Viện Đức nói có thể có vaccine Covid-19 vào mùa thu
Viện bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Đức dự báo vaccine Covid-19 sẽ được đưa ra vào mùa thu nhưng cảnh báo nó chưa chắc có thể kiềm chế đại dịch.
“Dự báo sơ bộ cho thấy một hoặc vài loại vaccine có thể được đưa ra vào mùa thu năm 2020″, Viện Robert Koch hôm nay đăng tuyên bố trên trang web, nói đến nỗ lực toàn cầu để đưa vaccine ra thị trường.
Nhân viên một công ty dược Đức tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.
“Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu tin rằng việc tiêm chủng từ mùa thu năm 2020 có thể kiểm soát được đại dịch”, họ cảnh báo.
Viện cho biết tác động của bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể bị hạn chế do virus biến đổi hoặc do các sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường chỉ cung cấp khả năng miễn dịch ngắn hạn.
Video đang HOT
Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức đang hợp tác với hãng dược Pfizer của Mỹ để phát triển vaccine. Họ dự định nộp đơn xin cấp phép hoặc phê duyệt khẩn cấp sớm nhất là vào tháng 10, nếu các thử nghiệm đang diễn ra thành công.
Hôm 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép vaccine Covid-19 mặc dù họ chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ ba với sự tham gia của hàng nghìn người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả. Vaccine được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Nhiều chuyên gia y tế quốc tế lo ngại Nga hành động quá vội vàng. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng. Nga hôm nay thông báo lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ sẵn sàng trong hai tuần nữa và cho rằng hoài nghi về vaccine này là “vô căn cứ”.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 20,6 triệu người nhiễm và gần 748.000 người tử vong. Gần 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, và ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Bác sĩ bác bỏ nghi ngờ về vaccine Covid-19 của Nga
Tiến sĩ y học Sergei Tsarenko khẳng định Nga đã tạo được một loại vaccine an toàn, đồng thời phản đối sự hoài nghi và chế giễu của các chuyên gia phương Tây.
Ông Tsarenko, Phó trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện số 52 Moskva, nói tiêm chủng là cách an toàn và đáng tin cậy để ngăn ngừa nguy cơ tử vong, nhấn mạnh vaccine do Viện Gamaleya (Viện nghiên cứu Vi sinh và Dịch tễ Quốc gia Nga) phát triển là đáng tin cậy.
Tổng thống Nga Putin hôm qua tuyên bố Viện Gamaleya đã thành công trong phát triển vaccine Covid-19 và sẽ sản xuất đại trà, tiêm rộng rãi cho người dân. Tuyên bố này lập tức kích hoạt những lời hoài nghi, thậm chí chế giễu từ các chuyên gia từ châu Âu và Mỹ, với lý do Nga chưa thử vaccine một cách rộng rãi ở giai đoạn ba, mà đã "đốt cháy giai đoạn".
Bác sĩ Tsarenko đặt câu hỏi về động cơ của những lời chỉ trích.
"Đến nay, chỉ những người từng mắc và hồi phục mới có khả năng chống lại mầm bệnh. Song vẫn có giải pháp an toàn hơn, đó là tiêm chủng", ông nói. "Viện Gamaleya đã tạo ra một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Trong giới dịch tễ, Viện này được ví như 'Mercedes của ngành ô tô'".
Vaccine Sputnik gồm hai thành phần: virus vô hại và một đoạn của bộ gen nCoV. Tiến sĩ Tsarenko sử dụng hình ảnh "phóng tên lửa" để giải thích ý tưởng này rõ hơn. Virus cúm đóng vai trò như "tên lửa đẩy", mang theo một phần của nCoV vào cơ thể người, từ đó hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh.
Tuy nhiên hai thành phần của vaccine chỉ tạo được phản ứng miễn dịch ngắn hạn cho cơ thể, vì vậy cần tiêm mũi bổ sung.
"Để làm dài thời gian miễn dịch, 28 ngày sau mũi đầu tiên, một đoạn gen tương tự của nCoV được đưa vào cơ thể, sử dụng 'tên lửa' khác. Kết quả, cơ thể không kháng được virus vô hại ban đầu, nhưng lại hình thành hàng rào bảo vệ mạnh mẽ chống lại nCoV", bác sĩ Tsarenko giải thích.
Phương pháp này còn được gọi là vector virus, được Viện Gamaleya phát triển một thời gian dài trước đó. Công nghệ từng được sử dụng trong điều chế vaccine Ebola và MERS.
Về rủi ro phơi nhiễm nCoV giữa hai lần tiêm, khi người dùng chưa sinh đủ miễn dịch, ông Tsarenko nhận định điều này "nghe có vẻ khủng khiếp", nhưng thực ra không đáng sợ đến thế. Bác sĩ nói hiện tượng trên không liên quan đến vaccine, và chỉ từng được phát hiện ở các bệnh nhân sốt xuất huyết.
Vaccine Covid-19 của Nga, phê duyệt ngày 11/8. Ảnh: RDIF
Theo Tsarenko, câu hỏi thực sự bây giờ không phải là liệu vaccine Sputnik có an toàn và hiệu quả hay không, mà là tại sao truyền thông lại đón nhận nó một cách tiêu cực thế. Ông bày tỏ nghi ngờ "những lực lượng đứng sau các chuyên gia độc lập" đang chỉ trích vaccine của Nga.
"Điều đó gây hại cho các bác sĩ, những người đang điều trị bệnh nhân Covid-19 và chỉ mong mỏi đại dịch sớm kết thúc", ông nói.
Các nước đang chạy đua sản xuất vaccine COVID-19 thế nào? Các cường quốc đang chạy đua để sớm cho ra mắt vaccine ngừa COVID-19, trong đó có nhiều loại vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Hôm 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine COVID-19. Tổng thống Putin cho biết vaccine có tên gọi Sputnik V "hoạt động khá hiệu quả" và "hình thành...