Việt Nam cần tính đến việc kiểm soát thuế trong lĩnh vực blockchain
Theo các chuyên gia, ngoài cơ chế sandbox cho blockchain, Chính phủ cần sớm tính đến việc kiểm soát thuế trong lĩnh vực này khi các giao dịch trên môi trường số đang ngày càng lớn.
Theo ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA), Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về blockchain. Công nghệ này giúp nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nổi lên mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. “Việt Nam đang ghi tên trên bản đồ blockchain toàn cầu”, ông Văn nói.
Thời gian qua, blockchain nổi lên do ứng dụng mạnh trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số cho rằng đây cũng chỉ là một trong các ứng dụng và blockchain đang được đưa vào nhiều lĩnh vực khác như sản xuất chế tạo công nghiệp, logistic, giải trí… Chính phủ Việt Nam đang có chính sách cho phát triển CNTT thông qua nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động. Và blockchain cũng được xác định sẽ là công nghệ trọng điểm trong CMCN 4.0.
Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA)
Đánh giá về thị trường blockchain Việt Nam, ông Hadi Malaeb, đồng sáng lập kiêm CEO của Agora Group nhận định: “Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức hút đầu tư với nhiều dự án và các doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng blockchain. Với Agora, Việt Nam là thị trường chiến lược để phát triển”. Hiện có khoảng 3.000 dự án khởi nghiệp và khoảng 200 quỹ đầu tư sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án trong lĩnh vực blockchain tại Việt Nam.
CEO Agora cũng cho rằng với hệ sinh thái có chất lượng như hiện nay, Việt Nam có thể trở thành Hub (trung tâm) quy tụ thông tin về công nghệ nói chung và blockchain nói riêng của khu vực. Do đó, cần hỗ trợ về hành lang pháp lý cho những dự án đầu tư. Từ sức mạnh cộng đồng và các nhà đầu tư, Việt Nam có thể xây dựng được nền tảng pháp lý để giúp các dự án blockchain vươn ra thế giới.
Video đang HOT
Chính phủ cần tính đến chuyện kiểm soát thuế blockchain
Theo ông Vũ Kiêm Văn, muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư cho blockchain, Chính phủ nên có chính sách để các startup đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam thay vì đăng ký ở những quốc gia có chính sách thông thoáng hơn. “Cởi mở trong lĩnh vực công nghệ phải đi từng bước. Do đó, trước mắt Chính phủ nên có chính sách sandbox cho thử nghiệm dịch vụ mới để các doanh nghiệp tự tin khi triển khai; loại bỏ các giấy phép hay vấn đề pháp lý đôi khi đang quá khó khăn để các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội”, ông Văn nói.
Ngoài ra, ông Văn đề xuất Việt Nam cần sớm xây dựng hành lang pháp lý về tài sản số bởi đây là vấn đề quan trọng để các giao dịch trên môi trường số có thể được thừa nhận.
Để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, cần có nhiều chính sách nâng cao hơn nữa về nguồn nhân lực dành cho blockchain cả về số lượng và chất lượng.
Ông Hadi Malaeb, đồng sáng lập kiêm CEO Agora Group
Về phía mình, ông Hadi khuyến nghị, nhằm tạo nên hành lang pháp lý và hỗ trợ cho các dự án blockchain thì điều đầu tiên là cần có các mục tiêu và thước đo để đánh giá: “Chính phủ cần có chiến lược rõ ràng, có cột mốc đánh giá đã đạt được tầm nhìn của mình hay chưa”.
Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, với một quốc gia cập nhật và nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng công nghệ mới như Việt Nam, Chính phủ phải tập trung vào việc kiểm soát các loại thuế. “Blockchain sản sinh ra nhiều tài sản số chưa được công nhận là các tài sản hữu hình. Do đó, làm sao blockchain có thể đóng góp vào sự phát triển được khi nó chưa được công nhận. Đây là vấn đề rất nhức nhối trong thời gian qua”, ông Hadi nói thêm.
Em trai tỷ phú SoftBank đầu tư vào một startup blockchain Việt Nam
Quỹ Mistletoe của ông Taizo Son đã đầu tư vào Hectagon, một startup mới nổi của Việt Nam trong lĩnh vực blockchain.
Instagram triển khai dịch vụ mới về NFT tại hơn 100 nước Giải đấu thể thao điện tử dành riêng cho các nhà giao dịch trị giá 8 triệu USD vừa diễn ra Nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung chuyển 3 triệu USD trước khi Axie Infinity thông báo đóng băng giao dịch vì bị tấn công mạng Cựu kỹ sư IT huy động 11 triệu USD để tìm 8.000 Bitcoin trong bãi rác
Mới đây, quỹ Mistletoe của ông Taizo Son - em trai của tỷ phú Masayoshi Son, đã thông báo về việc đầu tư vào Hectagon, một startup trong lĩnh vực blockchain tại Việt Nam.
Được biết, Hectagon là công ty khởi nghiệp đầu tiên trong ngành blockchain tại Việt Nam hoạt động theo mô hình một quỹ đầu tư mạo hiểm với mục đích mang đến cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ được tham gia vòng gọi vốn sớm.
Bên cạnh đó, Hectagon cũng sẽ tập trung đầu tư, "ươm mầm", hỗ trợ cho các startup tại Việt Nam và trên toàn cầu trong lĩnh vực Web3, blockchain.
Em trai tỷ phú SoftBank đầu tư vào một startup blockchain Việt Nam. Ảnh: Internet.
Đáng chú ý, người sáng lập kiêm CEO của Hectagon chính là đồng sáng lập của VSV Capital (Vietnam Silicon Valley). Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm rất nổi tiếng của Việt Nam, sáng lập từ năm 2014 để đầu tư vào các startup trong giai đoạn đầu.
Từ năm 2014 đến nay, VSV đã rót vốn cho hơn 80 startup trong giai đoạn tiền hạt giống (pre-seed) và hạt giống (seed), với tổng định giá danh mục đầu tư gần 300 triệu USD. Gần 70% startups trong số đó thành công trong việc vượt qua được "thung lũng chết", một số đã tăng trưởng gấp 1.000 lần so với định giá ban đầu, tiêu biểu như Loship, Base.vn, Modmo, Vulcan, Nerman, Loop POS, Ship60, Hachi...
Ông Taizo Son cho biết: "Mô hình kết hợp giữa Defi (Tài chính phi tập trung) và quỹ đầu tư mạo hiểm của Hectagon là độc nhất. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm của người sáng lập, nhiệt huyết và sức trẻ của đội ngũ lãnh đạo cùng sự đồng hành của Mistletoe, Hectagon sẽ sớm thành công và có thể mở ra một khái niệm mới về đầu tư mạo hiểm".
Đặc biệt, ông Taizo Son cũng trở thành cố vấn của Hectagon cùng với ông Samresh Kumar - CEO kiêm sáng lập viên của SkyX Solar (thành viên của VinaCapital) và ông Hàn Ngọc Vũ - CEO, thành viên HĐQT ngân hàng VIB.
Bước tiến sang Việt Nam lần này của ông Taizo Son hiện nằm trong kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào mảng startup công nghệ tại Đông Nam Á.
Em trai của tỷ phú Masayoshi Son cũng là một nhà đầu tư lão luyện. Bên cạnh là người sáng lập GungHo Online Entertainment, ông cũng góp công lớn trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Nhật Bản trong suốt gần 30 năm qua.
Ông từng tạo nên nhiều dấu ấn với việc công ty của ông ra mắt Puzzle & Dragons - game di động đầu tiên phá được mức doanh thu một tỷ USD. Năm 2009, Taizo mở Movida Japan - chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho startup và năm 2013 là Mistletoe.
Theo Forbes, ông Taizo Son từng nằm trong top 50 người giàu nhất Nhật Bản vào năm 2014 với tổng tài sản lên tới 1,2 tỷ USD.
Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc ByteDance vừa mua lại một trong các chuỗi bệnh viện tư lớn nhất Trung Quốc, dấn sâu vào lĩnh vực y tế. Theo nguồn tin của Bloomberg, công ty mẹ TikTok trả khoảng 10 tỷ NDT để chiếm toàn quyền kiểm soát Amcare Healthcare, đơn vị vận hành các bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em từ Bắc Kinh tới Thâm Quyến....