Viện Serum Ấn Độ tài trợ Đại học Oxford xây dựng một trung tâm nghiên cứu
Viện Serum Ấn Độ (SII) đã cam kết tài trợ 50 triệu bảng Anh (66,2 triệu USD) cho Đại học Oxford để xây dựng một trung tâm nghiên cứu – nơi cũng sẽ là địa điểm đặt chi nhánh mới của viện này.
Viện Huyết thanh Ấn Độ bào chế vaccine phòng COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters
Thông báo của Đại học Oxford ngày 15/12 cho biết khoản đầu tư trên được thực hiện thông qua công ty Serum Life Sciences của Ấn Độ. Trung tâm nghiên cứu trên sẽ được đặt tên theo các chủ sở hữu tỷ phú của Viện Serum – gia đình giàu có Poonawalla.
Cam kết trên được đưa ra sau sự hợp tác giữa Đại học Oxford, hãng dược phẩm AstraZeneca và SII – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Ngoài ra, SII cũng nhất trí sẽ hợp tác với Viện Jenner – đơn vị sản xuất vaccine ngừa COVID-19 do hãng AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp bào chế – trong công tác phát triển và sản xuất vaccine ngừa bệnh sốt rét R21/Matrix-M trên quy mô lớn. Hiện tại, loại vaccine này của Viện Jenner đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối.
SII do tỷ phú Cyrus Poonawalla thành lập vào năm 1966 tại thành phố Pune, miền Tây Ấn Độ. Ở thời điểm đó, ông Cyrus Poonawalla là người giàu thứ 5 ở Ấn Độ, theo xếp hạng của tạp chí Forbes. SII hiện do con trai của ông Cyrus Poonawalla là Adar Poonawalla điều hành, trong khi con dâu ông – bà Natasha Poonawalla – hiện điều hành Serum Life Sciences.
Hồi tháng 9 vừa qua, gia đình tỷ phú Poonawallas cũng đã tài trợ 50 triệu bảng Anh cho Oxford Biomedica để thúc đẩy hoạt động của nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 này.
Video đang HOT
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 160 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 11/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 160.016.865 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.323.620 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 137.710.858 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 596.212 ca tử vong trong tổng số 33.516.803 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 253.352 ca tử vong trong số 23.288.260 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 423.436 ca tử vong trong số 15.214.030 bệnh nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 298 người tử vong. Tiếp đến là CH Séc với 278 người và Bosnia-Herzegovina với 270 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với trên 51,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với trên 957.500 ca tử vong trong trên 30 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có trên 606.800 ca tử vong trong trên 34 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận trên 384.100 ca tử vong trong trên 30,3 triệu ca nhiễm. Trung Đông có trên 135.700 ca tử vong, châu Phi ghi nhận trên 124.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 1.000 người.
Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Perth, Tây Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/5, Victoria - bang đông dân thứ hai của Australia - đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên trong hơn 2 tháng qua, buộc các nhà chức trách ráo riết truy vết nguồn lây trong bối cảnh gia tăng mối quan ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Bệnh nhân là một nam giới ở độ tuổi 30, vừa trở về từ Ấn Độ giữa tháng 4 vừa qua và đã hoàn thành 2 tuần cách ly tại khách sạn được chỉ định ở bang Nam Australia. Giới chức bang Victoria cho hay người này đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh vào cuối tuần qua. Trong làn sóng dịch trước đó tại Australia, bang Victoria chiếm phần lớn các ca mắc và ca tử vong và thực thi lệnh phong tỏa kéo dài trong năm ngoái.
Thái Lan cùng ngày ghi nhận thêm 1.919 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong, nâng tổng số các ca mắc COVID-19 từ trước tới nay lên 86.924 ca, trong đó có 452 người không qua khỏi. Số ca tử vong theo ngày ghi nhận hôm 11/5 cao bằng mức kỷ lục được ghi nhận ngày 3/5. Kể từ khi xuất hiện đợt bùng phát COVID-19 thứ ba vào đầu tháng trước, Thái Lan đã có 58.061 ca mắc bệnh.
Người dân thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến các trung tâm xét nghiệm dã chiến để chờ được xét nghiệm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Lào đang dần được kiểm soát khi số ca mắc mới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, ngày càng giảm. Nước này ghi nhận 35 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó tâm dịch thủ đô Viêng Chăn có 9 ca, tiếp tục ở mức 1 chữ số. Trong khi đó, tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế của Nam Lào, ghi nhận 5 ca và đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Việc các thành phố lớn của Lào không ghi nhận hoặc có số ca mắc mới ngày một giảm cho thấy tình hình dịch đang có xu hướng được kiểm soát. Tuy nhiên, huyện Tonpheung (tỉnh Bokeo), giáp giới với Trung Quốc, tiếp tục ghi nhận số ca cao nhất cả nước với 20 ca lây nhiễm cộng đồng, trở thành điểm nóng mới của dịch tại Lào. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 1.362 trường hợp, trong đó có 297 người đã được chữa khỏi và chỉ có 1 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Campuchia cũng có chiều hướng khả quan hơn. Thống kê của Bộ Y tế Campuchia cho thấy số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 giảm trong ngày thứ ba liên tiếp, khi nước này ghi nhận 480 ca trong ngày 11/5. Tổng số ca nhiễm tại Campuchia tới nay là 20.223 người, trong đó 8.170 ca được điều trị bình phục.
Báo cáo của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận tổng số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm nhưng diễn biến dịch tại các địa phương vẫn phức tạp, trong đó lực lượng chức năng phòng chống dịch đã ghi nhận nhiều ca nhiễm. Với 2 ca mới phát hiện tại Ratanakkiri, tỉnh vùng biên giáp giới Việt Nam, ngày 11/5, khắp 25 tỉnh, thành tại Campuchia đều đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Tương tự, số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ công bố sáng 11/5 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 giảm đáng kể với 329.942 ca trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca bệnh lên 22.992.517 ca. Trong cùng thời gian, Ấn Độ cũng báo cáo 3.876 ca tử vong, nâng số người chết do COVID-19 tại Ấn Độ lên 249.992 người. Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ có xu hướng giảm từ ngày 10/5, với 366.161 ca được ghi nhận, giảm mạnh từ mức hơn 400.000 ca trong 4 ngày liên tiếp trước đó.
Cũng theo bộ trên, số ca hiện dương tính với SARS-CoV-2 là 3,71 triệu ca, chiếm 16,53% tổng số ca nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ phục hồi trên toàn quốc là 82,39% và tỷ lệ tử vong là 1,09%.
Tại châu Âu, người dân Anh sẽ có thể ăn uống ở các địa điểm có không gian rộng trong nhà từ tuần tới. Thông báo trên được đưa ra khi giới chức y tế của Vương quốc Anh nhất trí hạ mức cảnh báo từ mức 4 hiện nay, tức là có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc gia tăng theo cấp số nhân, xuống mức 3, tức là dịch bệnh đang ở mức lây nhiễm thấp hơn.
Theo quy định mới, các quán rượu, quán bar và nhà hàng tại Anh có thể khởi động lại các dịch vụ trong nhà, mặc dù chỉ hạn chế các nhóm tối đa 6 người và vẫn phải thực hiện cách ly xã hội. Các hoạt động giải trí trong nhà như rạp chiếu phim, viện bảo tàng và khu vui chơi trẻ em có thể mở cửa trở lại, cùng với các phòng hòa nhạc, trung tâm hội nghị và địa điểm thể thao - cũng sẽ hoạt động trở lại nhưng với công suất hạn chế.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo quốc gia này lần đầu tiên không ghi nhận ca tử vong nào do dịch COVID-19 sau hơn một năm phải chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch, với số người mắc và tử vong có thời điểm cao nhất châu Âu. Sau khi đánh giá các kết quả khác nhau, trong đó bao gồm cả tỷ lệ nhiễm bệnh và thành công sau nỗ lực tiêm chủng, ông Johnson khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện bước mới nhất trong lộ trình gỡ bỏ phong tỏa.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Gardena, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu của trường Đại học Johns Hopkins cho thấy tình hình dịch COVID-19 ở Mỹ đang có chiều hướng tạm lắng khi số ca mắc mới trung bình mỗi ngày ở nước này đã giảm xuống dưới 41.000 ca vào cuối tuần qua, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Cụ thể, cuối tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 trong trung bình 7 ngày ở Mỹ là khoảng 40.800 ca, giảm 30% so với 2 tuần trước đó và giảm 43% so với giai đoạn đỉnh dịch gần đây nhất hồi giữa tháng 4 vừa qua (71.000 ca/ngày). Con số trên cũng là số ca mắc mới thấp nhất ghi nhận ở Mỹ kể từ ngày 19/9/2020. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua ở Mỹ là 667 ca, thấp hơn nhiều so với các đợt cao điểm dịch bệnh mùa Đông năm ngoái.
Tại thủ đô Washington, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày hiện ở mức thấp nhất trong gần một năm qua. Chính quyền thành phố có kế hoạch trong vòng 2 tuần tới dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với hầu hết các cơ sở kinh doanh và địa điểm công cộng. Theo đó, các bảo tàng, vườn thú, nhà hàng, cửa hiệu, cơ sở tôn giáo... được phép mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 21/5, trong khi các quán bar, hộp đêm, địa điểm vui chơi giải trí, sân vận động có thể mở lại từ ngày 11/6. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc tại những nơi có không gian kín, ngoại trừ khi ăn uống.
Tại sao chứng khoán Ấn Độ vẫn vững vàng bất chấp 'sóng thần' COVID-19? Cho dù Ấn Độ đang là tâm dịch COVID-19 với số ca mắc và tử vong hàng ngày cao nhất thế giới, nhưng các thị trường tài chính nước này lại vẫn vững vàng đáng ngạc nhiên trước cơn sóng dữ. Phía trước tòa nhà Sàn giao dịch Chứng khoán Bombay ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg Theo kênh CNBC, ngày 10/5, Ấn...