Việt Nam có đại dịch “1 sao” còn trên Amazon, đại dịch “5 sao” đang nhấn chìm website thương mại điện tử lớn nhất thế giới này
Theo một báo cáo mới của tổ chức người tiêu dùng Which? của Anh, Amazon đang phải đối mặt với một đại dịch mang tên “đánh giá sản phẩm ảo”.
Which? đã nghiên cứu hàng trăm sản phẩm công nghệ được đăng trên Amazon, bao gồm headphone, smartwatch, và các loại thiết bị theo dõi sức khỏe, và phát hiện ra rất nhiều sản phẩm được đánh giá cao trong mỗi danh mục đều xuất phát từ các nhãn hiệu “lạ hoắc” và nhận được hàng loạt các đánh giá chưa được xác thực cùng với xếp hạng 5- sao.
Which? sau đó đã sử dụng chính nghiên cứu về headphone của mình để làm ví dụ. Tất cả các sản phẩm hiện ra trong trang đầu của kết quả tìm kiếm đều đến từ các nhãn hiệu vô danh, hoặc các nhãn hiệu mà các chuyên gia công nghệ của công ty chưa từng gặp trước đó.
Khoảng 87% trong số 12.000 đánh giá cho các sản phẩm này được viết bởi những người chưa được xác thực, và 71% số headphone có xếp hạng 5-sao.
Which? đã chia sẻ nghiên cứu này với ReviewMeta, một website kiểm tra đánh giá trên Amazon, và được tiết lộ thông tin rằng, thực ra mọi đánh giá 5-sao dành cho top 10 cặp headphone trên Amazon đều là các đánh giá “ảo”.
Một người phát ngôn của Amazon từ chối bình luận về báo cáo của Which?, nhưng cho biết công ty đã đầu tư “một lượng tài nguyên đáng kể” nhằm bảo vệ sự trung thực của các đánh giá.
“ Thậm chí có một đánh giá không thật đã là quá nhiều rồi” – ông này nói – “ Chúng tôi có những bản hướng dẫn rõ ràng dành cho cả người đánh giá và các đối tác bán hàng, và chúng tôi ngừng/cấm, cũng như thực hiện những hành động trừng trị về mặt luật pháp đối với những người vi phạm chính sách của công ty“.
Video đang HOT
Có rất nhiều đánh giá 5-sao gây hiểu nhầm và giả mạo trên Amazon
Amazon cho biết họ sử dụng một loạt các nhóm điều tra viên kết hợp với công nghệ tự động nhằm phát hiện các đánh giá ảo. Nhưng Which? khẳng định chừng đó là chưa đủ để chống lại tình trạng đăng tải thông tin sai lệch.
“ Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Amazon đang thua trong trận chiến chống lại các đánh giá ảo – khi mà những vị khách mua hàng ‘dội bom’ website này bằng những bình luận mơ hồ nhằm tự quảng cho các nhãn hiệu vô danh” – Natalie Hitchins, trưởng bộ phận sản phẩm và dịch vụ gia đình tại Which? cho biết.
Hitchin khuyên các khách hàng đừng quá tin vào các đánh giá, và đề nghị Amazon mạnh tay hơn trong việc xác thực các đánh giá sản phẩm nhằm duy trì niềm tin của người tiêu dùng.
Việc nhận được một lượng lớn đánh giá từ khách hàng là rất quan trọng đối với người bán, bởi nó giúp cải thiện tỉ lệ chuyển đổi (tỉ lệ người xem chuyển thành người mua) và mang các sản phẩm của họ lên vị trí cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Amazon.
Theo Which?, 97% người mua hàng tại Anh dựa vào các đánh giá của khách hàng trên mạng để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường nước này ước tính rằng mỗi năm, các đánh giá trực tuyến này gây ảnh hưởng và tác động khiến người tiêu dùng chi tiêu gần 30 tỷ USD khi mua sắm.
Trong năm 2018, Amazon đã bắt đầu ra tay xóa bỏ nạn đánh giá ảo. Kết quả là hàng trăm cửa hàng trên Amazon tại Mỹ đã bị đóng tài khoản.
Tham khảo: BusinessInsider
Doanh nghiệp Việt chính thức được hỗ trợ bán hàng Trên Amazon
100 doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn sẽ được hỗ trợ đào tạo các kỹ năng cần thiết cho việc bán hàng trên trang web thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Mới đây, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã tổ chức lễ khởi động Chương trình xuất khẩu toàn cầu thông qua thương mại điện tử. Chương trình này sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tiềm năng, hỗ trợ các doanh nghiệp này kỹ năng đưa sản phẩm xuất khẩu lên hệ thống thương mại điện tử Amazon. Trong đợt đầu tiên, đã có 100 doanh nghiệp được lựa chọn.
Sự kiện công bố này là một trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại và đầu tư trong Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 29.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại: "Cục và Amazon Global Selling đã thống nhất thực hiện kế hoạch phối hợp trong giai đoạn từ nay đến 2021". Kế hoạch phối hợp này gồm: Chương trình xuất khẩu toàn cầu thông qua thương mại điện tử; chương trình phát triển thương hiệu trên thương mại điện tử với Amazon; chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam về thương mại điện tử.
Thực tế hiện nay, để thực hiện kinh doanh trên các hệ thống thương mại điện tử như Amazon, các doanh nghiệp sẽ phải làm khá nhiều việc và những việc này không phải với ai cũng đơn giản.
Ngay việc đầu tiên là đăng ký tài khoản bán hàng, cũng chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp có thể đăng ký thành công.
Sau đó sẽ còn quảng cáo sản phẩm, thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa, nhận thanh toán. Đây là những bước cần thiết để duy trì hoạt động hiệu quả trên các website thương mại điện tử quốc tế.
Riêng với Amazon, Amazon Global Selling cho biết các doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn loại hình hợp tác với Amazon mà mình muốn. Cụ thể trong giai đoạn đầu có thể chọn ở dạng tài khoản bán cá nhân với mức phí 0,9 USD cho mỗi sản phẩm bán được. Phí này sẽ được thu sau khi bán được hàng.
Còn nếu muốn bán trên 40 sản phẩm một tháng, doanh nghiệp sẽ phải trả phí như nhà bán hàng chuyên nghiệp với mức phí 39,99 USD.
Một lưu ý khác là quá trình hoàn thiện đơn hàng. Ở bước này các doanh nghiệp nên chọn luôn chính dịch vụ hoàn thành đơn hàng của Amazon để tận dụng hệ thống kho hàng, dịch vụ vận chuyển mà website này đã sở hữu.
Hiện nay Amazon đang hỗ trợ 18 quốc gia, 27 ngôn ngữ, 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng và hỗ trợ người bán từ 185 nước. Do vậy việc hợp tác bán hàng với trang web này được đại diện cục xúc tiến thương mại nhận định là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành thủ công mỹ nghệ, dể may, da giày, sản phẩm tiêm dùng.
Nhưng hiệu quả cuối cùng cũng phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng và nỗ lực của chính doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp thành công nhất trong số 100 doanh nghiệp đợt đầu này sẽ được lựa chọn tiếp để tham gia vào đoàn xúc tiến thương mại tới Mỹ vào tháng 10 năm nay. Các doanh nghiệp này sẽ được cung cấp vé máy bay khứ hồi, được dự sự kiện xúc tiến ở nhiều thành phố tại Mỹ và tới làm việc trực tiếp với đại diện Amazon tại Seattle.
Theo bizlive
Nhiều hãng bán hàng trên Amazon 'mắc kẹt' vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Nhiều hãng bán hàng trên Amazon nhận thông báo trong tuần này từ công ty xử lý các đợt chuyển tiền quốc tế cho họ. WorldFirst có trụ sở ở London (Anh) phải đóng cửa ngay lập tức hoạt động kinh doanh tại Mỹ. CEO Ant Financial, ông Eric Jing - Ảnh: Reuters Theo CNBC, email của WorldFirst viết: "Chúng tôi viết để...