Viện Kiểm sát hủy lệnh tạm giữ hơn 750 người trong 3 năm qua
Trong 3 năm 2012 – 2015, Viện kiểm sát các cấp đã hủy lệnh tạm giữ, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với đối với 758 người.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Sáng hôm nay (16/11), báo cáo trước Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngành kiểm sát đã cố gắng nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố. Đồng thời, kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời khắc phục những tiêu cực, tồn tại trong ngành Kiểm sát.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận kết quả chuyển biến cải cách của toàn ngành còn chậm, chưa đồng đều, nhiều mặt còn hạn chế, nhiều chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng hồ sơ các vụ án hình sự chưa cao, chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên còn một số hạn chế, chất lượng kháng nghị chưa đạt yêu cầu.
Ba năm qua, Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam 15.913 cuộc; không phê chuẩn 313 trường hợp bắt khẩn cấp; hủy quyết định tạm giữ, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 758 người; hủy quyết định tạm giữ, yêu cầu trả tự do cho 385 người; ban hành 4.111 kiến nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm…
Qua 2 năm (2013 – 2014) ngành Kiểm sát đã ban hành 21.029 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan tư pháp, các cơ quan hữu quan khắc phục, phòng ngừa thiếu sót, vi phạm, tăng 84,2% so với 2 năm 2011 – 2012;
Trong 3 năm, ngành Kiểm sát đã kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại 1.493 cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Qua đó, phát hiện 8.715 trường hợp vi phạm (45 trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, 1.017 trường hợp giải quyết không đúng, không đầy đủ, 7.063 trường hợp vi phạm thời hạn giải quyết, ban hành 2.419 yêu cầu, kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm).
Ba năm qua, Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam 15.913 cuộc; không phê chuẩn 313 trường hợp bắt khẩn cấp; hủy quyết định tạm giữ, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 758 người; hủy quyết định tạm giữ, yêu cầu trả tự do cho 385 người; ban hành 4.111 kiến nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm…
Video đang HOT
Theo Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, những nỗ lực, cố gắng của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam đã góp phần quan trọng làm giảm số người bị oan trong thời qua; kết quả cho thấy tỉ lệ bắt, tạm giữ hình sự phải xử lý hành chính, trả tự do thấp và giảm dần, đạt yêu cầu của Nghị quyết số 37/2012/QH13, cụ thể: năm 2012: 3,94%; năm 2013: 3,38%; năm 2014: 1,7%.
Trong năm 2013-2014, ngành đã ban hành hơn 120.000 văn bản yêu cầu điều tra, qua đó hạn chế đáng kể của những vi phạm pháp luật, thiếu sót trong quá trình điều tra dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Tỷ lệ trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chiếm 4,4% và giảm dần (năm 2011: 4,4%; 2012: 3,23%; 2013: gần 3,3%; năm 2014: gần 3,2%).
Tuy nhiên, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng nhận thấy còn hạn chế khi chưa quản lý chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trách nhiệm công tố trong một số vụ án chưa tốt, chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp tại một số đơn vụ còn hạn chế, còn có kiểm sát viên thiếu chủ động trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Một số kiểm sát địa phương còn để xảy ra oan, sai, chậm phát hiện vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tư pháp để kịp thời kháng nghị, kiến nghị khắc phục, phòng ngừa.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Viện trưởng VKSNDTC: Không phải vụ án nào cũng kêu oan cầu may
"Chúng tôi mong dư luận hiểu quy định như thế thì mới thực thi được, không phải vụ nào cứ không ưng bản án phúc thẩm là kêu oan, cầu may".
Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa phúc thẩm lần 2 (Ảnh: NLĐ)
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) Nguyễn Hòa Bình chia sẻ với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội về những vấn đề còn khúc mắc xoay quanh vụ án Huỳnh Văn Nén - "vụ án vườn điều", được dư luận quan tâm trong thời gian qua.
Qua kháng nghị của VKSNTC cho thấy, đơn tố giác tội phạm của vụ án Huỳnh Văn Nén đã có từ lâu nhưng không được xem xét. VKS có xem xét trách nhiệm của những cá nhân liên quan tới việc này không, thưa ông?
VKS đã kháng nghị như vậy thì thẩm quyền giải quyết bây giờ thuộc TANDTC, họ sẽ quyết định làm tiếp như thế nào tiếp theo. Việc kháng nghị xem xét lại vụ án vì có những chi tiết chưa yên tâm. Nhưng điều đó không có nghĩa khẳng định rằng vào thời điểm này Huỳnh Văn Nén không có tội. Cho nên việc xem xét trách nhiệm vào thời điểm này là hơi sớm.
Tuy nhiên vụ việc này đã xuất hiện ít nhất 3 nhân chứng tố cáo ngay thời điểm xảy ra vụ án nhưng không được xem xét ?
Tất cả những việc đó phải xem xét lại theo trình tự chặt chẽ hơn. Mọi đánh giá, kết luận về vụ án trước khi phiên tòa mở ra đều là sớm nên không thể đặt ra được.
VKS có xem xét kiến nghị để Huỳnh Văn Nén tại ngoại?
Ở thời điểm này chưa đặt ra câu chuyện ấy.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình (Ảnh: ND)
Vậy theo ông việc truy tìm ngay nghi phạm Nguyễn Thọ - người bị tố giác là hung thủ giết bà Lê Thị Bông thì sao?
Điều đó là đúng và thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận. Quan điểm của chúng tôi khi kháng nghị là phải xem xét lại toàn bộ vụ án theo cách trả lại hồ sơ.
Có những ý kiến cho rằng vụ việc Huỳnh Văn Nén có nhiều vấn đề giống vụ ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?
Đến giờ chưa thể có cơ sở kết luận vụ việc như thế nào. Tôi rất mong dư luận, nhân dân, chờ đợi kết quả của phiên tòa sắp tới.
Thời điểm này VKSNDTC có xem xét lại kỹ những vụ án có đơn kêu oan kéo dài ?
Hàng năm toàn ngành nhận được rất nhiều đơn khiếu nại các bản án. Một năm chúng tôi nhận được 140.000 đơn. Có thể nói tất cả các vụ án đều có khiếu nại, hầu như vụ án nào người ta cũng xem nhưng xem xét phải có điều kiện, kêu oan phải có căn cứ.
Tất cả được ghi trong luật không phải tùy tiện muốn làm thế nào thì làm. Có điều kiện để giám đốc thẩm, tái thẩm, theo thông lệ mỗi năm một quốc gia cũng giải quyết các vụ án hình sự theo trình tự tái thẩm, giám đốc thẩm không phải nhiều.
Hiến pháp quy định xét xử chỉ có 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Trừ những trường hợp theo quy định của luật, có thể xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm và có điều kiện rất chặt chẽ, chứ không phải vụ việc nào cũng xem xét lại.
Chúng tôi mong dư luận hiểu quy định là như thế thì chúng ta mới thực thi được, không phải vụ nào cứ thấy kêu cầu may, không ưng bản án phúc thẩm là kêu oan. Đó cũng là điều thông thường, bị can bị cáo kết tội bao giờ cũng muốn gửi đơn cầu may nhưng không vì thế mà được xem xét lại tất cả.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
VKSND Tối cao yêu cầu dừng thi hành án tử tù Lê Văn Mạnh Trao đổi nhanh với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay 27/10, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, cơ quan này sẽ vào cuộc xem xét lại vụ án của tử tù Lê Văn Mạnh (Thanh Hóa) đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (ảnh tư...