Việt Nam – Ả rập Xê út: Thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất, sâu rộng
Chiều ngày 7/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả rập Xê út đã chủ trì Phiên họp toàn thể Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả rập Xê út về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ theo hình thức trực tuyến.
Kỳ họp lần này là dịp để hai bên rà soát lại tình hình hợp tác trên các lĩnh vực, trao đổi bàn bạc để cùng tìm ra giải pháp, những bước đi thiết thực và hiệu quả cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương.
Kết thúc Phiên họp toàn thể, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, (tại điểm cầu Hà Nội) và Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út (tại điểm cầu Riyalh) đã cùng nhau ký Biên bản Kỳ họp kết thúc tốt đẹp Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ả rập Xê út.
Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại phát triển tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng nhanh và đạt mức cao mức nhất 1,87 tỷ USD vào năm 2014; sau đó giảm xuống và đến năm 2017 đã tăng trở lại đạt mức 1,7 tỷ USD; năm 2018 đạt trên 1,8 tỷ USD và năm 2020 đạt 1,6 tỷ USD. Trong cán cân ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam luôn nhập siêu từ Ả rập Xê út. Nguyên nhân chính là Việt Nam nhập khẩu với trị giá và số lượng lớn các mặt hàng mà Ả rập Xê út có thế mạnh, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào như chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, để phục vụ nhu cầu sản xuất ở trong nước.
Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương), cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính chất bổ sung lẫn nhau. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này gồm có điện thoại di động, sản phẩm dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ… Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, phân bón các loại…
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại phiên họp
Mặc dù đạt kết quả nổi bật, song theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, hợp tác giữa hai bên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của mỗi bên, như đầu tư trực tiếp của Ả rập Xê út vào Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế, việc triển khai một số bản ghi nhớ đã ký còn chậm, đàm phán ký kết một số văn kiện hợp tác chưa tiến triển…
Trong thời gian qua, cấp kỹ thuật của hai bên đã làm việc tích cực trên tinh thần xây dựng, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau để thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác theo các lĩnh vực chuyên ngành; đồng thời đề xuất, đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ả rập Xê út .
Để thúc đẩy hợp tác song phương hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới, tại kỳ họp, hai bên đã thảo luận một số nội dung tháo gỡ khó khăn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, như đề nghị Ả rập Xê út quan tâm, thúc đẩy phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xem xét bổ sung thêm các doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách được xuất khẩu thủy sản vào Ả rập Xê út, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế; tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi đoàn giữa hai bên.
Đặc biệt, hai bên sẽ tăng cường thúc đẩy đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu theo đúng nhu cầu và thế mạnh của nhau.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng bày tỏ mong muốn Ả rập Xê út sẽ trở thành cầu nối để Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực Trung Đông. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp Ả rập Xê út đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, nhất là các lĩnh vực như năng lượng, điện, dầu khí, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất, sâu rộng trong các lĩnh vực, như: quốc phòng an ninh, lao động, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, thông tin truyền thông …
Kết thúc Kỳ họp, hai bên nhất trí Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp sẽ được tổ chức vào năm 2023 tại Ả rập Xê út.
Quy hoạch điện VIII sẽ đưa ra 3 nhóm cơ chế và 11 giải pháp quan trọng
Bên cạnh đó, tính mở và linh hoạt sẽ là những điểm mới của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) so với các Quy hoạch trước đó.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 31/3/2021
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến một số băn khoăn đối với Quy hoạch điện VIII tại buổi Họp báo Thường kỳ Chính phủ tháng 3/2021, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định Quy hoạch điện VIII trước khi được Bộ Công Thương ký trình Thủ tướng Chính phủ đã được lấy ý kiến rộng rãi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ban, ngành, các cơ quan đơn vị liên quan. Đồng thời Bộ Công Thương đã đăng tải toàn bộ Dự thảo Quy hoạch điện VIII trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng.
Sau khi nhận được đầy đủ các ý kiến góp ý, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Đề án Quy hoạch điện VIII. Toàn bộ nội dung chính tiếp thu và giải trình của Bộ Công Thương đã được tăng tải trên Cổng thông tin điện tử vào ngày 17/3/2021 theo quy định.
Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII , do Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 gồm có 30 thành viên (3 ủy viên phản biện và 27 thành viên đến từ các Bộ, ngành), trong đó Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định đã tổ chức 2 buổi thẩm định do Chủ tich Hội đồng chủ trì.
Tại buổi họp lần thứ 2 với sự tham dự của 26 thành viên, các thành viên đã nhất trí thông qua toàn bộ các nội dung của Quy hoạch điện VIII với số phiếu 26/26 (đạt 100%).
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII được xây dựng bài bản, công phu và đã đạt được nhiều kết quả. Phương án phát triển điện lực đáp ứng được các tiêu chí đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như nhiều chỉ đạo quan trọng khác của Đảng và Chính phủ và đưa ra 3 nhóm cơ chế và 11 giải pháp trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những lần xây dựng Quy hoạch điện quốc gia giai đoạn trước để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai.
"Cơ cấu nguồn điện sẽ được phát triển theo hướng đa đạng hơn, dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo với cơ cấu và sự phân bố hợp lý hơn giữa từng khu vực, từng miền, không phụ thuộc vào bất kỳ một loại hình nguồn điện nào, đồng thời hạn chế tối đa việc phát triển các nguồn điện gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc chống lại các nguy cơ gây biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Tính mở và linh hoạt của Quy hoạch điện VIII cũng sẽ là những điểm mới trong cách thức tiếp cận xây dựng Đề án lần này. Yếu tố mở và linh hoạt vừa là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ khi giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch cho Bộ Công Thương vừa là sự tiếp thu những ý kiến đóng góp cũng như từ thực tiễn của quá trình xây dựng và triển khai Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.
Do đó, quy hoạch điện VIII chỉ đưa ra danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện, trong đó tập trung xem xét trong giai đoạn quy hoạch 2021-2030, nhưng có định hướng đến năm 2045.
Riêng đối với năng lượng tái tạo, năng lượng mới, Quy hoạch điện VIII chỉ đưa ra tổng công suất dự kiến phát triển thêm và phân bố không gian theo vùng, địa phương, không đưa tên các dự án cụ thể. Quá trình lựa chọn danh mục các dự án cụ thể sau này sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương rà soát, nghiên cứu đưa vào Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
"Sau khi Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII được duyệt, quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư phát triển dự án sẽ tuân thủ theo các quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu đảm bảo tính công khai, minh bạch", Người phát ngôn Bộ Công Thương khẳng định.
Chạy trên đường cao tốc Việt Nam - EU bằng thương mại điện tử Bộ Công Thương vừa phối hợp với Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức Lễ ra mắt chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử diễn ra cuối tuần trước. Đây được cho là...