Việt Nam chế tạo ‘áo’ chịu nhiệt cho tên lửa
Các nhà khoa học Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn chịu nhiệt sử dụng cho động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực.
Công nghệ có thể áp dụng sản xuất trên quy mô công nghiệp. Sản phẩm sơn chịu nhiệt có các chỉ tiêu kỹ thuật như: Màu sắc, độ mịn, hàm lượng các chất không bay hơi, độ nhớt, thời gian khô của màng, độ bám dính, độ cứng, khả năng chịu nhiệt của màng sơn, độ bền va đập, độ bền uốn… đều đạt yêu cầu.
Quả đạn được lắp hoàn chỉnh sau khi sơn cách nhiệt
Video đang HOT
Quá trình chế thử, sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí, khí tài quân sự, đặc biệt là động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực ở các nhà máy quốc phòng cần một lượng lớn sơn chịu nhiệt, cách nhiệt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, hạn chế việc nhập khẩu, trước đây, Viện Công nghệ đã được Bộ Quốc phòng giao chủ trì nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo, công nghệ sơn phủ sơn chịu nhiệt, cách nhiệt trong lòng vỏ động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực”.
Đề tài đã hoàn thành, đạt kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, chế thử ở những giai đoạn sau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: Các đơn thành phần sơn còn ít; chưa nghiên cứu quy trình công nghệ sơn phủ trên đạn thật mà chỉ dừng lại ở đạn mẫu…
Với mục đích hoàn thiện công nghệ sản xuất để có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ đã tiếp tục nghiên cứu, khảo sát các tính năng kỹ thuật của màng sơn chịu nhiệt, cách nhiệt trong lòng vỏ động cơ đạn PG-9, B41M và mẫu sơn ngoại nhập; lựa chọn nguyên liệu, xây dựng đơn nghiên cứu, phân tích chất lượng màng sơn nghiên cứu…
Từ đó, đã hoàn thiện thành phần sơn sản phẩm (so với giai đoạn nghiên cứu, thành phần sơn được bổ sung thêm 6-8% bột titan điôxit do đó độ cứng được tăng thêm; bổ sung thêm thành phần chất chống lắng…). Các nhà nghiên cứu cũng đã hoàn thiện công nghệ tráng, phun sơn sản phẩm…
Sản phẩm sơn chịu nhiệt đã được sơn trên đạn thật và bắn thử nghiệm. Kết quả bắn, các tham số động học (biến thiên áp suất theo thời gian cháy, thời gian làm việc của động cơ…) đều nằm trong vùng sai số cho phép; kết quả đo nhiệt độ bên ngoài vỏ động cơ của mẫu sơn chế thử và mẫu sơn nhập ngoại tương đương nhau, cho thấy khả năng cách nhiệt của sơn chế thử đạt yêu cầu.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá kết quả đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng đã nghiệm thu kết quả nghiên cứu đạt loại khá.
Theo vietbao
Nga - Ấn Độ lập liên doanh sản xuất đạn phản lực
Một hệ thống phóng hỏa lực "Smerch." (Nguồn: wikipedia)
RIA Novosti trích nguồn từ tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đưa tin Nga và Ấn Độ đã thỏa thuận thành lập một xí nghiệp liên doanh để sản xuất và bảo dưỡng sau khi bán các loại đạn phản lực cho hệ thống phóng hỏa lực "Smerch."
Tại thời điểm hiện nay, các bên tham gia hợp tác đang thảo kế hoạch kinh doanh cho xí nghiệp tương lai.
Công nghệ sản xuất đạn phản lực sẽ được chuyển giao hoàn toàn cho liên doanh sắp được thành lập.
Đại diện Rosoboronexport cho biết: "Trong phần việc của mình, cả hai bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ thông tin và các tài liệu chứa các dữ liệu tuyệt mật. Việc ký biên bản ghi nhớ về thành lập liên doanh sản xuất đạn phản lực cho hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch đang ch ứng minh thực tế quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ được dựa trên nền tảng các dự án quy mô lớn và sự tin tưởng lẫn nhau, tình hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược địa chính trị ở cấp cao nhất."
Smerch là hệ thống hỏa lực dàn phóng tên lửa cỡ 300mm. Hệ thống này được chế tạo từ thời Liên Xô. Trước khi Trung Quốc chế tạo hệ thống WS-1 vào năm 1990, đây là hệ thống có tầm hỏa lực xa nhất.
Theo VNN