Việt-Mỹ hợp tác chiến lược làm thay đổi cục diện địa-chính trị Đông Á?
Theo báo HK, Mỹ coi Việt Nam là điểm tựa chiến lược quay trở lại Đông Á, ngăn chặn TQ trỗi dậy, trong khi Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ.
Ngày 2 tháng 10 năm 2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tờ “Tin tức bình luận Trung Quốc” Hồng Kông ngày 12 tháng 10 có bài viết cho rằng, gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp gỡ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đã chính thức thông báo với Việt Nam rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đang áp dụng biện pháp “cho phép trong tương lai chuyển nhượng cho Việt Nam các hàng hóa quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải”.
Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cảnh báo sớm va năng lực an ninh trên biển. Theo bài báo, hành động này cho thấy, Mỹ đang hủy bỏ lệnh cấm tiêu thụ vũ khí đối với Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, hành động này hoan toan không phai nhằm vào Trung Quốc.
Nhưng trên thực tế, chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ đã được đưa ra trong tình hình Trung Quốc không ngừng trỗi dậy, hoạt động và các biện pháp của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều coi Trung Quốc là mục tiêu công khai hoặc tiềm tàng. Đặc biệt là trên phương diện viện trợ quân sự va vũ khí đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, càng nhằm vào Trung Quốc.
Xem xét về địa-chiến lược, bài báo xuyên tạc cho rằng, Mỹ tích cực tận dụng ưu thế địa lý tiếp giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc và sự lo ngại ngày càng lớn của Việt Nam đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, coi Việt Nam là một điểm tựa chiến lược quay trở lại Đông Á, đưa Việt Nam vào trong chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn Bloomberg cho rằng, Trung Quốc có thể giấu kho vũ khí dưới lòng đất ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trong khi đó, bài báo suy đoán, Việt Nam hy vọng dựa vào sức mạnh của Mỹ, tăng cường thực lực và con bài mặc cả trên phương diện bảo vệ chủ quyền lãnh hải và phát huy vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Sự gặp nhau về chiến lược này đã cấu thành động lực chủ yếu để quan hai nước Việt-Mỹ có được phát triển mang tính thực chất trong những năm gần đây.
Theo bài báo, sự xích lại nhanh chóng của quan hệ Việt-Mỹ không tách rời sự tranh thủ tích cực của Việt Nam. Những năm gần đây, đối đầu và xung đột xoay quanh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung-Việt ngày càng gay gắt (do tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc gây ra), thậm chí đã phát triển thành “giao tranh” trực tiếp trên biển, ở Việt Nam cũng đã nổ ra “làn sóng chống Trung Quốc”.
Bài báo tiếp tục suy diễn: Mặc dù hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều đã áp dụng các biện pháp nhất định, đặc biệt là Việt Nam đã tích cực khắc phục quan hệ xấu đi, nhưng về chiến lược, Việt Nam lại ngày càng rời xa Trung Quốc, tăng cường quan hệ chiến lược với các nước lớn ngoài khu vực vì tham vọng Trung Quốc quá đáng lo ngại.
Báo Hồng Kông cho rằng, Việt Nam thân thiện với Mỹ có mặt đề phòng sự trỗi dậy của Trung Quốc, tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ, “cùng chung chí hướng” với Mỹ, nhưng Việt Nam cũng không sẵn sàng trở thành quân cờ của Mỹ.
Trung Quốc đang tập trung xây dựng căn cứ hải không quân ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
Đối với Việt Nam, kinh tế là trọng điểm trong ngoại giao của họ, tăng cường quan hệ với các nền kinh tế chủ yếu của thế giới trở thành trục chính của ngoại giao Việt Nam những năm gần đây.
Do sự phá hoại nghiêm trọng của nhiều năm chiến tranh, chính sách yếu và tình hình quốc tế khó khăn, kinh tế Việt Nam có giai đoạn khó khăn. Bài báo nghĩ rằng, dưới sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và cái gọi là “của Trung Quốc”, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, kinh tế Việt Nam bắt đầu từng bước khôi phục, mãi đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam đã đạt 7,5%.
Là láng giềng và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam (do Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988… gây ra). Để tránh lợi ích lãnh thổ bị “ép” bởi lợi ích kinh tế, Việt Nam “khát vọng” tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khác.
Video đang HOT
Bài báo cho rằng, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, Mỹ trở thành sự lựa chọn đầu tiên của Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu của địa-chiến lược, Việt Nam hy vọng dựa vào sức mạnh của Mỹ để chống lại Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, trong khi đó Mỹ lại có thể dự định tận dụng Việt Nam tiếp tục củng cố “chiến lược tái cân bằng” châu Á-Thái Bình Dương của họ, cải thiện và nâng cao quan hệ đồng minh của Mỹ ở khu vực này. Trong khi đó, trên phương diện hợp tác an ninh, Mỹ-Việt xích lại càng gần. Mỹ ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc.
Vụ hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là một cuộc tập dượt quy mô lớn của Trung Quốc cho các hành động mang tính xâm lược, ăn cướp nguy hiểm hơn trong tương lai?
Mặc dù quan hệ hai nước Việt-Mỹ tiếp tục ấm lên, nhưng quan hệ đối tác toàn diện hai nước cũng đối mặt với các thách thức, do hai nước Việt-Mỹ tồn tại sự khác biệt lâu dài về ý thức hệ, sự khác nhau về chế độ chính trị và ý thức hệ làm cho hai nước Việt-Mỹ tồn tại vấn đề thiếu lòng tin, có khoảng cách tương đối lớn trong xử lý một số vấn đề, rất khó hình thành đối tác chiến lược thực sự bình đẳng.
Việt-Mỹ xây dựng quan hệ đối tác toàn diện hoàn toàn không có nghĩa là Việt Nam ngả vào lòng Mỹ, trở thành một quân cờ kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Tất cả các nước bình thường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không có nước nào không muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với Mỹ, cũng không có nước nào sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Đặc biệt là một số quốc gia Đông Nam Á thực hiện ngoại giao cân bằng giữa các “nước lớn” Trung Quốc và Mỹ, tạo được mọi thuận lợi để đạt được lợi ích thực tế nhiều hơn. Nhưng, cùng với quan hệ chiến lược Việt-Mỹ không ngừng mạnh lên, cục diện địa-chiến lược Đông Á cũng sẽ có sự thay đổi mới.
Báo của TQ từ suy nghĩ đó đã đưa ra tư vấn cho Bắc Kinh rằng: “Trung Quốc cần cảnh giác cao về mặt chiến lược, tranh thủ giảm khả năng tác động gây ra từ sự thay đổi địa-chiến lược này tới mức tối thiểu”.
Ngay khi lên nắm quyền lực cao nhất ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã 2 lần đến Hạm đội Nam Hải, thăm làng chài để hô hào cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc” ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đặc biệt ưu tiên triển khai vũ khí trang bị mới nhất ở Biển Đông, tăng cường các cuộc tập trận quy mô lớn và có tính chất liên hợp giữa các hạm đội lớn, các quân binh chủng, thực hiện chỉ thị “có thể đánh và đánh thắng” của ông Tập Cận Bình… Đây là những động thái cần hết sức cảnh giác.
(Theo Giáo Dục)
Việt Mỹ: củng cố lòng tin vì lợi ích chung
Lòng tin được củng cố và vì lợi ích chung là nhận định của một số chuyên gia, sau khi Mỹ cho phép bán các thiết bị quốc phòng, gồm vũ khí sát thương, vì mục đích an ninh hàng hải cho Việt Nam.
Chỉ huy tàu khu trục USS John S. McCain (Mỹ) giao lưu với đại diện Vùng 3 hải quân Việt Nam nhân dịp ghé thăm Đà Nẵng năm 2012 - Ảnh: Đăng Nam
Chỉ huy tàu khu trục USS John S. McCain (Mỹ) giao lưu với đại diện Vùng 3 hải quân Việt Nam nhân dịp ghé thăm Đà Nẵng năm 2012 - Ảnh: Đăng Nam Các quan chức Mỹ và giới chuyên gia nhận định việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ giúp cải thiện đáng kể quan hệ an ninh, quốc phòng và chính trị song phương.
Sáng 3-10 (giờ Việt Nam), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki thông báo trong cuộc hội đàm với Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ "đã cho phép chuyển giao các thiết bị quốc phòng, bao gồm vũ khí sát thương, vì mục đích đảm bảo an ninh hàng hải cho Việt Nam".
Lệnh cấm bán các loại vũ khí sát thương khác, ví dụ như xe tăng, vẫn có hiệu lực cho đến khi Mỹ và Việt Nam giải quyết được những vướng mắc, bất đồng còn tồn đọng.
"Chính sách này hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện năng lực giám sát và đảm bảo an ninh hàng hải" - người phát ngôn Psaki nhấn mạnh.
AFP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết mọi loại khí tài có thể cung cấp cho Việt Nam đều mang tính chất phòng thủ. "Chúng tôi không đụng đến những hệ thống gây bất ổn. Các loại khí tài có thể bán cho Việt Nam sẽ không làm thay đổi thế cân bằng khu vực" - quan chức này quả quyết.
Đảm bảo an ninh hàng hải
"Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ"
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc hội đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua là "phi thường". "Việt Nam đã trở thành một quốc gia hiện đại và là đối tác quan trọng của Mỹ" - ông Kerry nhấn mạnh. Trong cuộc hội đàm, ông Kerry và ông Phạm Bình Minh cũng kêu gọi hai nước sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thảo luận các diễn biến trên biển Đông. Ông Kerry cho rằng các nước khu vực cần tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), không thực hiện các hành động có thể làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn.
Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhận định tuyên bố của Mỹ đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt theo thỏa thuận đối tác toàn diện ký kết năm 2013.
"Việt Nam rất cần cải thiện năng lực giám sát và đảm bảo an ninh hàng hải, Mỹ có đầy đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam" - giáo sư Thayer khẳng định.
Trên thực tế, lệnh cấm bán vũ khí sát thương luôn là một vướng mắc trong quan hệ hai nước nhiều năm qua.
"Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự tin cậy lẫn nhau mang tầm chiến lược giữa Washington và Hà Nội đang ngày càng gia tăng. Sự kiện này không chỉ giúp tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam, mà cả quan hệ chính trị hai nước" - giáo sư Thayer tin tưởng.
Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương "là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng, giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong tương lai".
Trong cuộc hội đàm với Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Kerry giải thích Washington đưa ra quyết định trên vì Việt Nam đã có những "bước đi tích cực" trong việc cải thiện nhân quyền.
Theo tuyên bố của người phát ngôn Psaki, việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hoàn toàn không nhằm mục đích "chống Trung Quốc" như giới truyền thông đánh giá.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khu vực biển Đông thiếu năng lực đảm bảo an ninh hàng hải. "Đây là một nhu cầu đặc thù của khu vực. Chúng tôi muốn hỗ trợ Việt Nam tham gia các sáng kiến an ninh hàng hải trong khu vực" - quan chức này nhấn mạnh.
Lực lượng hải quân hai nước Việt - Mỹ cùng tham gia diễn tập chống cháy nổ trên tàu John. S. McCain tại cảng Tiên Sa Lớn, Đà Nẵng - Ảnh: Đăng Nam
Lực lượng hải quân hai nước Việt - Mỹ cùng tham gia diễn tập chống cháy nổ trên tàu John. S. McCain tại cảng Tiên Sa Lớn, Đà Nẵng - Ảnh: Đăng Nam Máy bay tuần tra và trực thăng
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hiện Việt Nam vẫn chưa có yêu cầu cụ thể nào về việc mua khí tài từ Mỹ. Washington sẽ xem xét việc bán vũ khí cho Việt Nam theo nguyên tắc từng trường hợp cụ thể.
Trước đó, Reuters dẫn các nguồn tin từ Mỹ tiết lộ Washington có thể sẽ bán cho Việt Nam máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin. Giáo sư Thayer cho biết P-3 Orion là loại máy bay tuần tra đáng tin cậy và thường xuyên được nâng cấp nên chất lượng rất cao.
"Hiện Mỹ đang thay thế máy bay P-3 Orion bằng loại P-8 Poseidon của Boeing, do đó mức giá P-3 Orion có thể sẽ giảm. Nhiều khả năng loại máy bay này khi bán sang Việt Nam sẽ không có vũ khí chống tàu và tàu ngầm. Tuy nhiên P-3 Orion sẽ cải thiện đáng kể năng lực tuần tra hàng hải của Việt Nam, bởi loại máy bay này có khả năng giám sát trên diện tích rộng hơn rất nhiều so với bất kỳ máy bay tuần tra nào khác Việt Nam đang sở hữu" - giáo sư Thayer cho biết.
Các quan chức Mỹ cũng cho biết Việt Nam có thể sẽ được mua các loại máy bay khác như P-8 của Boeing hay A-29 Super Tucano hoặc máy bay trực thăng để tuần tra hàng hải.
Ngoài ra, Việt Nam còn có thể mua một số tàu thuyền tuần tra. Việc mua các loại thiết bị nào sẽ phụ thuộc vào đối thoại giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như việc Việt Nam đánh giá nhu cầu an ninh hàng hải của mình, đặc biệt là về lực lượng cảnh sát biển. Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam cũng cần quan tâm tới các hệ thống rađa giám sát hàng hải.
"Kể cả nếu Việt Nam không mua sắm các loại khí tài hiện đại thì mối quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt cũng sẽ mở rộng tới các lĩnh vực như bảo dưỡng thiết bị, cung cấp phụ tùng, đào tạo huấn luyện..." - giáo sư Thayer nhận định.
Ông tiết lộ theo một số nguồn tin riêng của ông từ Washington, Mỹ đã tăng ngân sách cho chương trình bán thiết bị quân sự nước ngoài (FMS), qua đó sẽ hỗ trợ Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng cần thiết.
Lòng tin và lợi ích chung
Đó là bình luận của thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG - nguyên viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an - trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ông Cương nói: Động thái của phía Hoa Kỳ cho chúng ta thấy ba điều:
Thứ nhất, trước đây Mỹ đưa ra lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung phản ánh tình hình quan hệ của hai nước lúc đó, nhưng hiện nay rõ ràng Việt Nam không phải là kẻ thù của Mỹ và người Mỹ nhận thức rõ điều này.
Thứ hai, trong bối cảnh quốc tế hiện tại, Mỹ và Việt Nam dù chưa phải là đồng minh, liên minh nhưng giữa hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chỉ có những quốc gia như vậy thì Hoa Kỳ mới gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Thứ ba, nói gì thì nói, tôi nghĩ thông điệp gián tiếp ở đây là hai nước có mối thách thức chung, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mang lại lợi ích cho đôi bên.
Động thái trên cũng phản ánh hai điều rất rõ: Thứ nhất, lòng tin giữa đôi bên được củng cố. Thứ hai, hai bên tồn tại lợi ích chung.
* Có ý kiến cho rằng tại thời điểm này Việt Nam không có nhiều nhu cầu mua vũ khí sát thương của Mỹ. Tuyên bố gỡ bỏ một phần lệnh cấm sẽ mang ý nghĩa ngoại giao nhiều hơn, ông nghĩ sao?
- Người nào nghĩ như vậy thì chắc họ không nhận thức hết được những nguy cơ, đe dọa đối với an ninh quốc gia, thách thức đối với độc lập chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta rất cần vũ khí phòng thủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, vấn đề là chúng ta không có nhiều tiền để mua sắm những gì chúng ta muốn.
Hiện chúng ta có nhu cầu rất lớn trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ trên biển với các trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vì vậy tôi tin chắc Việt Nam sẽ ưu tiên mua sắm những gì phù hợp với điều kiện của mình.
Lâu nay, chúng ta mua nhiều vũ khí, trang bị của Nga, nhưng chắc chắn nếu đa dạng hóa được trang thiết bị, vũ khí từ cả Hoa Kỳ thì sẽ tốt hơn.
Vũ khí của Nga và của Mỹ có tính năng, tác dụng khác nhau, ưu thế khác nhau, nếu chúng ta có cả hai thì sẽ tốt hơn, đó là chưa kể trong một số trường hợp vũ khí sát thương trên biển của Mỹ còn có ưu thế hơn của Nga.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ sẽ giúp đỡ Việt Nam tuần tra và tự vệ trên biển Đông Ria Novosti bình luận, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. CNN ngày 2/10 đưa tin, Mỹ sẽ giảm bớt một số hạn chế về mua bán vũ khí sát thương cho Việt Nam,...