Việt Nam cân nhắc chiến lược mới đối phó với Trung Quốc
Tờ Diplomat của Nhật Bản ngày 28/5 đã đưa ra nhận định về chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc của Việt Nam.
Chiến lược mới này vẫn nhấn mạnh việc giải quyến căng thẳng bằng con đường hòa bình.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ tính đến việc có những hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và Mỹ để ngăn chặn mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc
Theo Diplomat mặc dù những thông tin liên quan tới căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được báo chí quốc tế đưa ra gần đây đã giảm dần, nhưng tàu Trung Quốc vẫn liên tục có hành động gây hấn với tàu Việt Nam.
Những diễn biến hiện nay cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc quyết tâm thay đổi hiện trạng trong khu vực thông qua việc ép buộc tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 cách vị trí cũ 23 hải lý
Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam hơn so với vị trí ban đầu.
Mặc dù truyền thông quốc tế đưa nhiều đoạn video về việc tàu Hải cảnh của Trung Quốc sử dụng vòi rồng và đâm tàu Việt Nam nhưng vẫn chưa có nhiều phân tích sâu sắc về hành động này của Trung Quốc.
Trung Quốc đang dở trò “dĩ dật đãi lao” với Việt Nam và chiến lược dùng tàu Trung Quốc-vốn to gấp đôi đến gấp 4 lần tàu của Việt Nam, để đâm tàu Việt Nam là nhằm gây ra những thiệt hại đáng kể buộc tàu Việt Nam phải sửa chữa.
Các nhà phân tích của Việt Nam cho rằng nếu như thiệt hại mà tàu Trung Quốc gây ra cho tàu Việt Nam vẫn tiếp diễn thì Việt Nam có thể sẽ không đủ tàu để đối phó với Trung Quốc trong khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.
Theo Phó tư lệnh, Tham mưu Trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, ngày 3/5, tàu Hải cảnh số 44044 đã đâm vào mạn tàu Cảnh sát Biển Việt Nam số 4033 khiến tày nàu bị thủng một lỗ kích thước 3mx1m và làm hỏng hoàn toàn động cơ bên phải của tàu.
Ngoài ra, ông Thu cũng trình bày chi tiết về những thiệt hại khác của tàu Việt Nam do tàu Trung Quốc gây ra.
Những nghiên cứu gần đây của chuyên gia Scott Bentley tại Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế đã cho thấy Trung Quốc cố tình phá hoại các thiết bị liên lạc và antenna trên tàu của Việt Nam bằng vòi rồng. Nhiều đoạn video trên YouTube cho thấy các thiết bị liên lạc trên tàu của Việt Nam đã bị vòi rồng của tàu Trung Quốc tấn công, gây hư hỏng.
Chiến thuật này của Trung Quốc nhằm cắt đứt liên lạc của các tàu Việt Nam và buộc những chiếc tàu bị hư hại phải quay về cảng để sửa chữa.
Video đang HOT
Những vụ tấn công của tàu Trung Quốc nhằm vào tàu Việt Nam là rất nguy hiểm. Theo ông Bentley, hầu hết các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đều được trang bị súng của Hải quân.
Trong các vụ tấn công gần đây của Tàu Trung Quốc, các tàu Hải cảnh và tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đều gỡ bạt để lộ súng của mình nhằm vào tàu Việt Nam.
Chính sách nhất quán vì hòa bình của Việt Nam
Vậy, phản ứng của Việt Nam trước sức mạnh trên biển của Trung Quốc là như thế nào và liệu Việt Nam có chiến thuật gì để chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc?
Trước hết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện thường xuyên của mình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn liên tục phát đi những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tàu Hải cảnh 44044 TQ đâm thẳng mạn phải tàu CSB VN 4033
Theo ông Scott Bentley, Việt Nam đã rất thận trọng và bao bọc kỹ toàn bộ số vũ khí hạng nhẹ của mình, một hành động cho thấy Việt Nam vẫn đang kiên trì với quan điểm hòa bình của mình.
Các quan chức Việt Nam cũng đã liên tục kêu gọi Trung Quốc đối thoại với mình và yêu cầu việc thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã gặp mặt Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam chỉ nhận lại những phản ứng lạnh lùng, thiếu sự hợp tác và thiện chí từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN thông qua đàm phán ngoại giao và cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.
Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ có những hành động pháp lý phản đối Trung Quốc bao gồm việc chủ động kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ vụ kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế của Philippines.
Một vài quan chức Chính phủ và chuyên gia an ninh của Việt Nam cho biết Việt Nam cũng đã chuẩn bị những chiến lược lâu dài nhằm ngăn cản việc Trung Quốc có thể tiếp tục có những hành động hiếu chiến trong tương lại.
Điều cốt lõi trong chiến lược của Việt Nam sẽ là tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khi vẫn nỗ lực buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu Hải quân của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tham gia các hoạt động chung với Philippnes, Nhật Bản và Mỹ
Hiện tại, Việt Nam đang xem xét các chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc bao gồm việc nâng cấp quan hệ với hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Ngoài ra, mọi hành động của Việt Nam dựa trên chiến lược mới của nước này cũng sẽ rất minh bạch để giảm thiểu mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.
Tàu DNa-90152 cùng đội tàu của ngư dân Đà Nẵng bị tàu sắt Trung Quốc vây ép trước khi bị đâm chìm (Ảnh: Hải Sơn)
Điều này sẽ giúp Việt Nam không những không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc mà buộc Trung Quốc phải chấp nhận hiện trạng hiện nay mà không dám leo thang căng thẳng, nhất là trong trường hợp các lực lượng quân đội của Việt Nam có thể hợp tác với hai đồng minh của Mỹ trong việc đảm bảo hòa bình trong khu vực.
Việt Nam đã tiếp cận với Nhật Bản và Philippines trong một nỗ lực để tăng cường hợp tác giữa lực lượng trên biển của các nước, bao gồm cả lực lượng Cảnh sát Biển và Hải Quân.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xem xét hợp tác với Mỹ nhất là giữa lực lượng Cảnh sát Biển của hai nước.
Gần đây, Việt Nam cũng tham gia Sáng kiến An ninh Mở rộng. Điều này sẽ tạo cơ hội để Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường khả năng giám sát các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mỹ có thể sẽ đưa một số mẫu máy bay của Mỹ mà Việt Nam có thể đang quan tâm và tiến hành các cuộc bay thử với các phi công của Việt Nam.
Cân nhắc các động thái tiếp theo của Trung Quốc
Các quan chức Việt Nam dự tính rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động Hải quân của mình trên Biển Đông hàng năm từ tháng 5-8.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho Mỹ và Nhật Bản tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung cả về Hải quân và bay giám sát trên biển với Việt Nam.
Chiến lược không đối đầu trực tiếp của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có những hành động cụ thể theo đúng tuyên bố của nước này lên án những hành động dọa dẫm hoặc ép buộc của một nước đối với các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ../.
Theo Trần Khánh
VOV online
Hàn Quốc: Con gái chủ phà chìm bị bắt ở Pháp
Con gái cả của chủ phà Sewol, vốn bị chìm ngoài khơi phía nam Hàn Quốc hồi tháng trước làm hơn 300 người chết và mất tích, đã bị bắt tại Pháp trong khuôn khổ cuộc điều tra của giới chức Hàn Quốc nhằm vào các cáo buộc tham nhũng quanh gia đình này.
Thảm họa phà Sewol đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người.
Các công tố viên Hàn Quốc đã tìm cách bắt giữ ông Yoo Byung-eon, giám đốc Công ty Hàng hải Chonghaejin, đơn vị sở hữu và vận hành phà Sewol sau khi ông từ chối ra trình diện để trả lời về các cáo buộc tham nhũng.
Các công tố viên cũng phát lệnh bắt giữ đối với con trai thứ 2 của ông Yoo, Hyuk-ki, và con gái cả, Som-na, khi họ cũng liên tục từ chối phản hồi về các đề nghị triệu tập của cơ quan công tố. Cả hai người này hiện đang sinh sống ở nước ngoài.
Các nguồn tin tại Bộ tư pháp cho biết bà Som-na, 48 tuổi, đã bị giới chức Pháp bắt giữ vì bị nghi ngờ về tội tham ô sau khi các công tố viên Hàn Quốc đề nghị Interpol trợ giúp để tìm kiếm bà này.
Đây là lần đầu tiên một thành viên của gia đình ông Yoo bị bắt kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu sau vụ chìm phà hồi tháng trước.
Bộ ngoại giao Hàn Quốc đã yêu cầu cả Hyuk-ki và Som-na trả lại hộ chiếu theo yêu cầu của các công tố viên.
Giới chức Pháp dự đoán sẽ dẫn độ Som-na về Hàn Quốc.
"Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để đưa bà Som-na về nước sớm nhất có thể", Bộ tư pháp Hàn Quốc cho biết.
Som-Na là con gái cả của ông Yoo Byung-eon, người đứng đầu dòng họ vốn kiểm soát Công ty Hàng hải Chonghaejin, đơn vị sở hữu và vận hành phà Sewol, vốn bị lật và chìm hồi tháng trước.
Ông Yoo và con trai cả Dae-Kyun hiện đang bị giới chức Hàn Quốc truy nã vì bị tình nghi vi phạm các quy định an toàn, vốn có thể đã dẫn tới thảm họa.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye hôm 27/5 đã chỉ trích các thành viên chạy trốn của gia đình họ Yoo là "ngọn nguồn" của thảm họa. Chính phủ Hàn Quốc đã treo thưởng 500.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ ông Yoo và 100.000 USD cho thông tin giúp bắt giữ Dae-Kyun.
Các công tố viên Hàn Quốc muốn thẩm vấn ông Yoo, Dae-Kyun, Som-Na và một người con trai khác hiện đang sinh sống tại Mỹ, vì có liên quan tới các cáo buộc biển thủ, gian lận thuế và tội cẩu thả.
Ông Yoo không có cổ phần trực tiếp trong công ty Chonghaejin nhưng các con và các cố vấn thân cận kiểm soát công ty thông qua một mạng lưới các công ty thành viên.
Chiếc phà Sewol đã bị lật và bị chìm ngoài khơi bờ biển tây nam Hàn Quốc hôm 16/4, làm hơn 300 người thiệt mạng và mất tích.
Theo Dantri
Cẩn trọng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh pháp lý "Chúng tôi nhất trí theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình đến hết kỳ họp và Quốc hội sẽ có phản ứng thích đáng, thể hiện sự cương quyết của mình về vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, mỗi ĐBQH và các nhóm ĐBQH đều có quyền chuyển tải thông điệp của mình đến cử tri để thể hiện tình cảm,...