Viêm tụy ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Một bệnh nhân 12 tuổi, Nam Định mắc viêm tụy vừa được các bác sỹ can thiệp ổn định.
Viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn tính là bệnh lý thường gặp ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc hàng năm ước tính từ 3 – 13/100.000.
Ảnh minh họa
Các yếu tố nguy cơ của viêm tụy cấp tiến triển thành viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn bao gồm: gen tắc nghẽn, ngộ độc, rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn.
Viêm tụy cấp là căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Tại Đông Nam Á ghi nhận khoảng 174.246 ca mắc mới mỗi năm vào 2019, có xu hướng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009 và có chiều hướng gia tăng.
Trẻ mắc bệnh viêm tụy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống do đau mạn tính, thường xuyên nhập viện, thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu không điều trị kịp thời và xác định đúng nguyên nhân, nhiều sỏi gây tắc nghẽn, viêm tụy tái phát nhiều lần, suy giảm chức năng tụy, teo tụy, mất chức năng tụy ngoại tiết và nội tiết dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Sau nội soi lấy sỏi tụy, người bệnh cần làm xét nghiệm gen di truyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, thăm khám định kỳ để theo dõi chỉ số men tụy, có phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời; thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giảm gánh nặng cho mật tụy, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Viêm tụy mạn liên quan đến rối loạn chuyển hóa hoặc bất thường về gen có thể đi kèm các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết sau này.
Điều trị và quản lý bệnh viêm tụy ở trẻ cần sự phối hợp của các bác sỹ đa chuyên khoa như tiêu hóa, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh… giúp xác định chính xác nguyên nhân để dự phòng, tư vấn các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh.
Nhiều năm nay, bệnh nhân thường đau bụng vùng thượng vị, được chẩn đoán và điều trị theo hướng rối loạn tiêu hóa. Trong vòng 1 năm gần đây, người bệnh có 4 đợt đau bụng, tình trạng đau ngày càng tăng nặng kèm theo chướng bụng, nôn, không thể ăn uống được.
Quá trình thăm khám, xét nghiệm trước đó cho thấy chỉ số men tụy tăng cao 240 U/L (gấp 5 lần bình thường). Sau nhiều đợt điều trị không cải thiện, người bệnh vẫn tiếp tục có nhiều cơn đau, không ăn được, gầy sút cân, suy dinh dưỡng độ I nên đã đến bệnh viện thăm khám.
ThS.Đào Trần Tiến, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, qua khai thác tiền sử gia đình được biết mẹ bệnh nhân bị viêm tụy mạn, với nhiều sỏi trong tụy, đã từng được phẫu thuật cắt tụy lấy sỏi và nối ống tụy – hỗng tràng cách đây nhiều năm.
Video đang HOT
Do vậy, khi con gái có các biểu hiện triệu chứng như vậy, bác sỹ nghĩ đến người bệnh có thể bị bệnh viêm tụy do sỏi tương tự như mẹ.
Trên kết quả chụp cắt lớp vi tính tụy trước đó cho thấy ống tụy giãn, nhu mô tụy nhỏ, đây là biểu hiện viêm tụy nhiều đợt và đã tái phát nhiều lần.
Nghi ngờ người bệnh có tắc nghẽn do bất thường giải phẫu hoặc sỏi gây ra, bác sỹ chỉ định siêu âm nội soi (EUS) để tiếp cận vị trí ống tụy, đánh giá nguyên nhân tắc nghẽn của ống tụy gây viêm tụy.
Đây là kỹ thuật chuyên sâu có vai trò chẩn đoán, cho phép chụp ảnh siêu âm xuyên dạ dày, tá tràng, giải phẫu chi tiết tuyến tụy thông qua nội soi có đầu siêu âm tiếp xúc sát với các phần của tụy.
Đầu dò siêu âm kết hợp với ống nội soi được đưa sát xuống vị trí tụy như đầu, thân tụy, phóng đại hình ảnh ống tụy và nhu mô tụy gấp 20 lần giúp bác sỹ đánh giá kỹ ống tụy, nhu mô tụy và tổn thương xung quanh ống tụy để xác định nguyên nhân tắc nghẽn.
Kết quả siêu âm nội soi cho thấy có nhiều sỏi nhỏ vài milimet kết dính thành viên sỏi lớn ở vùng đầu tụy. EUS được chứng minh là vượt trội hơn hình ảnh cắt ngang (chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp) trong việc phát hiện viêm tụy mạn tính với độ nhạy 81% và độ đặc hiệu là 90%.
Các viên sỏi mới hình thành, do kích thước bé, không có cản âm, cản quang nên các phương pháp siêu âm, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ thường rất khó phát hiện.
Theo bác sỹ Tiến, viêm tụy xảy ra nhiều đợt ở trẻ có thể là viêm tụy mạn tính hoặc tái phát do nguyên nhân chưa được giải quyết, do vậy việc xác định chính xác nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm tụy giúp bác sỹ điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát.
Với người lớn, việc tìm nguyên nhân mắc viêm tụy khá rõ ràng, chủ yếu do lạm dụng rượu bia, sỏi mật… Ở trẻ em, các nguyên nhân gây viêm tụy thường khó xác định, tổn thương tụy có thể do nhiều yếu tố nguy cơ như bệnh di truyền, bất thường về gen, do bệnh lý tự miễn, do bất thường bẩm sinh về mặt cấu trúc của tụy.
Do vậy, xác định được các yếu tố tham gia gây viêm tụy sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Trường hợp của bệnh nhi, các viên sỏi nhỏ trong nhu mô tụy có thể là yếu tố gây viêm tụy nhiều đợt và tăng men tụy kéo dài. Lấy sỏi tụy có thể giảm tình trạng đau, giảm men tụy và hạn chế tái phát viêm tụy.
Trước đây, can thiệp lấy sỏi trong tụy được thực hiện chủ yếu bằng phẫu thuật do sỏi nằm sâu trong nhu mô tụy, tuy nhiên phương pháp này thường phức tạp và có nhiều nguy cơ, đặc biệt trên bệnh nhi nhỏ tuổi. Những tiến bộ mới nhất hiện nay cho phép lấy sỏi trong ống tụy bằng phương pháp nội soi tụy ngược dòng ít xâm lấn, khá an toàn.
Bác sỹ Tiến cho biết thêm, nội soi tụy ngược dòng là một trong những kỹ thuật phức tạp, có độ khó cao do ống tụy nhỏ, kích thước chỉ 3 – 4 mm.
Đặc biệt, thực hiện kỹ thuật gây mê và nội soi trên trẻ nhỏ càng khó khăn bởi giải phẫu ống tụy rất nhỏ (đường kính 2 – 3 mm) nên cần chuyên môn sâu, thiết bị hiện đại giúp điều trị tắc nghẽn ống tụy.
ERCP được đánh giá là thủ thuật an toàn, hiệu quả đối với trẻ nhỏ bởi quá trình nội soi được giữ bức xạ ở mức tối thiểu. Người bệnh được bảo vệ bằng áo chì, vòng chì ở cơ quan nhạy cảm như tuyến sinh dục, tuyến giáp.
Người bệnh hết đau bụng ngay sau can thiệp điều trị. Sau 1 ngày, bé tập ăn lại và được ra viện. Việc lấy sỏi, giải phóng tắc nghẽn ống tụy giúp giảm viêm tụy, hạn chế tái phát bệnh.
Sau 2 tuần, chỉ số men tụy trở về bình thường, người bệnh không còn đau bụng, bắt đầu tăng cân và quay trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa: Đâu là thủ phạm?
Mỗi năm, có khoảng 200.000 người Việt Nam tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 39,5% tổng số ca tử vong trên toàn quốc.
Người mắc bệnh tim mạch điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC
Trước đây, bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người trẻ cũng mắc tình trạng này.
Người trẻ mắc bệnh tim mạch
Những thống kê trên được đưa ra tại hội nghị quốc tế về "Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch" được tổ chức vừa qua tại Hà Nội. Bệnh nhân D. (31 tuổi, trú tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng đau tức dữ dội vùng ngực trái... Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Khoảng 23 giờ đêm trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau ngực dữ dội nên được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến huyện cấp cứu. Bệnh nhân không hút thuốc lá, thi thoảng có tập thể thao. Ngoài bị mỡ máu cao, bệnh nhân không có thêm bệnh lý nền nào khác.
Hình ảnh chụp mạch vành của bệnh nhân phát hiện tổn thương nặng ở cả 3 thân động mạch vành. Trong đó, có một nhánh mạch vành trái LAD bị tắc hoàn toàn, 2 động mạch khác hẹp nặng 80 - 90%.
Các bác sĩ đã tiến hành nong bóng và thành công đặt 1 stent tái thông mạch vành. Sau hơn 30 phút can thiệp tim mạch, các y, bác sĩ đã cứu sống bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Tương tự, mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cũng cấp cứu thành công ca nhồi máu cơ tim là bệnh nhân nữ trẻ tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch. Cụ thể, chị Đ.T.N. (35 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau nặng ngực kèm khó thở.
Sau thăm khám lâm sàng, nhận thấy điện tim có bất thường, bác sĩ chỉ định chị thực hiện thêm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Trước đó, chị N. không mắc bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác.
Sau khi chẩn đoán bệnh, bệnh nhân nhanh chóng được ê-kíp bác sĩ can thiệp tim mạch chuyển vào phòng chụp mạch số hóa xóa nền. Kết quả, mạch vành của chị N. bị tắc hoàn toàn ngay đoạn đầu của động mạch liên thất trước (động mạch quan trọng nhất quyết định chức năng co bóp đưa máu đi nuôi cơ thể). Các bác sĩ tiến hành hút huyết khối và đặt stent tái thông thành công động mạch vành cho bệnh nhân.
Nhiều thay đổi ở độ tuổi mắc bệnh
Thực tế, vài năm gần đây, những trường hợp trẻ tuổi phải nhập viện vì bệnh tim mạch không còn hiếm gặp. GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết: "Viện Tim mạch mỗi năm tiếp nhận khoảng trên 20 nghìn ca điều trị. Riêng can thiệp động mạch vành có tới 4 nghìn ca. Trong đó, có một nửa là nhồi máu cơ tim cấp".
Theo chuyên gia y tế này, bệnh nhồi máu cơ tim cấp hiện có nhiều thay đổi ở các độ tuổi khác nhau. Đáng lưu ý, có bộ phận người bệnh trẻ chỉ khoảng ngoài 30 tuổi, thậm chí mới 24, 25 tuổi... Các bệnh nhân tim mạch trẻ tuổi đều có chung đặc điểm là nam giới, béo phì, hút thuốc lá và tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý này.
Theo GS.TS Phạm Mạnh Hùng, các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Trong đó, ngoài những yếu tố nguy cơ về lối sống như hút thuốc lá, lười vận động, béo phì... thì có yếu tố nguy cơ mới.
Đó là các nguy cơ đến từ ô nhiễm môi trường, căng thẳng. Đối với người trẻ, nhiều người bệnh có yếu tố tích lũy nguy cơ sớm hơn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn, uống đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, công việc stress, ô nhiễm môi trường hơn và lười vận động.
Cùng quan điểm, TS.BS Dương Hồng Niên, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19/8 thông tin, theo xu thế chung, tỷ lệ người mắc bệnh lý tim mạch đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng.
"Gần đây, chúng tôi thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị nhồi máu cơ tim. Có bệnh nhân mới ngoài 20 tuổi. Bên cạnh đó, hằng ngày, khu vực phòng khám tiếp nhận 200 - 300 bệnh nhân đến khám với nhiều mặt bệnh khác nhau.
Trong đó, chủ yếu là tăng huyết áp, hội chứng mạch vành cấp và mãn tính... Điều đó cho thấy, bệnh lý tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa", TS.BS Dương Hồng Niên nói.
Nhận định về nguyên nhân, Giám đốc Bệnh viện 19/8 - Hoàng Thanh Tuyền cho rằng, tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, gia tăng tình trạng béo phì, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình và áp lực cuộc sống ngày càng cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Vì vậy, việc tầm soát sớm bệnh lý tim mạch trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
Thực tế, những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm vẫn đang có tỷ lệ cao và ngày càng tăng ở nhiều quốc gia và nhiều khu vực trong vùng. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, hầu hết bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và điều trị được một cách hiệu quả.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa thông qua vận động thể thao và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm quá nhiều cholesterol, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ và đạm thực vật, đặc biệt là đạm đậu nành.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, bệnh tim mạch đã và đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm, bệnh lý tim mạch cướp đi 18,6 triệu sinh mạng, chiếm tới 44% tổng số tử vong do các bệnh không lây nhiễm và tương ứng với tỷ lệ 31% tổng tử vong toàn cầu.
Tiết lộ món ăn có thể giúp nam giới đẩy lùi gan nhiễm mỡ Các nhà nghiên cứu Ý đã chỉ ra một giải pháp thú vị cho quý ông bị gan nhiễm mỡ nhưng không thích ăn cá hay đậu. Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Tiêu hóa quốc gia Saverio de Bellis, Đại học Palermo và Bệnh viện Đại học Policlinico (Ý) phát hiện việc tiêu thụ đúng loại thịt có thể hỗ trợ...