Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Viêm túi mật cấp là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi túi mật bị nhiễm khuẩn, ống dẫn mật bị tắc nghẽn.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm túi mật
Nguyên nhân chính gây viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Khi sỏi mật bị kẹt lại ở cổ túi mật thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây viêm túi mật cấp. Viêm túi mật cấp tính là một biến chứng hiếm gặp của sỏi mật. Nhiều đợt viêm cấp tính như thế, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây viêm túi mật như: chấn thương vùng bụng, nhiễm giun, u đường mật. Người bị tiểu đường, béo phì, mỡ máu, phụ nữ mang thai… cũng có nguy cơ cao mắc viêm túi mật.
Biểu hiện của viêm túi mật
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm túi mật cấp thường gặp gồm: Đau tức hạ sườn phải ở giai đoạn khởi đầu, có thể có sốt nhẹ, vàng da nếu có kèm theo viêm đường mật (còn gọi là tam chứng Charcot).
Một số người có biểu hiện vàng mắt, buồn nôn, nôn, sốt, đầy hơi, phân lỏng và có màu nhạt.
Viêm túi mật cấp là tình trạng bệnh lý nguy hiểm.
Hệ lụy của viêm túi mật
Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phù nề, chèn ép gây tắc mật và làm túi mật căng to hơn kích thước bình thường, mang lại cảm giác đau đớn. Không những thế dịch mật tích tụ lâu trong túi mật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo ra các nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu để tình trạng viêm mủ túi mật diễn ra và không điều trị triệt để sẽ gây ra tình trạng hoại tử mô túi mật. Vấn đề này sẽ có thể làm vỡ túi mật. Khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong. Ung thư túi mật là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm túi mật.
Để chẩn đoán viêm túi mật thì khi xét nghiệm máu số lượng bạch cầu thường tăng. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường biến đổi và không đặc hiệu, bởi vậy cần đến các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán xác định.
Video đang HOT
Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá túi mật cũng như đường mật trong và ngoài gan. Tùy vào từng ca bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm hoặc chụp CT-Scanner để xác định kích thước bất thường, khả năng di động của túi mật. Xét nghiệm chức năng gan để xác định được khả năng hoạt động của gan đang trong tình trạng thế nào.
Ai dễ bị viêm túi mật?
Nguyên nhân gây viêm túi mật phổ biến thường do sỏi chặn đường ống dẫn mật đến ruột non, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất, bởi nhiều trường hợp dấu hiệu viêm túi mật rõ nét hơn, nặng hơn khi bạn ăn nhiều chất béo. Vì vậy, những đối tượng sau dễ bị viêm túi mật: Người thừa cân, người ăn nhiều dầu mỡ, người bị đái tháo đường, thai phụ, người mắc bệnh Crohn…
Ngoài ra, người mắc suy thận giai đoạn cuối, người mắc bệnh tim, tăng lipid máu, người có bệnh hồng cầu hình liềm, phụ nữ trên 50 tuổi, đàn ông hơn 60 tuổi… cũng dễ mắc viêm túi mật hơn.
Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.
Lời khuyên thầy thuốc
Viêm túi mật là vấn đề hay gặp, bệnh viêm túi mật được điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, bồi phụ nước điện giải, thuốc giãn cơ trơn. Hiện nay, điều trị nội khoa chỉ để bổ trợ, hồi sức trước cho điều trị ngoại khoa trong điều trị viêm túi mật.
Trường hợp bệnh nhân già yếu không thể chịu đựng được cuộc mổ dẫn lưu túi mật thì phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị cơ bản trong viêm túi mật.
Cắt túi mật nội soi là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các trường hợp viêm túi mật. Chống chỉ định đối với bệnh nhân có nguy cơ cao khi gây mê toàn thân, rối loạn đông máu, có sẹo mổ cũ ở thành bụng, túi mật đã thủng gây viêm phúc mạc mật, áp xe túi mật có thể gây ra các tai biến, biến chứng như chảy máu, tổn thương đường mật chính, rơi sỏi vào bụng, rò mật sau mổ. Bên cạnh đó, phẫu thuật mổ mở cắt túi mật kinh điển ngày càng ít được áp dụng.
Để phòng viêm túi mật cần duy trì cân nặng hợp lý, vì thừa cân, béo phì sẽ dễ tăng nguy cơ mắc sỏi mật, cần tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu thừa cân phải giảm cân từ từ, tránh vội vàng giảm nhanh chóng, vì có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật
Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, nên tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo, tăng cường thực đơn nhiều rau, ngũ cốc và trái cây… sẽ giúp ngăn ngừa viêm túi mật.
Bị bệnh sởi bao lâu thì khỏi?
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Người chưa bị sởi lần nào hay chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công.
Nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.
Triệu chứng của bệnh sởi
Virus sởi thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thông qua các đường mũi, họng và cả đường mắt. Loại virus này sẽ được nhân lên ở hệ bạch huyết nơi xâm nhập và tại tế bào đường hô hấp trên, sau đó đi qua máu và phát bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày, trung bình 10 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Thông thường bệnh sởi sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 8 - 11 ngày.
Nếu mắc sởi khi nào thì khỏi?
Thông thường bệnh sởi sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 8 - 11 ngày và khỏi bệnh chỉ sau tối thiểu 6 ngày khởi phát bệnh.
Tuy vậy, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Ở thể thông thường, cơ thể bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu cơ bản: Sốt, nổi hạch, phát ban ngoài da và niêm mạc. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ sốt nhẹ khoảng trên 37 độ và kèm phát ban. Một số bệnh nhân bị phát ban dạng nốt xuất huyết thì thường có ở niêm mạc vòm miệng, niêm mạc mắt hay niêm mạc mũi.
Ở thể biến chứng: Thường thể này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.
Biến chứng viêm đa khớp thường xảy ra vào ngày thứ 2 vì thế rất dễ nhầm với đợt thấp khớp dạng thấp nhưng chúng tự khỏi sau từ 15 - 30 ngày và không để lại di chứng.
Biến chứng tử ban: Dấu hiệu cơ bản là cơ thể xuất hiện các nốt xuất huyết ở dưới da rồi để lại các vết thâm do hạ tiểu cầu. Thường trường hợp biến chứng này không dễ gặp. Bệnh sẽ tự khỏi sau từ 2 - 4 tuần.
Biến chứng viêm não: Biến chứng này cũng rất hiếm gặp, bệnh sởi biến chứng viêm não thường xảy ra từ 2 - 4 ngày sau khi cơ thể nổi ban.
Biến chứng viêm phổi: Biến chứng hay gặp với các bệnh nhân mắc bệnh sởi, trẻ xuất hiện những triệu chứng ho, khò khè, khó thở, suy hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tình trạng người bệnh rất nặng nề.
Biến chứng viêm kết mạc mắt: Bệnh nhân mắc sởi sẽ có triệu chứng phát ban toàn thân, kết mạc mắt đỏ, biến chứng viêm kết mạc là 1 trong những biến chứng nguy hiểm, có khả năng gây hỏng giác mạc, kết mạc của bệnh nhân, làm giảm thị lực hoặc thậm chí gây mù lòa.
Lời khuyên phòng chống sởi
Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
Chủ động thực hiện tiêm chủng vaccine, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi.
Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương.
Đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vaccine sởi cần được tiêm vaccine tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.
Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.
Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
Cần nghỉ làm, nghỉ học khi mắc bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.
Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị áp xe não Áp xe não là sự tích tụ mủ trong nhu mô não, gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, lú lẫn, nôn mửa, co giật, cổ cứng, thay đổi thị lực... Không có phương pháp đơn thuần nào điều trị tốt nhất cho áp xe não. Điều trị áp xe não bao gồm phẫu thuật (chọc hút ổ áp...