Việt Nam cải thiện thứ hạng trong lĩnh vực viễn thông và an toàn, an ninh mạng
Thứ hạng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 72 (tháng 4.2019) lên vị trí 61 (tháng 6.2019) trong thang xếp hạng tốc độ Internet cố định toàn thế giới của Speedtest.
Theo thông tin của Bộ TT-TT đưa ra tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 7.2019 của Bộ TT-TT, trong lĩnh vực viễn thông, từ tháng 6.2019, các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo đã nâng cấp tăng gấp 2 lần băng thông (giá cước giữ nguyên) cho dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định FTTH.
Thứ hạng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 72 (tháng 4.2019) lên vị trí 61 (tháng 6.2019) trong thang xếp hạng tốc độ Internet cố định toàn thế giới của Speedtest. Tốc độ tải xuống băng rộng di động cũng có cải thiện, tăng từ 68 lên 63 trong thang xếp hạng tốc độ Internet di động toàn thế giới của Speedtest. Tỷ lệ thành công việc chuyển mạng giữ số giữa các nhà mạng hiện ở mức trên 70,24%.
Tốc độ tải xuống băng rộng di động cũng có cải thiện
Trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã chính thức thông qua chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (GCI) năm 2018. Đáng chú ý, Việt Nam xếp thứ hạng 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (năm 2017 xếp thứ 100), được xếp vào nhóm I trên 3 nhóm (là nhóm có độ cam kết cao đối với 5 trụ cột của GCI, xếp hạng từ 1 đến 51). Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11/38.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng để thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong tháng 8.2019, các đơn vị thuộc Bộ cần phải có kế hoạch phát triển hàng năm. Cùng với đó là chiến lược phát triển đến năm 2025 để từ đó bám sát thực hiện. Các đơn vị liên quan tập trung xử lý các vấn đề nóng còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực của Ngành để báo cáo Quốc Hội.
Cục Tin học hóa đang thực hiện những việc rất lớn, do đó sớm xây dựng giải pháp, kế hoạch nhằm huy động thêm nguồn lực để thực hiện 4 lĩnh vực: Chính phủ điện tử; Thành phố thông minh; Chuyển đổi số và Kinh tế số.
Vụ CNTT theo dõi, thống kê đối với các doanh nghiệp CNTT, lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại địa phương… Ngoài ra, các đơn vị cũng cần chú trọng kiện toàn đội ngũ chuyên trách trong công tác Đảng; nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng.
Theo Một Thế Giới
Bộ TT&TT lần đầu áp dụng thử nghiệm Hệ thống theo dõi và đánh giá các chỉ số phát triển ngành
Trong đó, hệ thống áp dụng trên 13 lĩnh vực chủ đạo của Ngành TT&TT. Hệ thống cung cấp thông tin liên quan đến việc cập nhật, so sánh, đánh giá các nhóm mục tiêu để từ đó đánh giá cụ thể từng tiêu chí để quản lý ngành, lĩnh vực một cách hiệu quả.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2019 sáng ngày 5/8 tại Trụ sở Bộ. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng; lãnh đạo các đơn vị chức năng và đại diện các doanh nghiệp thuộc Bộ.
Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng Bộ, trong tháng 7/2019 Bộ đã tiếp nhận 2450 kiến nghị. Trong đó tập trung nhiều ở lĩnh vực viễn thông với 2214 kiến nghị; Thông tin, tuyên truyền có 194 kiến nghị;... đều đã và đang được các đơn vị chuyên môn của Bộ xử lý.
Trong lĩnh vực Bưu chính, hiện đang có 412 doanh nghiệp đang hoạt động (bằng 107,5% so với năm 2018); cấp phép mới 21 doanh nghiệp; cấp sửa đổi, bổ sung 04 doanh nghiệp;... Doanh thu trong lĩnh vực bưu chính 7 tháng đầu năm đạt 14.424 tỷ đồng (bằng 128,67% so với cùng kỳ năm 2018).
Trong lĩnh vực viễn thông, kể từ tháng 6/2019, các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo đã nâng cấp tăng gấp hai lần băng thông (giá cước giữ nguyên) cho dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định FTTH; Thứ hạng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 72 (tháng 4/2019) lên vị trí 61 (tháng 6/2019) trong thang xếp hạng tốc độ Internet cố định toàn thế giới của Speedtest. Tốc độ tải xuống băng rộng di động cũng có cải thiện, thứ hạng tăng từ 68 lên 63 trong thang xếp hạng tốc độ Internet di động toàn thế giới của Speedtest. Tỷ lệ thành công việc chuyển mạng giữ số giữa các nhà mạng hiện ở mức trên 70,24%.
Việt Nam được bầu là Chủ tịch Hội nghị Thông tin vô tuyến Châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2019-2022. Bộ cũng nghiên cứu và thử nghiệm áp dụng công nghệ quản lý dữ liệu lớn (Big Data) để khai thác dữ liệu log truy vấn trên hệ thống DNS quốc gia.
Trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã chính thức thông qua chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (GCI) năm 2018, theo đó Việt Nam xếp thứ hạng 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (so với 2017 là 100), được xếp vào nhóm I trên 3 nhóm (là nhóm có độ cam kết cao đối với 5 trụ cột của GCI, xếp hạng từ 1 đến 51). Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11/38.
Cũng tại Hội nghị, lần đầu tiên Bộ TT&TT áp dụng thử nghiệm Hệ thống theo dõi và đánh giá các chỉ số phát triển Ngành TT&TT phục vụ công tác quản lý. Trong đó, hệ thống áp dụng trên 13 lĩnh vực chủ đạo của Ngành. Hệ thống cung cấp thông tin liên quan đến việc cập nhật, so sánh, đánh giá các nhóm mục tiêu. Điểm ưu việt là cho phép người dùng tự định nghĩa, cấu hình lại các nhóm phát triển, thay thế các chỉ số khi cần, do đó dễ dàng theo dõi, phân tích và điều chỉnh các mục tiêu phát triển. Thông qua hệ thống, lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị có thể đánh giá cụ thể từng tiêu chí để quản lý ngành, lĩnh vực một cách khoa học và hiệu quả.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh lại phương châm hành động của Bộ trong năm 2019. Đó là Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh lại phương châm hành động của Bộ trong năm 2019. Đó là Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá. Người đứng đầu Ngành TT&TT phân tích: Làm gương chính là việc người đứng đầu phải có tri thức hơn người, tiên phong nhận nhiệm vụ mới, có thái độ, hành vi ứng xử hơn người; Kỷ cương: là việc tuân thủ tốt các quy định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao, làm đúng thời hạn, tuân thủ quy định về báo cáo; Trọng tâm là trong tất cả các nhiệm vụ chọn các nhiệm vụ quan trọng nhất làm trước, chọn việc khó làm trước việc dễ làm sau; Bứt phá chính là chọn cách làm nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong tháng 8/2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ làm tốt một số việc sau. Về công tác quản lý nhà nước tại địa phương: Đối tượng phục vụ của Bộ là các Sở TT&TT do đó các Vụ, Cục phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ để hỗ trợ hoạt động của các Sở; tích cực, chủ động tháo gỡ các việc khó cho Sở. Các đơn vị trong Bộ đều phải có kế hoạch phát triển hàng năm. Cùng với đó là chiến lược phát triển đến năm 2025 để từ đó bám sát thực hiện. Các đơn vị liên quan tập trung xử lý các vấn đề nóng còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực của Ngành để báo cáo Quốc Hội.
Ngoài ra, Cục Tin học hóa đang thực hiện những việc rất lớn, do đó sớm xây dựng giải pháp, kế hoạch nhằm huy động thêm nguồn lực để thực hiện 4 lĩnh vực: Chính phủ điện tử; Thành phố thông minh; Chuyển đổi số và Kinh tế số.
Bên cạnh đó, Vụ CNTT cần theo dõi, thống kê đối với các doanh nghiệp CNTT, lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại địa phương;...
Cuối cùng, Bộ Trưởng Bộ TT&TT cho rằng cần chú trọng kiện toàn đội ngũ chuyên trách trong công tác Đảng; nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng./.
Theo ICTNews
Doanh nghiệp kinh doanh online hưởng lợi từ cuộc đua tăng băng thông Internet Mới đây, các nhà mạng hàng đầu của Việt Nam đã đồng loạt nâng cấp mở rộng băng thông dịch vụ Internet, giúp cho mọi hoạt động online trở nên nhanh hơn. Việt Nam là quốc gia có chất lượng hạ tầng mạng và băng thông rộng tốt nhất Đông Nam Á. Đây được ví như xa lộ và là điều kiện tiên...