Viện trưởng Lê Minh Trí nói về ‘17 trường hợp bị oan’ trong giai đoạn điều tra, truy tố
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng không nên dùng chữ “oan”, bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí – Ảnh: PHẠM THẮNG
Sáng 15-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo thẩm tra về báo cáo của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2022.
Theo đó, số cuộc kiểm sát trực tiếp tăng 13,8%; số kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm tăng so với năm 2021 và được tiếp thu, thực hiện đạt 99,2%.
Tuy nhiên, theo bà Nga, vẫn còn “17 trường hợp bị oan” trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát.
Đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội. Số án thụ lý giảm nhưng số vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%.
Trong giai đoạn xét xử còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.
Giải trình sau đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết trong Bộ luật tố tụng hình sự có quy định các biện pháp hạn chế dần quyền con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm.
Do đó trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố thì luật cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng, ông Trí đánh giá không nên dùng chữ “oan”, bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Video đang HOT
Ông lấy ví dụ một vụ bắt mua bán ma túy hay cá độ đá gà có 50-70 người mà anh đứng đó là anh có liên quan và phải mời lên.
“Anh có liên quan, có hành vi, dấu hiệu phạm tội thì tôi mời. Anh ở nhà thì tôi đâu có mời”, ông Trí nói và cho biết đến nay không có khiếu kiện về oan sai trong những vụ việc được đình chỉ.
Cạnh đó, đây là biện pháp mà trong tố tụng không nói đình chỉ là oan, oan chỉ khi không có tội mà bản án lại tuyên có tội. Đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật là đình chỉ do có nhiều lý do khác nhau, không phải là mình tùy tiện
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng chỉ rõ một năm là trên 120.000 vụ án hình sự, mà có 17 trường hợp đình chỉ thì “chúng ta phải cảm thấy mừng”.
“Năm ngoái có 15 trường hợp đình chỉ, năm nay là 17 trường hợp đình chỉ. Nhưng con số 2 trường hợp tăng thêm so với năm ngoái này không nói lên được điều gì cả bởi còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau”, ông Trí nêu.
Ông cho rằng sẽ lưu ý vấn đề này, nhưng đừng đánh giá sớm quá bởi sẽ tạo ra một tâm lý cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh việc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay yêu cầu thực hiện song song giữa chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm. Hai nội dung này có tầm quan trọng “một mười, một chín”.
Về việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Trí lý giải đây là hoạt động được luật cho phép. Bởi có nhiều trường hợp khi ra tòa mới có phản cung, có tình tiết mới.
Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đã được luật pháp lường trước, cho phép nhằm chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng nêu quan điểm đình chỉ không có nghĩa là oan và 2 phạm vi này khác nhau.
Ông nói tòa án mới có quyền phán quyết là bản án, quyết định oan sai như thế nào. Còn đình chỉ là việc rất thông thường, luật pháp cho phép. “Không phải đình chỉ là sai, là oan, việc đó làm để có quan điểm thống nhất nhận định”, ông Tô Lâm nói.
Nêu ý kiến sau đó về 17 trường hợp bị oan, bà Nga nói theo Luật bồi thường nhà nước nêu rõ nếu đình chỉ điều tra khi không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi tội phạm thì theo luật xác định đó là các trường hợp bị oan, phải bồi thường.
“Cho nên xác định oan hay không không phải Ủy ban Tư pháp thích thì nói, mà phải theo Luật bồi thường nhà nước”, bà Nga nói.
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng trong việc giao đất dự án Nha Trang Golden Gate
Ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai thuộc cấp lại bị đề nghị truy tố tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xảy ra tại dự án tổ hợp khách sạn - căn hộ du lịch cao cấp Nha Trang Golden Gate (28E Trần Phú, TP.Nha Trang).
Ngày 6.7, nguồn tin Thanh Niên cho hay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã có kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố ông Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Đào Công Thiên, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Võ Tấn Thái, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT, cựu Giám đốc Sở TN-MT.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa xác định ba cựu lãnh đạo trên đã có nhiều hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình cho triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu tổ hợp khách sạn - căn hộ du lịch cao cấp Nha Trang Golden Gate ở 28E Trần Phú, TP.Nha Trang (dự án Nha Trang Golden Gate), do Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang (gọi tắt là Công ty Đỉnh Vàng) làm chủ đầu tư.
Dự án Nha Trang Golden Gate tại 28E Trần Phú, TP.Nha Trang. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Theo tài liệu, tháng 1.2013, Công ty Đỉnh Vàng có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa xin thỏa thuận địa điểm đầu tư khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp trên khu đất rộng hơn 14.000 m 2 tại 28E Trần Phú. Đây là khu đất do Công ty CP Điện lực Khánh Hòa quản lý, sử dụng.
Sau đó, ngày 5.2.2013, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo Công ty CP Điện lực Khánh Hòa sớm di dời để tạo điều kiện cho Công ty Đỉnh Vàng đầu tư dự án phục vụ du lịch.
Tiếp đó, ngày 4.3.2013, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn thông báo ý kiến của ông Nguyễn Chiến Thắng, đồng ý về chủ trương thỏa thuận địa điểm đầu tư khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp cho Công ty Đỉnh Vàng tại 28E Trần Phú. Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện quy trình thu hồi đất, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ấn định mức bồi thường, hỗ trợ cho Công ty CP Điện lực Khánh Hòa và đơn vị liên quan.
Ngày 16.2.2016, Công ty Đỉnh Vàng được giao đất, cho thuê hơn 2,1 ha đất. Ngày 1.9.2016, ông Đào Công Thiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt giá đất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Theo đó, giá đất thương mại dịch vụ hơn 6,6 triệu đồng/m 2, giá đất ở hơn 5,3 triệu đồng/m 2. Diện tích còn lại 7.212 m 2 được giao không thu tiền sử dụng đất sử dụng để xây dựng công viên cây xanh và giao thông, sân bãi. Ngoài ra, tháng 9.2016, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa có quyết định miễn tiền thuê đất hơn 3,4 tỉ đồng cho Công ty Đỉnh Vàng với lý do miễn trong thời gian xây dựng cơ bản.
Dự án Nha Trang Golden Gate triển khai dở dang do vướng thanh tra, kiểm tra. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Dự án Nha Trang Golden Gate không thuộc diện phát triển kinh tế quan trọng
CQĐT xác định dự án Nha Trang Golden Gate hoàn toàn không được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo luật Đất đai 2003, dự án này không thuộc diện dự án phát triển kinh tế quan trọng quy định để Nhà nước thu hồi đất, giao cho chủ đầu tư. Việc UBND tỉnh thu hồi đất của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang sử dụng rồi giao cho Công ty Đỉnh Vàng là trái quy định. UBND tỉnh Khánh Hòa đã làm trái quy định pháp luật đầu tư, pháp luật nhà ở, pháp luật đất đai.
Cụ thể, CQĐT xác định ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn 2011- 2015 ký cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty Đỉnh Vàng, ký văn bản thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch đối với dự án Nha Trang Golden Gate là hành vi lạm quyền.
Ông Đào Công Thiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh từ 2015 - 2019 đã ký quyết định giao đất, cho thuê đất trái pháp luật đất đai.
Ông Võ Tấn Thái, khi giữ chức giám đốc Sở KH-ĐT ký các tờ trình tham mưu UBND tỉnh chỉ định nhà đầu tư dự án trái pháp luật. Ông Thái ký tờ trình thỏa thuận địa điểm, tờ trình thẩm định giấy chứng nhận đầu tư là trái quy định. Với vai trò giám đốc Sở TN-MT, ông Thái ký tờ trình tham mưu UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất trái quy định pháp luật.
Trước đó, tháng 4.2022, cũng do sai phạm về đất đai, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Chiến Thắng, 5 năm 6 tháng tù; bị cáo Đào Công Thiên, 4 năm 6 tháng tù; bị cáo Võ Tấn Thái, 3 năm tù. Ngoài ra, 3 bị cáo này còn bị khởi tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong vụ án xảy ra tại khu đất số 1 Trần Hưng Đạo, TP.Nha Trang.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh, luật sư nhận định gì? Theo luật sư Tri Đức, các cơ quan tố tụng thẩm quyền có thể ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp như bà Phương Hằng, người đang bị tố giác. Ngày 11/3, Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 3, TP.HCM),...