Việt Nam bình dị qua góc nhìn nhiếp ảnh gia Ukraine
Là điểm đến cuối trong chuyến khám phá châu Á 210 ngày nhưng Việt Nam để lại nhiều ấn tượng và giúp Dima Gilitukha có nhiều bức ảnh đẹp nhất.
Dima Gilitukha, người Unkraine, là một nhiếp ảnh gia chuyên đăng và bán ảnh qua các trang stock rất thành công như Depositphotos. Kho ảnh của Dima là tập hợp chủ yếu ảnh trên đường du lịch cũng như trong các chuyến nghiên cứu.
Dima đã dành 210 ngày để du lịch nhiều nước châu Á, trong đó có nguyên một tháng trải nghiệm các vùng miền ở đất nước hình chữ S. Hành trang du lịch của Dima không bao giờ thiếu những chiếc máy ảnh số và phim. Anh tự gọi mình là nhiếp ảnh gia du lịch nhưng anh cũng chụp cả chân dung. Trên hình là bức ảnh một cụ bà người dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam.
“Tôi lưu lại môi trường xung quanh mình bằng cách chụp những khoảnh khắc chân thật. Đó có thể là ảnh chân dung, phong cảnh hay ảnh kiến trúc”, Dima chia sẻ.
Tháng 4/2016, khi đến Việt Nam, Dima chọn cách di chuyển từ Nam ra Bắc, trải nghiệm đời sống người dân địa phương ở các vùng miền khác nhau từ thành phố lớn như TP HCM, Cần Thơ, Hà Nội… cho đến những miền quê, vùng núi. Trong số ảnh chụp ở Việt Nam, Dima thích nhất loạt ảnh chụp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Sau TP HCM đông đúc là Dima đến với Cần Thơ, dạo chơi chợ nổi Cái Răng rồi ngược lên miền Trung tới phố cổ Hội An, thưởng thức cà phê phin trước khi đi tiếp ra Bắc.
Khi còn là sinh viên, Dima đi chợ giời và mê mẩn một chiếc máy ảnh phim nên mua về và tập tành chụp. Nhiều năm sau, khi tốt nghiệp và làm khoa học là chính nhưng nhận mình ra có thể kiếm tiền từ chụp ảnh thì anh đổi từ máy phim sang máy số và bắt đầu du lịch nhiều hơn.
Chuyến du lịch châu Á dài 210 ngày đã giúp Dima phát triển bản thân nhiều hơn, và hiểu rõ mình hơn khi rẽ sang nghề nhiếp ảnh. Việt Nam là nước cuối cùng trong chuyến đi, anh đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhiều dân tộc ở những vùng đất khác nhau.
Dima kể về quyết định đổi nghề: “6 tháng trước chuyến đi, tôi vẫn là một nhà khoa học công tác ở Đại học Kyiv nhưng rồi du lịch giúp tôi mở rộng ý thức của bản thân. Và để giấc mơ du lịch thành hiện thực tôi phải tìm nguồn thu nhập mới để giúp mình đi đây đi đó. Vì thế tôi lập tài khoản trên Depositphotos và bắt đầu bán ảnh cá nhân”.
Video đang HOT
Trong chuyến đi Việt Nam nhiếp ảnh gia Ukraine dành thời gian khám phá Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi có rất nhiều hang động lớn nhỏ có vẻ đẹp hút hồn.
Cảm nhận sau một tháng ở Việt Nam của Dima: “Việt Nam là một đất nước đẹp tuyệt vời dù khác biệt ngôn ngữ, văn hóa sống. Bất kể du khách nào tới đây cũng tìm ra điều khiến họ yêu thích như những hang động đẹp, vịnh Hạ Long, những ngôi làng nhỏ, cà phê phin, núi non hay biển đảo”.
Dima không kỳ vọng nhiều khi lên kế hoạch đến Việt Nam nhưng chuyến đi đem đến cho anh góc nhìn khác so với điều anh nghĩ. Đất nước đang phát triển, người dân tuy không quá thân thiện như dân Malaysia và Ấn Độ nhưng phong cảnh thật sự hấp dẫn với những mảng màu tươi sáng.
Một góc chợ phiên Cán Cấu, Si Ma Cai, Lào Cai, rực rỡ sắc màu cũng những bộ trang phục truyền thống của người HMông.
3 ngày cuối hành trình, Dima và bạn chạy xe máy 450 km trên vùng núi Lào Cai đến Sa Pa để được chiêm nhưỡng ruộng bậc thang nhưng anh biết mình đi sai thời điểm vì ruộng đã qua thời điểm thu hoạch đã lâu. Tuy nhiên, anh không bỏ qua phiên chợ sôi động ở Cán Cấu hội tụ rất nhiều người HMông, Dao.
Một trải nghiệm đặc biệt khác khi ở Tây Bắc, Dima và bạn từng ở nhờ nhà dân để chụp ảnh tư liệu. Họ sống trong ngôi nhà không có đèn điện và nấu bữa tối bằng bếp củi. Anh từng hỏi người mẹ trong gia đình đó, hạnh phúc có ý nghĩa gì với cô và nhận câu trả lời “Hạnh phúc của cô là mùa màng bội thu và con cái khỏe mạnh”.
Theo Dima, để chụp được nhiều ảnh hay ở Việt Nam cần phải tìm một ngôn ngữ chung với người địa phương hoặc bắt đầu xác định được biểu hiện của họ. Tất nhiên, điều đó không dễ dàng. Tuy nhiên, gương mặt của họ thể hiện nhiều hơn lời nói, đặc biệt khi gặp vấn đề khác biệt ngôn ngữ.
Chu du châu Á 210 ngày, nhiếp ảnh gia Ukraine đặc biệt "phải lòng" Việt Nam, tung bộ ảnh 3 miền non nước đẹp đến mê hoặc
VIệt Nam qua góc nhìn của một du khách mới đặt chân đến lần đầu khiến ai cũng phải thốt lên "quá xinh đẹp".
Dima Gilitukha, người Ukraine, là một nhiếp ảnh gia thành công khi kết hợp nền tảng kiến thức khoa học của mình với những chuyến thám hiểm dài ngày đến các quốc gia còn khá mới và độc đáo trên "bản đồ du lịch". Loạt ảnh thuộc một phần trong nghiên cứu của Dima về cháy rừng đã từng khiến anh trở thành một trong những nhiếp ảnh gia có tiếng trên Depositphotos - Ngân hàng ảnh phát triển nhanh nhất thế giới có trụ sở tại New York, Mỹ.
Dima từng chu du châu Á trong suốt 210 ngày và dành đúng 1 tháng trải nghiệm Việt Nam. Chia sẻ về ấn tượng khi tới thăm Việt Nam, Dima đã khiến người xem được chiêm ngưỡng một đất nước xinh đẹp với cảnh sắc hùng vĩ, con người thân thiện và nụ cười lao động vô cùng tích cực qua từng bức ảnh mình chụp.
Dima nói anh đi dọc mảnh đất hình chữ S từ Nam ra Bắc và dành thời gian ít ỏi của mình để tìm hiểu thật nhiều về các dân tộc anh em tại đây - nét văn hoá hiếm có trên thế giới. Những cái tên thành phố nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ... Dima đều đã được dịp ghé qua.
Lục lại ký ức, anh nói mình bắt đầu chuyến đi tại một ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Cần Thơ, nằm dọc đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này được biết đến với các làng nổi và chợ Cái Răng nổi tiếng thế giới.
Tiếp sau đó, anh xuôi lên phía Bắc, tới một thị trấn cổ kính - Hội An, nơi anh dành ít ngày thư giãn và thưởng thức cà phê được pha cùng sữa đặc của Việt Nam. Thị trấn nhỏ và ấm cúng này mê hoặc du khách bởi bầu không khí thân thiện. Những con phố nhỏ hẹp được trang trí bằng đèn lồng với màu sắc tươi vui. Tại đây, bạn sẽ được nghe nhạc acoustic thư giãn ở mọi ngóc ngách.
Trên đường đi, anh cũng có cơ hội ghé thăm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nơi có hang Sơn Đoòng được mệnh danh là hang động lớn nhất thế giới. Hàng chục hang động lớn nhỏ, những đường hầm dưới lòng đất đầy kỳ bí sẽ khiến du khách kinh ngạc với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ hiếm có.
Điểm dừng chân kế tiếp của anh chàng nhiếp ảnh là Đảo Cát Bà, Vịnh Hạ Long. Khu vực này là một trong những kỳ quan thiên nhiên được UNESCO công nhận và bảo vệ. Dima miêu tả Vịnh Hạ Long của Việt Nam "đẹp như tranh vẽ" với núi đá đứng sừng sững giữa biển trời bao la. Du khách tới đây được trải nghiệm hoạt động chèo thuyền, bơi ở những bãi biển nhỏ giữa vịnh và nếm thử món cá tươi do ngư dân địa phương đánh bắt được.
Kết thúc những ngày rong ruổi ở các vùng quê yên bình, Dima ra tới thủ đô Hà Nội. Anh nói, dân Hà Nội dậy rất sớm và có thói quen tập thể dục buổi sáng. Dima khen ngợi hạ tầng du lịch của Việt Nam, mọi thứ đều rất dễ dàng kể cả cho những người mới lần đầu tới đây, từ đi lại đến ăn uống, đặc biệt chi phí thì vô cùng tiết kiệm.
Sau đó, anh chàng nhiếp ảnh tiếp tục chuyến hành trình của mình ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có Sapa. Anh gặp và trò chuyện với tộc người Hmong sinh sống tại đây. Mỗi tháng một lần, trong phiên chợ thứ Bảy, các dân tộc sẽ cùng tụ họp lại để trao đổi hàng hoá và thông tin.
Giao tiếp với người dân địa phương là một thử thách đối với Dima do họ không thạo tiếng Anh. Tuy nhiên ở đây càng lâu, anh nhận ra nét mặt của người Việt Nam rất thẳng thắn và bộc trực, điều này giúp anh kha khá trong việc giao tiếp và trao đổi với người bản địa.
Những bức ảnh tại Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những bức ảnh yêu thích của Dima: "Hãy nhìn những đứa trẻ này. Họ lớn lên ở một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới, thế mà nhiều người trong số họ chưa từng đặt chân lên đất liền đâu. Mỗi ngày, họ tắm trong nước lạnh và tận hưởng cuộc sống! Tôi cũng bị cuốn hút bởi tấm lòng luôn hướng về cội nguồn của họ, họ đề cao giá trị cộng đồng và coi trọng việc lưu giữ nét đẹp truyền thống".
Nhiếp ảnh gia mạo hiểm săn hình trên vách đá Simon Carter thích chụp những người mạo hiểm chinh phục các vách đá cheo leo ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Simon Carter người Canberra, Australia, từng được tạp chí Men's Journal (Mỹ) vinh danh là một trong những nhiếp ảnh gia phiêu lưu mạo hiểm nhất thế giới và tạp chí Rock and Ice (Mỹ) mô tả là "nhiếp...