nhưng hãy cẩn thận bởi những sợi bông có thể sẽ bị dính lại vào trong thiết bị và làm hư hỏng điện thoại của bạn.
4. Một cách khắc phụ khác được đưa ra đó là sạc pin để làm tăng dần nhiệt độ cho máy, theo đó làm khô hơi nước tồn đọng. Xin đừng làm theo cách này, bởi vì nó nguy hiểm không khác gì cho một dòng điện chạy qua một mạch điện bị ướt.
5. Một cảnh báo cho người dùng đó là đừng bao giờ hong khô điện thoại bằng cách cho vào lò vi sóng. Hành động trên có thể gây ra một tác hại cực kỳ to lớn chẳng hạn như cháy nổ, khi đó điện thoại của bạn có lẽ vĩnh viễn không thể hoạt động nữa.
Cẩn thận với hiện tượng ăn mòn (quá trình oxi hóa kim loại)
Nếu thực hiện những cách trên và điện thoại của bạn đã được cứu sống, điều đó thật may mắn nhưng vấn đề chưa thực sự kết thúc ở đó. Bởi các kim loại bên trong điện thoại khi tiếp xúc với nước gặp không khí sẽ tạo ra quá trình oxi hóa tạo ra rỉ sét theo thời gian. Tuy thợ sửa điện thoại có thể khắc phục hoàn toàn tác hại rỉ sét bằng cách lau chùi với cồn thì bạn cũng không nên tự mình thực hiện điều này ở nhà. Do đó mặc dù tạm thời dế cưng đã được cứu sống nhưng hỏng hóc chỉ là vấn đề thời gian.
Kiểm tra điều kiện bảo hành
Để đảm bảo các điều kiện bảo hành sản phẩm, các nhà sản xuất điện thoại đã đặt nhãn tiếp xúc (LCI) vào các thiết bị cầm tay để dùng như một phép thử khi tiếp nhận các yêu cầu bảo hành từ phía khách hàng. Hãy tìm vị trí của nhãn LCI đó trên máy. Đó là một nhãn dán có màu trắng, nếu như thiết bị đã qua tiếp xúc với nước nó sẽ tự động chuyển sang màu đỏ. Trong hầu hết các trường hợp các nhà sản xuất có thể từ chối sửa chữa hoặc thay thế linh kiện cho bạn nếu nhãn LCI đã chuyển màu.
Miếng nhãn được đặt ở các vị trí khác nhau ứng với từng loại máy, nhà sản xuất đã cố che giấu chúng khỏi tầm tay của người dùng. Mặc dù có xác định được tình trạng của các nhãn LCI hay không, thì bạn vẫn nên liên lạc với các nhà sản xuất để tìm sự giúp đỡ từ phía họ. Đó là một giải pháp lâu dài, nhưng nếu bạn nhất thiết phải dùng điện thoại hoặc cần những dữ liệu lưu trữ trong đó ngay thì bạn có thể sử dụng những bí kíp trên.
Theo Genk
Nano SIM - Chuẩn SIM mới được áp dụng trên iPhone 5 Cùng tìm hiểu một chút về Nano-SIM - chuẩn SIM mới được áp dụng trên iPhone 5 của Apple. Sơ lược về thẻ SIM Thẻ SIM (viết tắt của cụm từ Subscriber Identity Module) là một chiếc thẻ thông minh bằng nhựa nhỏ xíu được cài trong smartphone hoặc máy tính bảng. Thẻ SIM chính là "con đường" dẫn lối người dùng đến...