Việt Nam – Campuchia đẩy mạnh phối hợp tổ chức bộ môn Esports tại SEA Games 32
SEA Games 32 là lần đầu tiên Campuchia tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Nước chủ nhà sẽ cùng Việt Nam đẩy mạnh phối hợp tổ chức bộ môn Esports.
Nhằm thúc đẩy các hoạt động sau lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) và Ban Tổ chức SEA Games 32 (CAMSOC) để tổ chức bộ môn Esports thành công tại SEA Games 32, từ ngày 11-14/8/2022, đoàn Việt Nam gồm Vụ Thể thao quần chúng, đại diện VIRESA cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã tới Phnom Penh (Campuchia) khảo sát thực tế, tiếp tục nghiên cứu, tư vấn và thống nhất về địa điểm thi đấu, nội dung thi đấu, xây dựng và huấn luyện đội tuyển quốc gia, thiết lập quy trình tổ chức nhằm đảm bảo bộ môn Esports tại SEA Games 32 được tổ chức bài bản với chất lượng tốt nhất.
Ông Vath Chamroeun – Tổng thư ký CAMSOC, Ông Nguyễn Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao quần chúng cùng đoàn công tác tại Phnom Penh.
Tại sự kiện này, ông Vath Chamroeun, Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Campuchia – Thường trực Ban Tổ Chức SEA Games 32 (CAMSOC) mong muốn hai bên sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động để Campuchia tổ chức thành công SEA Games 32, sẽ diễn ra vào năm 2023 tại quốc gia này.
“Đây là lần đầu tiên Campuchia đăng cai SEA Games. Do đó, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là của Việt Nam. Campuchia đánh giá rất cao tinh thần chủ động của Esports Việt Nam, sự hỗ trợ của các bạn là rất quan trọng”, ông Chamroeun nhấn mạnh.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic Campuchia cho biết với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, ưu tiên của Campuchia là tăng cường hợp tác để thúc đẩy các hoạt động thể thao truyền thống, qua đó xây dựng dự thảo tuyên bố ASEAN về việc đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển các môn thể thao truyền thống của khu vực hướng tới tinh thần “Sports live in peace” (tạm dịch: “Thể thao sống trong hòa bình”) của SEA Games 32.
SEA Games là sự kiện thể thao lớn nhất được tổ chức tại Đông Nam Á, bên cạnh việc thi đấu cọ sát nâng cao thành tích các môn thể thao Olympic, thì đây là cơ hội quý báu để thông qua thể thao quảng bá văn hoá và du lịch, tăng cường sự hợp tác, thấu hiểu và đoàn kết trong cộng đồng khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
Tổ hợp Nagaworld – Địa điểm dự kiến tổ chức Esports tại SEA Games 32.
Đáp lại Campuchia, ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch VIRESA, cho hay: “Bằng tài nguyên, kinh nghiệm của mình và các đối tác đồng hành ở SEA Games 31, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất”.
Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ các đối tác và lên kế hoạch phối hợp đăng cai các sự kiện quốc tế ở Việt Nam cũng như tại Campuchia nhằm thúc đẩy phong trào Esports trong khu vực, đồng thời góp phần quảng bá du lịch. Ông Phạm Hoàng Tùng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Đà nẵng hứa hẹn sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các sự kiện được tổ chức tại Đà Nẵng.
SEA Games 32 dự kiến diễn ra từ ngày 05/05/2023 đến ngày 16/05/2023 tại Campuchia với 11 quốc gia tham dự. Thể thao điện tử là một trong 39 môn thể thao được lựa chọn thi đấu tranh huy chương. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp thể thao điện tử trở thành môn thi đấu chính thức tại đại hội này.
'Winner TI' DOTA 2 Ana Phạm bình chọn hướng đi tương lai, bất ngờ có cả LMHT khiến cộng đồng tranh cãi kịch liệt
Không ít người tỏ ra bất ngờ khi thấy những lựa chọn cho tương lai của nhà vô địch TI - Ana Phạm có cả bộ môn "kình địch" của DOTA 2 - LMHT.
Liên Minh Huyền Thoại đang ngày càng trở thành 1 tựa game phổ biến hơn, dù rằng bộ môn Esports thuộc thể loại MOBA này đã tồn tại hơn 12 năm. Những giải đấu LMHT vẫn thu hút hàng triệu lượt xem toàn thế giới, những khu vực vừa và nhỏ cũng dần có những đội tuyển tham dự MSI và CKTG... Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chứng tỏ sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ của tựa game thuộc NPH Riot.
Liên Minh Huyền Thoại - tựa game MOBA "quốc dân" của thế giới
Và trong số các game thủ của LMHT, cũng có không ít những người từ bên DOTA 2 - bộ môn MOBA được coi là "đại kình địch" của tựa game nhà Riot, chuyển sang trải nghiệm. Và ngược lại, cũng có những người chơi cả 2 tựa game này cùng lúc. Những cuộc tranh cãi giữa cộng đồng 2 bên cũng liên tục xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của 2 tựa game này. Thậm chí, 2 giải đấu The International và Chung kết thế giới cũng tổ chức rất sát nhau nhưng mỗi bên đều phải "né" bên kia để tránh bị ảnh hưởng.
CKTG và TI luôn là 2 giải đấu bị đem ra so sánh thường xuyên
Và trong số các game thủ, tuyển thủ DOTA 2 chuyên nghiệp, có lẽ cái tên Ana Phạm không còn quá xa lạ nữa. Anh là 1 trong những thành viên của đội tuyển DOTA 2 huyền thoại OG - tập thể đầu tiên và duy nhất cho đến tận thời điểm hiện tại bảo vệ được chức vô địch TI. Ngoài ra, Ana Phạm còn có phong cách rất độc đáo: mỗi khi vô địch xong, anh đều rời khỏi hẳn làng DOTA 2 chuyên nghiệp để đầu tư vào các hướng đi khác.
Ana Phạm - nhà vô địch TI 2 lần liên tiếp
Và mới đây, dù không vô địch TI 2021, nhưng Ana cũng đang tìm 1 hướng đi mới trong thời gian tới. Anh chàng đã tạo 1 cuộc bầu chọn trên trang cá nhân và bất ngờ hơn cả, chính là có sự góp mặt của LMHT trong số các lựa chọn của Ana.
Ana Phạm tạo bình chọn để fan vote cho hướng đi sắp tới của mình, có cả LMHT
Và chính điều này đã tạo nên sự tranh cãi không nhỏ trong bài đăng của Ana. Không ít người tin rằng Ana nếu chơi LMHT cũng sẽ trở thành một tuyển thủ vĩ đại như cách anh đã thực hiện với DOTA 2. Ngoài ra, kể cả các BLV danh tiếng của DOTA 2 cũng lên tiếng "cà khịa" tựa game của nhà Riot.
Đồng đội cũ của Ana là Ceb tỏ ra khá ngạc nhiên trong khi 1 fan đề nghị anh này chuyển sang LMHT, vô địch CKTG rồi tuyên bố DOTA 2 "xịn" hơn
BLV Capitalist của DOTA 2 thì mong Ana sẽ là tuyển thủ vĩ đại nhất của cả 2 tựa game
Có fan còn "cà khịa" rằng ăn 100 cục gà viên còn khó hơn chơi LMHT
Tuy nhiên, dù rằng Ana vẫn còn khá trẻ (anh sinh năm 1999) nhưng đối với LMHT, tựa game này có thể nói là có những điểm khác biệt so với DOTA 2 và có thể ảnh hưởng đến chính Ana. Ở DOTA 2, có 1 sự thật rằng các tướng đều có thể sử dụng được ở gần như tất cả meta. Dù rằng có những bản buff hoặc nerf, nhưng gần như không có vị tướng nào của DOTA 2 bị "vứt xó" vì không hợp meta. Nhưng ở LMHT thì có.
Ngoài ra, LMHT là tựa game rất ưa chuộng sự teamwork và tính kỷ luật, chiến thuật. 1 AD farm nhiều, farm vượt thời gian cũng chưa chắc có thể "gánh team". Và đôi khi, chỉ một sai lầm nhỏ duy nhất trong suốt cả trận, cũng đủ biến 1 đội từ đang thắng trở thành kẻ thua cuộc.
Dĩ nhiên, nếu Ana Phạm thực sự muốn try hard, thì LMHT luôn rộng cửa. Chỉ có điều, anh sẽ rất khó khăn để có thể đạt được những vinh quang như đã từng đối với DOTA 2. Bởi lẽ, ngay trong LMHT, 1 tuyển thủ rank cực kỳ cao cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu anh này không phối hợp được với các đồng đội khi thi đấu.
Ngày hội Thể thao điện tử ở SEA Games 31: 2 tuần thi đấu chuyên nghiệp và mãn nhãn, 485 con người chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo! Nội dung Thể thao điện tử (Esports) SEA Games 31 đã để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người hâm mộ. Sau SEA Games 30, một lần nữa Thể thao điện tử được đưa vào thi đấu tranh huy chương, lần này Việt Nam vinh dự là nước chủ nhà. Lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao, Hội Thể thao điện...