Việt Nam: Cấm gửi tin nhắn quảng cáo sau 22 giờ
Chỉ được gửi SMS từ 7-22 giờ.
Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2013 sẽ góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các CP. Một trong số đó là quy định không được phép gửi quá 1 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ, và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận. Quy định này nhằm làm giảm các hành vi gây bức xúc trong xã hội thời gian qua như dùng 3,4 SIM rác nhắn cùng nội dung tin đến một thuê bao chỉ trong vòng một vài phút hay nhắn tin gây khó chịu cho người dùng vào lúc 1-2 giờ sáng.
Người dùng ngày càng bị Spam nhiều hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ra đời được hơn 4 năm và nhiều quy định còn mang tính hình thức, không được các CP thực hiện. Ví dụ như quy định hàng tháng CP phải gửi báo cáo, thống kê số lượng tin nhắn, thư điện tử quảng cáo, nhưng do không có sự tương tác về hệ thống nên khó có thể kiểm tra được tính chính xác của các báo cáo, thống kê. Vì thế, Nghị định 77/2012/NĐ-CP ra đời đã có những quy định mang tính kỹ thuật như quy định khi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi đồng thời một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT. Khi đó, cơ quan quản lý sẽ dễ dàng quản lý các doanh nghiệp hơn.
Mặt khác, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP khi ra đời từng được các công ty cung cấp quảng cáo qua tin nhắn đặt nhiều kỳ vọng nhưng trong quá trình triển khai nhiều doanh nghiệp dù được cấp mã số quản lý cho dịch vụ gửi tin nhắn nhưng vẫn rất khó thực hiện. Nguyên do là nhà mạng đã đưa ra các chính sách hạn chế bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo không được phép chủ động gửi đi tin nhắn quảng cáo từ đầu số được cấp.
Video đang HOT
Hệ quả là thị trường quảng cáo qua tin nhắn không phát triển được và nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đành phải sử dụng phương án mua SIM trả trước để tự quảng cáo, hoặc đi mua các gói dịch vụ gửi tin nhắn từ nước ngoài để gián tiếp gửi tin quảng cáo cho khách hàng trong nước. Điều này vừa gây thiệt hại cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo vừa thất thu cho thị trường Việt Nam. Do đó, quy định “không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo là đơn vị thành viên của mình với các nhà cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo khác” được xem là một cải tiến của Nghị định mới nhưng hiệu quả đến đâu thì phải đợi thời gian trả lời.
Vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty VMG, Nghị định 77/2012/NĐ-CP đã bổ sung Điều 22a quy định về việc sử dụng tên định danh cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn (SMS Brandname), theo đó doanh nghiệp muốn đăng ký, sử dụng tên định danh phải đăng ký với Bộ TT&TT và nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Nhưng thực tế, từ trước tới nay muốn cung cấp dịch vụ, khi sử dụng tên định danh trong tin nhắn quảng cáo, doanh nghiệp đã phải đăng ký với các nhà mạng để nhận mã số, tài khoản sử dụng và giá do từng nhà mạng quy định. “Vậy khi Nghị định 77/2012/NĐ-CP có hiệu lực, doanh nghiệp đã đăng ký với nhà mạng có phải tiếp tục đăng ký với Bộ TT&TT và trả một lần phí nữa hay không?”, ông Hà thắc mắc.
Marketing hay là Spam?
Còn đại diện Galaxy Mobile cho biết, dù Điều 7 quy định: “cá nhân, tổ chức chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận” nhưng khái niệm thế nào là “sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận” phải được làm rõ. Bởi nếu khách hàng sử dụng một dịch vụ cách đây 1 tháng nhưng hiện đã ngừng sử dụng, nếu doanh nghiệp tiếp tục nhắn tin quảng cáo dịch vụ đó cho khách hàng thì có vi phạm Nghị định 77/2012/NĐ-CP hay không?
Cùng quan điểm về vấn đề này, ông Hà cho rằng: “Một doanh nghiệp có thể đưa ra hàng trăm dịch vụ, nếu khách hàng chỉ sử dụng một dịch vụ thì có được coi như đã đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo của các dịch vụ khác không. Ngược lại người dùng đăng ký từ chối nhận quảng cáo một dịch vụ thì có nên hiểu là họ từ chối quảng cáo tất cả những dịch vụ còn lại do CP này cung cấp không?”. Các khái niệm này khá mơ hồ và cần được làm rõ nếu không sẽ khó cải thiện được những hạn chế trong khâu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi của các CP.
Theo Genk
Skype đang bị sâu Dorkbot hoành hành
Skype không phải là hoàn toàn miễn nhiễm với malware và spam. Bởi vậy, người dùng hãy cẩn trọng hơn nếu định nhấn vào những đường link ngẫu nhiên được gửi vào tài khoản của họ qua dịch vụ này.
Căn cứ vào những báo cáo đến từ nhiều công ty bảo mật khác nhau cũng như từ diễn đàn chính thức của Skype, công cụ liên lạc phổ biến này đang là mục tiêu mới nhất của một "con sâu" khá độc hại trên Internet. Sâu này có tên gọi là "Dorkbot", trước đây từng gây sóng gió trên Twitter và Facebook. Dorkbot gửi các tin nhắn, sử dụng các thủ thuật che mắt để hấp dẫn người dùng, kêu gọi họ nhấn vào link đính kèm.
Ví dụ như khi ai đó tweet hoặc gửi cho bạn một tin nhắn với nội dung đại loại như " lol is this your new profile pic?" kèm theo một đường dẫn thì có khả năng rất lớn người đó đã bị nhiễm Dorkbot. Hôm nay, trên blog của hãng bảo mật Trend Micro, nhà nghiên cứu Rik Ferguson đề cập đến loại sâu này trên Skype với đặc điểm lây lan nhanh chóng. Theo ông, những tin nhắn đã được gửi đi bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức, cùng với đó là những đường dẫn trỏ tới một liên kết download ở hotfile.com với nhãn " Skype_todaysupdate.zip", bên trong chứa mã độc.
Ngay khi mối nguy hiểm từ sâu được các phương tiện thông tin đại chúng nhanh chóng cảnh báo thì theo như hãng bảo mật Sophos, sâu Dorkbot vẫn chưa kịp lây lan rộng trên Skype.Theo những gì Sophos cung cấp về điều tra của họ, quy mô cuộc tấn công không lớn như lo ngại của Trend Micro.
Tuy nhiên số lượng báo cáo được gửi về cho họ cũng chưa thật sự nhiều và không phản ánh được bức tranh toàn cảnh do phần mềm của hãng này chỉ tập trung vào người dùng gia đình chứ không được phổ biến trong các doanh nghiệp. Quá trình lây nhiễm Dorkbot trước đây cho thấy, ngoài phương thức tấn công nhờ các mạng xã hội, sâu này còn có thể lây lan qua ổ USB hoặc tin nhắn nhanh (IM).
Thủ đoạn của sâu này khá hiểm độc, sau khi lây nhiễm thành công vào máy tính, nó sẽ kết nối máy này với một botnet (mạng lưới các máy tính bị lây nhiễm) và cách ly người dùng khỏi máy của họ. Kiểu tấn công mới này được biết đến với tên gọi "ransomware". Người dùng sẽ nhận được thông báo rằng các tệp dữ liệu của họ đã bị mã hóa và de dọa sẽ xóa chúng nếu họ không thanh toán 200 USD trong vòng 24 giờ. Giám đốc của Sophos - Graham Clueley cho biết cảm giác đó sẽ giống như kiểu " những kẻ bắt cóc hành quyết lần lượt từng con tin cho đến khi yêu cầu của chúng được thực hiên. Điều đó thật khủng khiếp, hoàn toàn là những hành động vô đạo đức. Điều đáng buồn là nó đang dần trở nên phổ biến".
Như mọi lần, cả hai công ty đều cảnh báo người dùng rằng đừng bao giờ nhấn vào những đường dẫn không đảm bảo. Đáng tiếc là những người thực sự cần được cảnh báo lại thường không đọc tin tức về công nghệ.
Theo Genk
50 cent giới thiệu hai chiếc tai nghe mới tại hội chợ Chưa có nhiều thông tin về hai sản phẩm mới của dòng Street tại IFA 2012. Dự kiến giá bán vào khoảng 5 triệu VNĐ. Việc 50 Cent, một ca sỹ nhạc Rap, kiêm diễn viên, nhà sản xuất rất nổi tiếng xuất hiện tại hội chợ hàng điện tử tiêu dùng IFA 2012 đã gây bất ngờ cho khá nhiều tham dự....