Việt – Mỹ cùng hành động để bảo vệ động vật hoang dã
Kỷ niệm 20 năm bình thướng hóa quan hệ ngoại giao, Mỹ và Việt Nam đã khởi đởi động một chiến dịch mang tên “Chương trình cùng hành động tạo sự thay đổi” (OGC) nhằm chấm dứt các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là sừng tê giác.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát (thứ 2 từ trái sang), Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến (thứ 2 từ phải sang) cùng các đại biểu tham gia thảo luận tại sự kiện
Buổi lễ được tổ chức tại Đại học Dược ở Hà Nội vào sáng nay 3/3, đúng Ngày Thế giới Động vật hoang dã.
Tham dự buổi lễ có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, các thành viên cộng đồng ngoại giao tại Hà Nội, các đối tác và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế như Freeland, LoveFrankie, One More Generation…
Chương trình cùng hành động tạo sự thay đổi (Operation Game Change – OGC) là một liên minh nhằm mục đích giảm bớt tội ác đối với động vật hoang dã. Mục đích của OGC là nâng cao nhận thức cho công chúng, làm giảm nhu cầu mua các sản phẩm từ động vật hoang dã, đồng thời cải thiện quan hệ song phương về an ninh và môi trường.
“OGC” sẽ kết nối chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, học sinh, sinh viên và những người nổi tiếng của Việt Nam, Mỹ và Nam Phi cùng hành động để ngăn chạn nạn buôn bán trái phép sừng tê giác, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người ngừng mua bán tất cả các loài đang bị đe doạ.
Việc khởi động OGC đánh dấu một mốc trọng đại trong, chống lại mối đe doạ mới toàn cầu, tội ác đối với động vật hoang dã, và cụ thể là nạn buôn bán sừng tê giác. Sự kiện cũng đánh dấu kỷ niệm 20 bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ và sự hợp tác tiếp tục của hai nước nhằm chấm dứt nạn buôn bán động hoang dã trong khu vực và trên toàn thế giới
Được tài trợ bởi Bộ ngoại giao Mỹ, OGC sẽ bổ sung và mỏ rộng các hoạt động của chương trình Châu Á hành động trước nạn buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chung (ARREST), được tài trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Mục tiêu của chương trình ARREST là nhằm giảm xu hướng tiêu thụ và buôn bán các loài động vật đang bị đe dọa tại châu Á, trong đó có Việt Nam.
OGC được thực hiện trên cơ sở sự phối hợp của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, gồm phái đoàn ngoại giao Mỹ và Việt Nam, Cục bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), Freeland, LoveFrankie, các nhóm cộng đồng và thanh niên và các khối doanh nghiệp tư nhân. Cùng các đối tác này, OGC sẽ có tác hoạt động mang tính tiếp cận để thay đổi nhận thức của hàng triệu người dân Việt Nam trong những tháng tới đây.
OGC được phát động trong bối cảnh thế giới đã mất đi 52% sự đa dạng sinh học trong vòng 40 năm qua. Một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự mất máy này là do nạn buôn bán bất hợp pháp xuyên quốc gia các loài động vật hoang dã đang có nguyên cơ tuyệt chủng. Nạn buôn bán động vật hoang dã hiện nay đã trở thành một ngành nghề trị giá nhiều tỷ USD.
Các vị khách tham dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm
Video đang HOT
Chính nhu cầu sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã ngày càng tăng đã kéo theo sự gia tăng của nạn săn trộm, kết quả là sự suy giảm đáng báo động về số lượng loài trên thế giới, đặc biệt là các loài mang tính biểu tượng như tê giác, voi và hổ Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam là 3 nước tiêu thụ các sản phẩm từ nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã hàng đầu thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Mỹ Ted Osius cho hay bảo vệ động vật hoang dã là điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn dành sự quan tâm sâu sắc và ông cũng vậy. Ông Osius nói rằng thế hệ hôm nay phải để lại cho con cháu mai sau một thế giới tự nhiên phong phú và đa dạng như mọi người được hưởng ngày hôm nay. Tuy nhiên, sự bùng nổ của nạn buôn bán động hoang dã đang đe dọa tương lai này.
Đại sứ Osius nói rằng đó là lý do để mọi người có mặt để khởi động Chương trình cùng hành động tạo sự thay đổi. OGC sẽ nhằm nâng cao sự nhận thức của cộng đồng và giảm nhu cầu về động vật hoang dã bất hợp pháp. Chiến dịch này sẽ được tiến hành nhằm tạo ra thay đổi tích cực đối với hàng triệu người Việt Nam.
Tham dự sự kiện, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát nói ông hoan nghênh sáng kiến của chính phủ Mỹ cùng các tổ chức liên quan về việc phát động chiến dịch OGC. Chương trình là một nỗ lực tiếp sức cho cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và các loài động vật hoang dã.
“Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc bảo vệ các loài động vật hoang dã và luật pháp Việt Nam đã thể hiện điều đó. Nhận thức về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam đã được nâng cao, trong đó việc buôn bán, sử dụng sừng tê giác đã giảm đi. Đó là những thành công bước đầu, nhưng cuộc đấu tranh cần được tiếp tục với nỗ lực cao hơn nữa để đem lại một thế giới tự nhiên tốt đẹp cho con em chúng ta mai sau”, ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Chiến dịch OGC sẽ kết thúc bằng một sự kiện lớn miễn phí dành cho công chúng tại Hà Nội đúng vào ngày Ngày Tê giác Thế giới 22/9 tới.
An Bình
Theo Dantri
Việt - Mỹ: Ai hiểu ai?
Đại sứ VN tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh dành riêng cho VietNamNet cuộc phỏng vấn sau khi trình quốc thư lên Tổng thống Obama, thẳng thắn trao đổi về quan hệ hai nước ở thời điểm ý nghĩa: tròn 20 năm bình thường hoá quan hệ.
20 năm bình thường hóa quan hệ, từ cựu thù trở thành đối tác toàn diện, VN và Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành đối tác quan trọng của nhau trong khu vực. Có nhận định rằng, tuy không phải là đối tác chiến lược của VN, nhưng Hoa Kỳ lại là nước có tầm ảnh hưởng toàn cầu lớn nhất, quan hệ giữa VN với Hoa Kỳ có tầm quan trọng vượt qua cả khuôn khổ đối tác chiến lược. Đại sứ suy nghĩ thế nào về nhận định này?
Tôi hoàn toàn chia sẻ và nhất trí với ý kiến cho rằng đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ là khuôn khổ quan hệ thực sự mang tầm chiến lược. Điều này nằm ở chính các nguyên tắc điều chỉnh và nội hàm quan hệ đối tác toàn diện, mang tính chất chiến lược, toàn diện và lâu dài, dựa trên sự song trùng về lợi ích, vì lợi ích của mỗi nước và của chung khu vực.
VN đã xác lập khuôn khổ quan hệ lâu dài, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 nước uỷ viên thường trực HĐBA LHQ. Việc Hoa Kỳ là một quốc gia có tầm ảnh hưởng hưởng toàn cầu lớn nhất, đương nhiên cũng làm cho mối quan hệ này càng có ý nghĩa.
Đại sứ Phạm Quang Vinh và gia đình buổi trình quốc thư lên Tổng thống Obama
Để thấy rõ tính chiến lược của mối quan hệ, tôi muốn nhấn mạnh thêm mấy điểm sau. Thứ nhất, khuôn khổ đối tác toàn diện đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ, trong đó, ngoài Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh việc tôn trọng thể chế chính trị và độc lập chủ quyền của nhau - tôi cho đây là cơ sở của mọi cơ sở để thúc đẩy hợp tác và xây dựng lòng tin.
Thứ hai, phạm vi và nội hàm các trụ cột hợp tác thực sự mang tính toàn diện và chiến lược sâu sắc, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, đến khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân, đến quốc phòng, an ninh, khắc phục hậu quả chiến tranh và các lĩnh vực khác.
Thứ ba, hai bên thừa nhận những sự khác biệt, bao gồm cả về vấn đề dân chủ nhân quyền, nhưng sẽ hợp tác và đối thoại một cách thẳng thắn, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Thứ tư, vượt ra khỏi khuôn khổ song phương, hai bên khẳng định tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, bao gồm ASEAN, ARF, EAS, APEC... vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
Câu chuyện từ cựu thù trở thành đối tác rồi đối tác toàn diện đã khái quát mô tả một chặng đường lịch sử bốn thập kỷ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đó là một bước tiến vượt bậc mà như Ngoại trưởng John Kerry từng nói: Ngay cả người trong cuộc cũng khó mà có thể hình dung được.
Tuy nhiên, đây không phải là chặng đường bằng phẳng. Có những lúc người ta đã tưởng rằng những hội chứng chiến tranh và định kiến từ hai phía khó mà có thể vượt qua được.
Đã phải mất hai thập kỷ để bình thường hóa quan hệ và phải cần tới hai thập kỷ tiếp theo để xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện. Vì vậy, điều đạt được là rất quan trọng và là khuôn khổ để quan hệ hai bên phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong các thập kỷ tới.
Biết mình, biết người
Nhìn từ 20 năm bình thường hóa quan hệ, theo Đại sứ, VN hiểu về Hoa Kỳ nhiều hơn hay Hoa Kỳ hiểu VN nhiều hơn? Hai bên thực sự đã hiểu nhau, nếu cắt nghĩa sự hiểu không phải trong phạm vi tầng quan hệ chính trị, ngoại giao mang tính chiến lược, mà là đất nước, từng người dân, doanh nghiệp của mỗi bên, để qua đó có thể biết được hai bên trông chờ gì từ nhau? Như nước láng giềng TQ của ta đã coi Hoa Kỳ là đối tượng nghiên cứu lớn của họ bài bản, rất hệ thống. Ông, trong vai trò Đại sứ, sẽ làm gì để Hoa Kỳ hiểu VN hơn và ngược lại?
Nói đến hiểu biết nhau, tức là để biết, hiểu và ứng xử thế nào với nhau, chắc khó có thể gói gọn được trong một câu trả lời, vì nội hàm của điều này rất rộng, đa diện, đa chiều, đa đối tượng.
Việc hai nước từ hai bán cầu xa xôi, một đang phát triển, một giàu mạnh nhất toàn cầu, lại có chế độ chính trị xã hội khác nhau, mà lại trở thành đối tác toàn diện, mang tính chiến lược và gần như vậy, thì chắc chắn là phải hiểu và biết nhau rồi.
Ở đây có yếu tố lịch sử, có vị trí chiến lược của mỗi bên, có sự song trùng về lợi ích của cả hai bên và sự tôn trọng lẫn nhau. Khuôn khổ đối tác toàn diện đã thể hiện điều đó.
Từ cựu thù để trở thành đối tác toàn diện, hai nước đã đã đạt được những bước tiến vượt bậc, kể cả vượt qua những hội chứng chiến tranh và những định kiến vốn có từ hai phía.
Đó là chặng đường lịch sử khó khăn, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, và như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry đã trao đổi: Chưa từng thấy có hai nước nào làm việc cật lực hơn, để vượt qua những khó khăn, trở thành đối tác và xác lập được quan hệ đối tác toàn diện như VN và Hoa Kỳ.
Ngoài việc xác lập những lĩnh vực hợp tác mang tính toàn diện, tôi rất chú ý đến điểm, mà như trên đã nêu, đó là: tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền của nhau và thừa nhận những khác biệt lập trường để đối thoại thẳng thắn, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Cái hiểu biết nhau ở đây là như vậy.
Thứ nữa là câu chuyện của những người dân. Hình ảnh những người cựu binh hai phía gặp nhau, gặp người dân đã chứa đựng không ít tình người cảm động. Như vậy, hiểu biết nhau có cả cấp chính sách và cả người dân hai phía.
Chắc còn nhiều điểm nữa, nhưng để trả lời câu hỏi là liệu hai bên đã hiểu nhau chưa và ai hiểu ai hơn ai, để ngắn gọn, tôi xin chia sẻ như thế này, có hiểu, nhưng còn thấu đáo thì chắc là chưa, và khó có thể khái quát hóa ai hiểu ai nhiều hay kém hơn ai.
Nó có yếu tố chính trị, rồi văn hóa, tập quán, giáo dục, lối sống, thể chế... khác biệt giữa hai bên.
Do vậy, càng mở rộng quan hệ và hợp tác, thì chắc chắn càng phải nghiên cứu nhiều hơn, bài bản và cụ thể hơn. Điều này, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa.
Như về thương mại, câu chuyện xử lý các vụ kiện chống bán phá giá rõ ràng đòi hỏi chúng ta phải nắm rất kỹ càng các quy định nội luật, cung cách làm ăn của Mỹ.
Cuối cùng, để làm cho hai bên hiểu nhau hơn, tôi nhớ ngay đến câu đúc kết các thế hệ đi trước truyền lại, đó là: biết mình, biết người.
Khi mở rộng quan hệ, hợp tác, mình đến với họ và muốn họ đến với mình, thì rõ ràng càng phải cần nhiều hơn hai điều này, nhất là với những người làm công tác ngoại giao, đại diện quốc gia ở nước bạn. Lâu nay chúng ta đã làm nhiều việc để tăng cường hiểu biết giữa hai bên.
Ngoại giao bây giờ cũng phải toàn diện, từ chính trị, đến kinh tế, văn hóa, cộng đồng, và phải chủ động hội nhập. Càng mở rộng quan hệ thì càng cần phải tăng cường hiểu biết, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Theo đó, càng cần phải gia tăng hơn nữa trao đổi và giao lưu, không chỉ ở cấp chính sách, mà cả giữa các doanh nghiệp, người dân, nhất là thế hệ trẻ của hai nước.
Theo Xuân Linh
Vietnamnet
(Tiếp: Đại sứ muốn đối thoại với kiều bào không trùng quan điểm)
Mỹ nói bàn giao 5 tàu tuần tra cho Việt Nam Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết nước này đã bàn giao 5 tàu tuần tra nhanh cho Hà Nội, một phần của thỏa thuận hỗ trợ hải quân Việt Nam. Ảnh chụp trên một tàu tuần duyên của Việt Nam. (Ảnh: AFP) Hãng tin VOA ngày 5/2 dẫn lời ông Puneet Talwar, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về...