Việt Nam cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI phát triển lâu dài
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài.
Các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực,” (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
Trước những ý kiến đóng góp từ đại diện các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công văn số 389/LĐCP, trong đó khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thuận lợi tại Việt Nam cả trong và sau đại dịch COVID-19.
“Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị và trách nhiệm, tôi và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã trực tiếp trao đổi, giải đáp và đang tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường hợp tác, khắc phục hậu quả của dịch COVID-19, sớm tổ chức sản xuất an toàn, bảo đảm duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng, thúc đẩy phục hồi kinh tế,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Lộ trình mở cửa thống nhất, linh hoạt
Trước những đề xuất từ đại diện các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh cũng như hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (như đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh).
Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cụ thể hóa, thống nhất tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn; tập trung các nhóm giải pháp về thực hiện lộ trình mở cửa và thí điểm tổ chức sản xuất, bảo đảm sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất.
Chính phủ có chính sách ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài.
Trên tinh thần cùng hướng tới sự hợp tác, gắn bó lâu dài, mang lại lợi ích cho tất cả các bên, Thủ tướng đề nghị các hiệp hội và doanh nghiệp các nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác và đồng hành với Việt Nam để cùng chung tay vượt qua thử thách, khó khăn nhất thời hiện nay, thích nghi an toàn, linh hoạt và mở cửa phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
“Không có khó khăn nào mà chúng ta cùng chung tay, cùng quyết tâm mà lại không giải quyết được,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp với vị trí, vai trò, có ảnh hưởng lớn, tiếp tục kêu gọi các nước, tổ chức quốc tế, các tập đoàn dược phẩm hỗ trợ cho Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị, vật tư, trang thiết bị y tế, nhất là tìm kiếm nguồn vaccine trong thời điểm hiện nay bằng mọi hình thức và nhanh nhất, sớm nhất có thể.
Các doanh nghiệp cho rằng các cơ quan chức năng cần có lộ trình rõ ràng và mốc thời gian cụ thể cho việc mở cửa trở lại. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
Vaccine là yếu tố then chốt
Trước đó, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam ( AmCham Việt Nam ), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham ) và Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc ( KoCham ) đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ về chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực,” nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài cho biết rất ủng hộ định hướng chính sách chiến lược của Chính phủ là thích ứng để “sống chung với virus một cách an toàn” đồng thời đề xuất Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Đặc biệt là tại các khu vực kinh tế năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế phía Nam và Đà Nẵng, các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất việc tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và thiết lập trạng thái “bình thường mới,” theo đó sớm dừng áp dụng Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 cũng như tránh áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế tương tự trong tương lai.
Phương án hữu hiệu nhất được các nhà đầu tư FDI nhấn mạnh, đó là “vaccine là yếu tố then chốt” và khẳng định sẽ ủng hộ mạnh mẽ hoạt động ngoại giao vaccine của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng hệ thống “thẻ xanh và thẻ vàng” được đề xuất có thể là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có các giải pháp ứng dụng công nghệ hoặc hệ thống theo dõi và được điều phối giữa các bộ, ban, ngành, địa phương để việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán.
Mặt khác, theo các doanh nghiệp, khu vực sản xuất cũng cần phải tái mở cửa trong trạng thái “bình thường mới” ngay từ bây giờ. Các doanh nghiệp có kế hoạch đảm bảo an toàn phòng dịch rõ ràng cần được trao quyền tự chủ lớn hơn đối với hoạt động sản xuất cũng như việc đảm bảo an toàn cho người lao động với sự hậu kiểm của cơ quan chức năng.
Hệ thống “thẻ xanh và thẻ vàng” được đề xuất có thể là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
“Sự phối hợp trên toàn quốc và giữa các tỉnh là rất quan trọng. Khi Việt Nam tiến tới một trạng thái bình thường mới, ngoài việc tiêm chủng nhiều hơn, điều quan trọng là phải có sự phối hợp các chính sách trên toàn quốc (bao gồm vận chuyển, sẵn sàng các xét nghiệm nhanh và các chính sách cách ly F0 nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm thiểu tác động đến các hoạt động),” nội dung thư gửi Thủ tướng nêu rõ.
Tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cam kết hỗ trợ các mục tiêu kép COVID-19 của Chính phủ “bảo vệ cuộc sống và sinh kế, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân, thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế”.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân: Sự hỗ trợ cần thiết
Chính phủ đã có Tờ trình số 289/TTr-CP (ngày 13-8-2021) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19, trong đó có 3 nhóm chính sách lần đầu được đề xuất.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, sự hỗ trợ trên là cần thiết, cấp bách nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Việc miễn, giảm thuế sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Trong ảnh : Sản xuất sản phẩm cơ khí tại Công ty TNHH Tâm Hợp (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: Viết Thành
3 nhóm chính sách lần đầu được đề xuất
Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác như đã áp dụng năm 2020. Đặc biệt có đến 3 nhóm chính sách lần đầu tiên được cơ quan quản lý đề xuất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện gồm: Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong các quý III, IV-2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, địa bàn; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các dịch vụ (vận tải, lưu trú, ăn uống; du lịch, giải trí; sáng tác, nghệ thuật; báo chí, truyền hình; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác...); miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, 2019, 2020. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Nguyễn Quốc Hưng cho biết, việc thực hiện các chính sách đề xuất tại dự thảo Nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Tính chung, các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện từ đầu năm 2021 và các chính sách đề xuất bổ sung trên, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là hơn 138 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, từ năm 2020 đến ngày 30-6-2021, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp các khoản thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí đã được triển khai, với tổng giá trị khoảng 148,7 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, thuê đất được gia hạn khoảng 122,1 nghìn tỷ đồng. Giải pháp trên đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2021.
Chính sách miễn, giảm thuế được thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong ảnh : Người nộp thuế giao dịch tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy (ảnh chụp tháng 3-2021).
Giải pháp mang tính đột phá
Chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao của Học viện Tài chính nhìn nhận, dự thảo Nghị quyết cho thấy sự lắng nghe, đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân.
"Đây là giải pháp mang tính đột phá khi giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các quý III, IV-2021. Gói hỗ trợ này bảo đảm bất cứ người nộp thuế nào cũng nhận được hỗ trợ. Trong đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chú trọng, bởi đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua", ông Đinh Trọng Thịnh đánh giá.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, việc giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Gói hỗ trợ khi được thông qua sẽ giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, có thể giữ được sự ổn định và phục hồi nhanh sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho hay, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, các chính sách miễn, giảm thuế được ban hành và thực thi có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp. Đây sẽ là dòng tiền giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà không phải vay vốn.
Còn bà Trần Thị Ngọc Lan, quản lý cơ sở sản xuất lụa cao cấp Lan Sơn (quận Hà Đông) thông tin, cơ sở sản xuất lụa cao cấp Lan Sơn gặp không ít khó khăn, doanh thu sụt giảm mạnh. Chính sách hỗ trợ mới về thuế được thông qua sẽ góp phần giúp cơ sở cầm cự, vượt qua khó khăn, hồi phục sau khi dịch bệnh qua đi. Trong khi đó, bà Đinh Thị Hải Yến, chủ hộ kinh doanh thực phẩm sạch Từ Tâm (quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Tôi rất mừng khi biết thông tin về chính sách miễn, giảm thuế, bởi trong các chính sách về giảm thuế, đối tượng hộ kinh doanh đã được Chính phủ quan tâm, chú trọng".
Để các chính sách sau khi được thông qua, đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất, chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần đơn giản hóa tối đa các thủ tục thực hiện. Đặc biệt, cần tính đến việc nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân ở khu vực cách ly, giãn cách rất khó để có các giấy tờ xác nhận.
Tại Thông báo số 209/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 5-8-2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, Thường trực Chính phủ đã lưu ý Bộ Tài chính với tinh thần: Các giải pháp khi được ban hành cần phát huy hiệu quả cao nhất, hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết để có thể thực hiện ngay.
Gói vay cấp bù lãi suất cứu doanh nghiệp, thực hiện sao cho hiệu quả? Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: Các ngân hàng đang lên kế hoạch gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, quy mô tương đương hơn 100.000 tỷ đồng với lãi suất 3 - 4%/năm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn trong bối cảnh dòng tiền...