5 chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp
Để có sức khỏe tuyến giáp tốt nhất chúng nên bổ sung 5 chất dinh dưỡng như iốt, kẽm, selen, tyrosin, sắt vào chế độ ăn uống của mình.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất, mức năng lượng và sức khỏe tổng thể.
Iốt, kẽm, selen, tyrosin, sắt là 5 chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp, do đó bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Ảnh: iStock.
Việc hiểu cách nuôi dưỡng và hỗ trợ tuyến giáp là điều cần thiết để duy trì chức năng tuyến giáp tối ưu. Dưới đây là 5 chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp
Iốt
Iốt có lẽ là chất dinh dưỡng thiết yếu nổi tiếng nhất cho sức khỏe tuyến giáp. Đây là thành phần chính của hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.
Tình trạng thiếu iốt từng rất phổ biến nhưng đã giảm đáng kể nhờ sử dụng muối iốt. Tuy nhiên, việc bổ sung các nguồn iốt tự nhiên như hải sản, sữa và trứng vào chế độ ăn uống của bạn để đảm bảo sức khỏe tuyến giáp của bạn tốt nhất.
Selen
Một chất dinh dưỡng quan trọng khác là selen, giúp chuyển đổi T4, dạng không hoạt động của hormone tuyến giáp, thành T3, dạng hoạt động. Selen cũng bảo vệ tuyến giáp khỏi stress oxy hóa.
Thực phẩm giàu selen như các loại hạt, cá và gia cầm, nên được tiêu thụ thường xuyên.
Kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng khác đối với sức khỏe tuyến giáp. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp, biểu hiện là quá trình trao đổi chất chậm lại và các triệu chứng liên quan khác.
Video đang HOT
Sắt
Sắt rất cần thiết cho quá trình sản xuất và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Thiếu sắt dẫn đến các tình trạng như thiếu má.u. Ăn thực phẩm giàu sắt rất quan trọng để duy trì sức khỏe tuyến giáp.
Tyrosin
Tyrosine, một loại axit amin, kết hợp với iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Tyrosine có trong các loại thực phẩm giàu protein như sữa, thịt và đậu nành, khiến việc bổ sung đủ protein trở nên cần thiết đối với những người muốn hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Thực hành chế độ ăn uống và lối sống cho tuyến giáp khỏe mạnh
Chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng của sức khỏe tuyến giáp. Cung cấp nhiều loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp, chẳng hạn như đậu lăng, rau và hải sản.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý đến một số loại thực phẩm có thể gây trở ngại cho chức năng tuyến giáp. Goitrogens, có trong các loại rau họ cải như súp lơ và bắp cải, và tiêu thụ quá nhiều đậu nành, có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp khi tiêu thụ với số lượng lớn.
Hoạt động thể chất thường xuyên là một là một cách tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Quản lý căng thẳng là rất quan trọng để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh. Các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò trong sức khỏe tuyến giáp.
Cách theo dõi sức khỏe tuyến giáp
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết. Xét nghiệm má.u để đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và T4 có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về tuyến giáp.
Ngoài ra, việc theo dõi các triệu chứng như tăng cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng hoặc nhạy cảm với nhiệt độ có thể cung cấp các chỉ số sớm về rối loạn chức năng tuyến giáp.
Tóc bạc sớm do thiếu chất gì?
Tóc bạc sớm là tình trạng nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạc sớm là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.
1. Thiếu vitamin B12 có thể khiến tóc bạc sớm
Theo ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Hảo, Ủy viên Ban chấp hành Hội Da liễu Việt Nam, vitamin B12 là một trong những vi chất quan trọng để duy trì mái tóc khỏe đẹp.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến suy giảm sản xuất hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cung cấp cho các nang tóc.
Ngoài ra, thiếu hụt vi chất này cũng làm giảm khả năng sản xuất melanin. Thiếu hụt melanin sẽ khiến tóc bạc sớm. Càng ít melanin, lượng tóc bạc càng nhiều.
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm bao gồm thịt, cá, trứng, và sản phẩm từ sữa... Những người ăn chay có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12, nên tăng cường các thực phẩm như đậu gà, củ dền, cải bó xôi, nấm hương... để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tóc bạc sớm khiến chúng ta trông già hơn tuổ.i.
2. Vitamin D
Vitamin D không chỉ quan trọng đối với sức khỏe xương mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì của tóc. Vitamin D kích thích các tế bào tóc mới phát triển và giữ cho các nang tóc ở trạng thái tốt nhất. Thiếu vitamin D dẫn đến tình trạng tóc yếu, dễ gãy rụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu vi chất này cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin, góp phần khiến cho tóc bị bạc sớm.
Nguồn vitamin D tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, cá béo, lòng đỏ trứng, các sản phẩm tăng cường vitamin D như sữa và ngũ cốc...
3. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do gây hại. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các tế bào tóc mà còn giúp cải thiện lưu thông má.u đến da đầu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh.
Thiếu vitamin E có thể làm giảm khả năng bảo vệ tóc khỏi tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất melanin, dẫn đến tóc bạc sớm.
Các nguồn thực phẩm chứa vitamin E bao gồm hạt, dầu thực vật, rau xanh, quả bơ. Bổ sung vitamin E qua chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe tóc.
4. Kẽm
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng sản xuất melanin trong tóc, dẫn đến tóc bạc sớm.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hạt bí ngô, hạt điều, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Kẽm cũng có thể được bổ sung qua viên uống nếu cần thiết.
Để có một mái tóc khỏe mạnh, bạn cần thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
5. Đồng
Đồng là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất melanin. Thiếu đồng có thể dẫn đến giảm lượng melanin, làm cho tóc bạc sớm. Đồng còn hỗ trợ sự hình thành collagen, một protein cần thiết cho sức khỏe của da đầu và nang tóc.
Nguồn thực phẩm giàu đồng bao gồm hải sản, các loại hạt, quả khô, các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoăn...
6. Sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến các tế bào. Thiếu sắt có khả năng dẫn đến tình trạng tóc rụng và làm giảm chất lượng tóc. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tóc bạc sớm nhưng thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tóc bạc nếu kết hợp với các yếu tố khác.
Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt đỏ, gan, đậu và các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi...
Ngoài việc tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống, để ngăn ngừa tóc bạc sớm, bạn cần lưu ý:
- Quản lý căng thẳng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chịu đựng áp lực và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Sau mỗi ngày bận rộn, hãy thực hành các kỹ thuật thiền, yoga, hoặc tập thể dục để giải tỏa căng thẳng.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Tránh sử dụng thường xuyên các loại hóa chất gây hại cho tóc như thuố.c nhuộm và sản phẩm tạo kiểu chứa nhiều hóa chất. Khi nhuộm tóc, bạn nên lựa chọn các loại thuố.c nhuộm ít gây tổn thương và dị ứng cho da đầu.
- Điều chỉnh lối sống: Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm. Cần tránh những thói quen gây hại bao gồm thức khuya, hút thuố.c l.á, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn...
Điều gì xảy ra khi ăn khoai lang vào buổi sáng trong thời gian dài? Khoai lang chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho đường ruột, hệ miễn dịch nhưng có 3 nhóm người cần hạn chế ăn. Giá trị dinh dưỡng Theo Healthline, trong 200g khoai lang có 180 calo, 41g carb, 4g protein, 0,3g chất béo, 6,6g chất xơ. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B1,...