Việt Nam cần tăng trưởng bao nhiêu để đạt mục tiêu về GDP bình quân đầu người vào các năm 2030, 2045 và đuổi kịp một số nước?
Các phương án tăng trưởng theo mục tiêu về GDP bình quân đầu người đến năm 2025, 2030 và 2045 đang được nghiên cứu đề xuất, cụ thể là đến năm 2025, GDP bình quân đầu người nước ta thuộc nhóm thu nhập trung bình cao, đến năm 2030 thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 thuộc nhóm nước có thu nhập cao.
Với tầm nhìn 10 năm, sau đây chúng tôi xin giới thiệu các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất hướng đến các năm 2030 và 2045, và nếu muốn đuổi kịp một số nước trong khu vực thì cần tăng trường bao nhiêu trong thời gian tới.
Tương quan so sánh giữa Việt Nam và 3 nước có nhiều nét tương đồng (Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc).
Năm 2018, Việt Nam đạt mức GDP/người là 6676 USD (PPP), tương đương với Hàn Quốc năm 1984 (thua kém 34 năm); Malaysia năm 1978 (thua kém 40 năm) và Trung Quốc 2006 (thua kém 12 năm).
Hình dưới mô tả sự gia tăng GDP bình quân đầu người (theo PPP) trong giai đoạn 1980-2018 của Việt Nam và ba quốc gia được chọn để so sánh.
GDP/người (PPP) của Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc, giai đoạn 1980-2018Các kịch bản tăng trưởng kinh tếVới giả định 3 quốc gia này giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam như sau:
Kịch bản 0 – Duy trì mức tăng trưởng hiện tại
Kịch bản tăng trưởng 0
Như vậy, nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 11989 USD tương đương với Hàn Quốc 1990, Malaysia 1992, Trung Quốc 2013
- Năm 2045 đạt 24925 USD, tương đương với Hàn Quốc 2004, Malaysia 2015, Trung Quốc 2026
Kịch bản 1 – Tăng trưởng theo mô hình Malaysia
Video đang HOT
Kịch bản tăng trưởng 1
Nếu Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7-8%/năm và đảm bảo mục tiêu phát triển khá hài hòa như Malaysia, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 14214 USD, tương đương với Hàn Quốc 1993, Malaysia 1995, Trung Quốc 2016
- Năm 2045 đạt 36556 USD, tương đương với Hàn Quốc 2018, Malaysia 2026, Trung Quốc 2033
Kịch bản 2 – Tăng trưởng theo mô hình Hàn Quốc
Kịch bản tăng trưởng 2
Nếu theo đuổi mô hình Hàn Quốc, với tăng trưởng hai giai đoạn: 2021-2025 đạt trung bình 7-8%/năm để tạo nền tảng và 2026-2045 đạt trung bình 10%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 15963 USD, tương đương với Hàn Quốc 1995, Malaysia 2001, Trung Quốc 2018
- Năm 2045 đạt 58143 USD, tương đương với Hàn Quốc 2037, Malaysia 2039, Trung Quốc 2042
Kịch bản 3 – Mô hình Trung Quốc
Kịch bản tăng trưởng 3
Nếu Việt Nam tăng trưởng nóng liên tục 10%/năm trong giai đoạn 2021-2045, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 18778 USD, tương đương với Hàn Quốc 1997, Malaysia 2006, Trung Quốc 2021
- Năm 2045 đạt 68397 USD, tương đương với Hàn Quốc 2043, Malaysia 2044, Trung Quốc 2045
Như vậy, đến năm 2045:
- Kịch bản 1: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước ngày càng xa (20-40 năm), Việt Nam vẫn chỉ thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào 2045
- Kịch bản 2: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước hầu như được duy trì như hiện nay (12-30 năm)
- Kịch bản 3: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước được rút ngắn (chỉ còn 3-10 năm)
- Kịch bản 4: Việt Nam đuổi kịp 3 nước vào 2045
Các kết quả này được phản ánh tại Hình dưới đây.
Tổng hợp các kịch bản tăng trưởng
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu phân tích thêm của nhóm tác giả tại sao 3 mô hình tăng trưởng này được lựa chọn để tham khảo và Việt nam hiện tại có những nét tương đồng gì với 3 nước tại các thời điểm “cải cách quan trọng” để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” của các nước này.
Ba kịch bản tăng trưởng và đề xuất hỗ trợ nền kinh tế
Dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp khiến kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam đảo lộn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết quý 2, Chính phủ cần có biện pháp "giải cứu" nền kinh tế như bơm thêm tiền cho hệ thống ngân hàng, mua lại nợ của doanh nghiệp, tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn lớn.
Ba kịch bản tăng trưởng
Sau khi căn cứ số ca nhiễm, số lượng người phải cách ly ở Việt Nam và sử dụng các mô hình định lượng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra 3 kịch bản dịch bệnh tác động tới nền kinh tế. Theo đó, các kịch bản gồm: Đại dịch COVID-19 kéo dài đến cuối tháng 4/2020, đến cuối tháng 5/2020 và đến cuối tháng 6/2020.
"Chúng tôi dự báo GDP quý 2 năm nay chỉ tăng khoảng 2% so với quý 2 năm 2019, chỉ số VnIndex giảm khoảng 28%, xuất khẩu giảm khoảng 25%. Từ quý 3 năm nay, nếu dịch bệnh được khống chế, kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi", các chuyên gia kinh tế của ĐH Kinh tế Quốc dân đánh giá.
Theo tính toán, ở kịch bản dịch kết thúc vào cuối tháng 4/2020, các lĩnh vực thương mại hàng hóa suy giảm 20-30%; dịch vụ y tế, dịch vụ thiết yếu tăng trên 25%; du lịch, khách sạn suy giảm 15-20% khách nội địa và quốc tế, giảm doanh thu 20%, việc làm giảm 15-20%; nông nghiệp suy giảm 2,8-27% theo từng mặt hàng; bất động sản suy giảm mảng cho thuê, nghỉ dưỡng. Kịch bản dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6/2020, các ngành kinh tế sẽ giảm thêm 10-20% so với dịch kết thúc vào tháng 4/2020.
Trước đó, từ cuối năm 2019, Bộ KH&ĐT đưa ra kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 với dự kiến mức tăng 6,8%. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, bộ này đã điều chỉnh các kế hoạch tăng trưởng GDP. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, đại dịch COVID-19 đã tạo ra cơn "bão lốc" cực mạnh cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Các ngành kinh tế chủ lực xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...đều giảm sâu. Nhiều ngành khác phải cắt giảm sản xuất do nguồn cung nguyên liệu bị cắt đột ngột.
Tổng cục Thống kê cũng đưa ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020. Theo đó, kịch bản 1 dự kiến dịch COVID-19 kết thúc trong quý 2/2020, GDP quý 2 sẽ giảm khoảng 2,79%, quý 3 giảm 1,13%, quý 4 giảm 0,1% và cả năm giảm 1,47% so với dự báo trong điều kiện bình thường. Kịch bản 2, dịch kết thúc trong quý 3/2020, dự kiến GDP quý 2 sẽ giảm khoảng 2,8%, quý 3 giảm 1,4%, quý 4 giảm 0,7%.
Ông Lâm dự báo, từ tháng 4/2020, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu đã cạn, không thể ký kết hợp đồng mới, không thể xuất khẩu hàng hóa do dịch bệnh bùng phát ở khắp các châu lục, khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tạm ngưng hoạt động xuất, nhập khẩu.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Để tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt mục tiêu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những động lực quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 3/2020, ước giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 61.591 tỷ đồng, bằng 13,1% kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 đạt 11,2% kế hoạch).
"Tính toán của Tổng cục Thống kê, giải ngân thêm 1% kế hoạch vốn đầu tư công giúp GDP tăng trưởng 0,06 phần trăm. Nếu năm 2020 giải ngân 100% kế hoạch vốn, GDP sẽ tăng thêm 0,42 - 0,54 phần trăm và kéo theo hàng loạt ngành liên quan cả trực tiếp lẫn gián tiếp tăng trưởng, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng", ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ thống kê xây dựng và vốn đầu tư (Tổng cục Thống kê) cho biết.
Ông Phong nhấn mạnh, khi vốn khu vực nhà nước được khơi thông sẽ kéo theo nguồn vốn của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, ba năm trở lại đây, đầu tư công không có dự án mới là điều rất đáng lo ngại. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như các dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020... không được để chậm trễ như vừa qua.
"Đó đều là các dự án có mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng của nền kinh tế cho nên cần thúc đẩy tiến độ. Nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi làm theo đúng quy trình thì sẽ tìm được giải pháp", ông Cung đề xuất.
Là một trong những đơn vị có nhiều dự án đầu tư công bị vướng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị, việc xây dựng những cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn, trong đó ưu tiên công trình trọng điểm, cấp bách như điện, giao thông.
Theo các chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam cần chủ động xây dựng các kịch bản chính sách kinh tế ứng phó khác nhau tùy theo thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch.
Nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc chỉ kéo dài đến hết quý 2 thì phản ứng chính sách nên mang tính "hỗ trợ" như: tạm thời kéo dài thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho hộ gia đình. Hỗ trợ chính sách tiền tệ, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ngọc Linh
'Bóng ma' Covid-19 đốn gục hơn 16.000 doanh nghiệp Việt chỉ trong 2 tháng Báo cáo của Đại học Kinh tế quốc dân về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế cho thấy những con số thiệt hại khủng khiếp mà dịch bệnh gây ra cho doanh nghiệp Việt. Theo báo cáo, đại dịch Covid-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới. Dự báo của các tổ...