Việt Nam có cơ hội lớn mua siêu tên lửa BrahMos
Ngày 3-9, Tờ Thời báo Kinh tế (Economic Times) cho biết, Ấn Độ đang hy vọng xuất khẩu tên lửa BrahMos cho quốc gia Nam Mỹ là Venezuela và một số quốc gia đông nam Á như Indonesia và Việt Nam.
Ấn Độ muốn xuất khẩu BrahMos cho Việt Nam, Venezuela và Indonesia
Tờ báo này cũng đưa ra thông tin là Việt Nam, Venezuela và Indonesia cũng đã bày tỏ mong muốn mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Trước đây, Indonesia cũng đã mua sắm loại tên lửa siêu âm Yakhont của Nga (nguyên mẫu của BrahMos), để trang bị trên chiến hạm KRI Oswald Siahaan, thuộc lớp Ahmad Yani.
Ngoài tên lửa BrahMos ra, nhà chức trách Ấn Độ hiện xem xét khả năng xuất khẩu các loại vũ khí khác là máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas và tên lửa đất đối không tầm trung Akash do Ấn Độ tự chế tạo cho các quốc gia này. Đây cũng là những loại vũ khí mà các quốc gia đông nam Á như Việt Nam và Indonesia đang thiếu.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos là sản phẩm của Liên doanh BrahMos Aerospace, được thành lập vào năm 1998. Liên doanh này bao gồm Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia ( M) – đại diện phía Nga và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Tên lửa BrahMos bắt đầu được thử nghiệm từ năm 2005, bắt đầu bằng phiên bản phóng từ trên tàu mặt nước. Nó có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300kg (phiên bản phóng từ trên không 2,5 tấn, đầu đạn 250kg), tên lửa có thể phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach3 và bay ở độ cao 10m so với mặt nước.
Phiên bản BrahMos phóng trên mặt đất, phóng từ tàu ngầm và phóng từ trên không
Hiện nay, Nga và Ấn đã phát triển BrahMos thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III. Trong đó, phiên bản Block I đã có đủ 4 biến thể phóng từ trên không, trên mặt đất, trên tàu mặt nước và từ tàu ngầm. Ngoài ra, Ấn Độ đang hoàn thiện phiên bản “BrahMos-M” giành riêng cho máy bay chiến đấu, khác biệt hoàn toàn với biến thể phóng từ trên không thuộc dòng BrahMos Block I.
Một vài số liệu cho rằng, chiều dài của tên lửa sẽ vào khoảng 6m, đường kính 50cm, còn vận tốc của nó sẽ vượt hơn 3,5 lần tốc độ âm thanh – một vận tốc hiện nay không có loại tên lửa nào sánh kịp, biến nó thành loại tên lửa nhanh nhất, mạnh nhất và không thể đánh chặn trên thế giới.
Video đang HOT
Sở dĩ Ấn Độ phát triển thêm biến thể này do BrahMos Block I quá nặng và cồng kềnh (chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, trọng lượng 2,5 tấn) dẫn đến các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30MKI cũng chỉ mang được 1 quả. Với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn gần một nửa (1,5 tấn), Su-30 MKI sẽ mang được 3 quả BrahMos-M, còn MiG-29K là 2 quả.
Cơ hội lớn cho Việt Nam?
Trước đây, vào tháng 7-2013, Nga – nước nắm giữ 49,5% cổ phần tại liên danh đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu loại tên lửa này tới một số nước “bạn bè”, trong khi Ấn Độ vẫn chưa có quyết định. Còn hiện nay, DRDO đã chính thức đề nghị bán ra nước ngoài và những hợp đồng đầu tiên có thể được ký ngay từ cuối năm nay.
Phiên bản BrahMos Block I trên hạm, BrahMos Block II và BrahMos-M
Theo thông tin bên lề, Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos và 50% trong số đó, sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè. Ước tính, tổng trị giá đơn đặt hàng của Quân đội Ấn Độ mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos các phiên bản khác nhau vượt quá 6 tỷ USD, tương lai sẽ lên đến 10 tỷ nếu được xuất khẩu.
Trước đây, xuất hiện thông tin Việt Nam hợp tác với Nga sản xuất tên lửa Kh-35, tuy nhiên thời gian trôi qua đã 2 năm mà vẫn chưa có thông tin gì về tiến triển của dự án. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ, chúng ta hoàn toàn có thể mua sắm BrahMos để trang bị cho các phương tiện tác chiến của mình.
Hiện nay, phiên bản máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam có tính năng tương đồng với Su-30MKI nên vừa có thể trang bị Kh-31, Kh-35 và tên lửa BrahMos. Ngoài ra, dòng máy bay MiG như MiG-29 cũng có thể vừa tích hợp BrahMos và Kh-35. Điều này cũng có thể tác động đến xu hướng mua sắm máy bay chiến đấu thay thế cho MiG-21 của nước ta.
Tàu ngầm Kilo cải tiến 636MV cũng là một phương tiện tác chiến có khả năng trang bị tên lửa BrahMos thay cho lửa hành trình chống hạm Club-S 3M-54E. Hơn nữa, nếu chúng ta chỉ mua sắm số lượng hạn chế tên lửa 3M-54E cho tàu ngầm thì giá thành sẽ rất đắt, nếu mua BrahMos trong một lô lớn thì chắc chắn sẽ rẻ hơn.
Phiên bản Su-30MK2 Việt Nam hoàn toàn có thể mang được BrahMos
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể sắm hệ thống phóng tên lửa cơ động bờ đối hạm BrahMos vì nó có cùng tiêu chuẩn kỹ chiến thuật với hệ thống K-300P Bastion-P (NATO: SSC-5) sử dụng tên lửa P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx – nguyên mẫu của BrahMos).
Để bảo vệ hết đường bờ biển bờ biển dài 3.260km (tính theo đường chim bay chỉ khoảng trên 1.675km) của nước ta, lấp kín những vùng chết và điểm giao cắt hỏa lực giữa các hệ thống, Việt Nam cần mua thêm ít nhất 1 hệ thống phòng thủ bờ đối hạm tiên tiến nữa để đảm bảo “chia lửa” hữu hiệu cho 2 hệ thống K-300P Bastion P hiện đang sở hữu.
Chỉ có biến thể phóng từ tàu mặt nước là Việt Nam khó có thể mua vì với trọng lượng lớn gấp gần 5 lần trọng lượng tên lửa chống hạm Kh-35E (trên 600kg) hoặc gấp gần 4 lần MM-40 Exocet trên các chiến hạm Gepard và Sigma, nó chỉ được trang bị trên các tàu hộ vệ và khu trục hạm có lượng giãn nước gấp vài lần các tàu hộ vệ lớn nhất của Việt Nam.
Còn 3 phiên bản trên chúng ta hoàn toàn có thể mua để tăng cường thực lực tác chiến phòng thủ đối hạm cho lực lượng không/hải quân.
Theo ANTD
TQ chế tàu ngầm siêu âm chạy tới Mỹ trong 100 phút
Trung Quốc đã tiến một bước gần hơn tới tham vọng tạo ra chiếc tàu ngầm siêu âm có thể di chuyển từ Thượng Hải tới San Francisco (Mỹ) trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng hôm 24/8 đưa tin, các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã thành công trong thí nghiệm đưa một chiếc tàu ngầm nhỏ đạt được tốc độ rất cao trong môi trường nước.
Giáo sư Li Fengchen của viện nghiên cứu trên cho biết, đây là công nghệ "bong bóng" (Supercavitation). Có nghĩa là các túi bong bóng khí sẽ bao phủ gần như toàn bộ con tàu để nó tiếp xúc với nước ít nhất, qua đó giảm được lực cản và lực ma sát với nước. "Đây là công nghệ rất phức tạp, nhưng chúng tôi vui mừng vì tìm ra những triển vọng của nó", vị này nói.
Cũng theo giáo sư Li Fengchen thực chất công nghệ này không phải do người Trung Quốc nghĩ ra, nó là thành tựu của Liên Xô trong chiến tranh lạnh.
Khi đó công nghệ Supercavitation đã giúp Liên Xô tạo ra ngư lôi Shakval có tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ là 370km/giờ.
Sự khác nhau giữa tàu ngầm thông thường và tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation
Về lý thuyết Supercavitation có thể giúp vật di chuyển trong nước với vận tốc tối đa lên đến 5.800km/giờ. Và hiện tại các nhà khoa học Trung Quốc đang tự tin sẽ chế tạo được con tàu đạt được vận tốc này, qua đó giúp hành trình xuyên Thái Bình Dương chỉ mất khoảng 100 phút.
Có hai điều khó khăn với tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation. Thứ nhất, đó là việc làm sao đưa nó đến vận tốc 100km/giờ (để tạo ra và duy trì các bong bóng khí). Thứ hai là điều khiển con tàu thế nào khi bánh lái của nó không hề tiếp xúc với nước.
Mô hình tàu ngầm mới được cho là của Trung Quốc
Theo giáo sư Li Fengchen các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết được cả hai vấn đề trên, nhưng từ chối nói chi tiết hơn. Và rằng việc di chuyển dưới nước sắp dễ dàng như bay trên không.
Giáo sư Wang Guoyu, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cơ học chất lỏng, thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong nhiều năm qua thế giới đã gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho công nghệ Supercavitation và bây giờ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là bước đột pháp để Hải quân Trung Quốc thay đổi lại cán cân trên biển.
Theo 24h
Tên lửa chống hạm "C-602" Trung Quốc còn kém xa BrahMos Ấn Độ Trang mạng "Strategy Page" của Mỹ đưa tin, Pakistan đã nhận 120 quả tên lửa chống hạm tầm xa C-602 do Trung Quốc sản xuất, nằm trong hợp đồng được hai nước ký kết từ năm 2009. Số tên lửa này được trang bị cho tàu chiến và lực lượng pháo bảo vệ bờ biển của Pakistan. Động thái này được cho là...